Tháng 5 âm lịch là tháng Cửu Độc, có tận 9 ngày xấu, người xưa rất sợ: Đó là ngày nào?

H
Mimosa
Phản hồi: 2

Mimosa

Thành viên nổi tiếng
Người xưa gọi tháng 5 âm lịch là tháng Cửu Độc, có 9 ngày cực xấu và nhiều điều phải kiêng kỵ trong tháng để bảo vệ nguyên khí của con người.

Theo quan niệm dân gian từ xa xưa, tháng 5 âm lịch được gọi là tháng Cửu Độc. Nguyên nhân là do người ta cho rằng trong tháng có 9 ngày xấu khiến nguyên khí của con người bị hao tổn. Trong những ngày này, con người cần tránh làm một số việc để bảo vệ sức khỏe, tránh hậu họa.

Quan niệm về tháng Cửu Độc và 9 ngày xấu trong tháng 5 âm lịch

Người xưa cho rằng tháng 5 âm lịch là tháng Cửu Độc với 9 ngày độc (cửu là 9). Các ngày độc đó bao gồm: 5, 6, 7, 15, 16, 17, 25, 26, 27 âm lịch. Theo quan niệm dân gian, đây là thời điểm “Thiên địa giao thái cửu độc nhật” tức là tất cả các loại độc trong trời đất đều tụ lại.

Ngoài ra, trong tháng 5 âm lịch, ngày 14 cũng được coi là ngày xấu.

Dân gian cho rằng trong những ngày này, con người cần kiêng kỵ một số điều như tránh sát sinh, h.ành lạc, phải sống khiêm nhường, đoan trang để tránh làm tổn hại đến nguyên khí của bản thân.

Các cấp độ "độc" trong 9 ngày xấu của tháng 5 âm lịch được phân chia như sau:

- Sơ độc nhật gồm: mùng 5/5 âm, tức Tết Đoan Ngọ; mùng 6/5 âm; mùng 7/5 âm.

- Trung độc nhật gồm: 15/5 âm; 16/5 âm; 17/5 âm

- Mạt độc nhật gồm: 25/5 âm; 26/5 âm; 27/5 âm

Riêng ngày 14/5 âm được gọi là Thiên địa giao thái nhật, tính từ giờ Tý ngày 14/5 âm lịch, là lúc Tứ thiên vương tuần hành.

Xét về khí tiết, tháng 5 âm lịch được coi là thời điểm dương khí cực vượng. Do đó, người xưa còn gọi đây là Thiên địa giao thái. Người xưa cho rằng trong vũ trụ có hai nguồn khí là âm và dương. Hai thứ này hòa trộn với nhau và không thể phân biệt. Trong khi đó, người do âm và dương hợp lại, mang linh khí của vạn vật.

Khi âm - dương trong vũ trụ thay đổi, con người sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp, chịu các phản ứng khác nhau, bao gồm cả tiêu cực và tích cực.

Theo các sách cổ về Đông y, tháng 5 âm lịch diễn ra từ tiết Mang Chủng. Lúc này, dương khí trong cơ thể dễ bị phát tán ra ngoài. Điều đó sẽ khiến con người bị suy kiệt, các cơ quan nội tạng suy yếu, dễ bị nhiễm lạnh, bị tà khí xâm nhập. Ngoài ra, thời gian này cũng là lúc sâu bệnh sinh sôi, phát tán nhanh, ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe của người.

Trong các ngày "độc", mặt trời, mặt trăng và trái đất có sự dịch chuyển khác thường. Sự thay đổi này khiến tâm sinh lý của con người bị ảnh hưởng.

1748449279672.png


Một số kiêng kỵ trong tháng 5 âm lịch - tháng Cửu Độc

Theo quan niệm dân gian, tháng 5 âm lịch là tháng Cửu Độc, con người cần kiêng kỵ một số điều để bảo vệ nguyên khí của bản thân.

Tháng 5 âm lịch cũng là thời điểm các đồ dùng trong nhà, đặc biệt là đồ gỗ, sợi, vải vóc dễ bị ẩm mốc.

Trong tháng này, nên tiết chế lục dục, ăn uống thanh đạm, tĩnh dưỡng, giữ tâm thế an yên. Tốt nhất nên hạn chế ăn đồ chua. Có thể ăn đồ có vị đắng để bổ gan thận.

Trong tháng 5 âm lịch, người xưa cho rằng trời sinh ra đủ loại kịch độc, trong đó có cóc độc, rắn độc, bọ cạp độc, thằn lằn độc. Để tránh những loài sinh vật này quấy rầy, con người cần dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, có thể dùng lá ngải để xông nhà.

Ngoài ra, trong tháng này, người ta sẽ kiêng cạo trọc, cắt trụi tóc của trẻ sơ sinh vì Tín Môn (tức thóp) của trẻ chưa được phong bế hoàn toàn, phải có tóc để bảo vệ.

Vào buổi trưa, nên ngủ một lúc để tăng cường sức khỏe. Buổi tối không nên ngủ ngoài trời, không nằm trên đất, đá... để tránh bị nhiễm lạnh. Tốt nhất là ngủ trong nhà, nằm trên giường để tránh khí lạnh, tà khí từ bên ngoài xâm nhập vào cơ thể.

* Thông tin mang tính chất tham khảo, chiêm nghiệm.

Nguồn: thoibaovhnt,com.vn
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Back
Top