Thành lập Bộ Nội vụ và Lao động, không còn Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

D
Phuong Chi
Phản hồi: 0

Phuong Chi

Thành viên nổi tiếng
Theo bài viết đăng trên báo VietNamNet, trao đổi với VietNamNet về phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết theo định hướng của Ban Chỉ đạo Trung ương, tổ chức bộ máy của Chính phủ sau khi sắp xếp dự kiến được tinh gọn từ 30 đầu mối xuống còn 21 đầu mối.

1733296060640.png


Dự kiến tổ chức bộ máy của Chính phủ gồm 13 bộ, 4 cơ quan ngang bộ và 4 cơ quan thuộc Chính phủ; giảm 5 bộ, 4 cơ quan thuộc Chính phủ đúng như định hướng của Trung ương.

Trong đó, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội sẽ dừng hoạt động, hợp nhất Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Nội vụ thành Bộ Nội vụ và Lao động và chuyển chức năng quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp sang Bộ Giáo dục và Đào tạo, chuyển chức năng quản lý nhà nước về bảo trợ xã hội, trẻ em, phòng, chống tệ nạn xã hội sang Bộ Y tế.

Bộ Y tế tiếp nhận một số nhiệm vụ của Ban Bảo vệ chăm sóc sức khỏe Trung ương; đồng thời, dự kiến tiếp nhận quản lý nhà nước về: bảo trợ xã hội; trẻ em; phòng, chống tệ nạn xã hội từ Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chuyển sang.

Ủy ban Dân tộc sẽ tiếp nhận Ban Tôn giáo Chính phủ từ Bộ Nội vụ và tiếp nhận chức năng, nhiệm vụ về giảm nghèo từ Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

Ngoài ra, Chính phủ cũng đưa ra phương án sắp xếp đối với các cơ quan thuộc Chính phủ và các cơ quan khác.

Cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội

Theo Điều 3 Nghị định 62/2022/NĐ-CP thì cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội như sau:

(1) Vụ Bảo hiểm xã hội.

(2) Vụ Bình đẳng giới.

(3) Vụ Pháp chế.

(4) Vụ Hợp tác quốc tế.

(5) Vụ Tổ chức cán bộ.

(6) Vụ Kế hoạch - Tài chính.

(7) Văn phòng.

(8) Thanh tra.

(9) Cục Quan hệ lao động và Tiền lương.

(10) Cục Việc làm.

(11) Cục Quản lý lao động ngoài nước.

(12) Cục An toàn lao động.

(13) Cục Người có công.

(14) Cục Bảo trợ xã hội.

(15) Cục Trẻ em.

(16) Cục Phòng, chống tệ nạn xã hội.

(17) Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp.

(18) Viện Khoa học Lao động và Xã hội.

(19) Trung tâm Công nghệ Thông tin.

(20) Báo Dân trí.

(21) Tạp chí Lao động và Xã hội.

Các đơn vị quy định từ (1) đến (17) là các đơn vị hành chính giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước, các đơn vị quy định từ (18) đến (21) là các đơn vị sự nghiệp phục vụ chức năng quản lý nhà nước của bộ.

Vụ Kế hoạch - Tài chính có 03 phòng.

Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp.

Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các Vụ, Văn phòng, Thanh tra, Cục, đơn vị sự nghiệp công lập và các đơn vị khác thuộc bộ theo quy định của pháp luật.

Nhiệm vụ và quyền hạn về lĩnh vực an toàn, vệ sinh lao động của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội

Nhiệm vụ và quyền hạn về lĩnh vực an toàn, vệ sinh lao động của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội theo khoản 11 Điều 2 Nghị định 62/2022/NĐ-CP như sau:

- Hướng dẫn và tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động; chế độ làm việc, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi; chương trình quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động; lập hồ sơ quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động;

- Quy định việc bồi thường, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; bồi dưỡng bằng hiện vật cho người lao động làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại;

- Ban hành danh mục các loại máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động trên cơ sở đề nghị của các bộ liên quan theo quy định của pháp luật; chủ trì thực hiện công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và hoạt động kiểm định các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động;

- Chủ trì ban hành danh mục công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động; danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm. Quy định tiêu chuẩn phân loại lao động theo điều kiện lao động; chế độ trang cấp phương tiện bảo vệ cá nhân trong lao động;

- Xây dựng các tiêu chuẩn quốc gia; ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động thuộc thẩm quyền quản lý;

- Ban hành quy trình kiểm định máy, thiết bị, vật tư và quản lý chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động thuộc phạm vi quản lý;

- Quy định, hướng dẫn việc kiểm tra chất lượng các sản phẩm, hàng hóa đặc thù về an toàn lao động theo quy định của pháp luật;

- Điều tra tai nạn lao động; tổ chức thực hiện và hướng dẫn thực hiện việc thu thập, lưu trữ, tổng hợp, cung cấp, công bố, đánh giá về tình hình tai nạn lao động, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng;

- Hướng dẫn, tổ chức triển khai Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động.

Nguồn: vietnamnet, thư viện pháp luật
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Back
Top