Ánh Bình Minh
Thành viên nổi tiếng
Hiện, Tập đoàn Xây dựng Thái Bình Dương đang vận hành khoảng 3.000 khu công nghiệp và dự án đô thị trên khắp Trung Quốc.
Mới đây, Tập đoàn Xây dựng Thái Bình Dương của Trung Quốc là một trong sáu doanh nghiệp thuộc liên danh trúng gói thầu 09/TP2-EPC Thiết kế, cung cấp vật tư, thiết bị và xây lắp công trình - EPC (bao gồm khảo sát, BIM) thuộc Dự án thành phần 2: Đầu tư xây dựng cầu Tứ Liên và đường dẫn hai đầu cầu (từ nút giao với đường Nghi Tàm đến nút giao với đường Trường Sa).
Cụ thể, liên danh 6 doanh nghiệp gồm Tập đoàn Xây dựng Thái Bình Dương (Trung Quốc), Viện Thiết kế Cầu Lớn Trung Quốc thuộc Tập đoàn Đường sắt Trung Quốc; Công ty CP Phát triển và Đầu tư xây dựng Vincons – công ty thành viên của Tập đoàn Vingroup (VIC), cùng Công ty CP Đầu tư và Xây dựng Giao thông Phương Thành, Công ty TNHH Thương mại và Xây dựng Trung Chính và Công ty CP Tư vấn Xây dựng và Thương mại Hưng Phú.
Về Tập đoàn Xây dựng Thái Bình Dương (China Pacific Construction Group), đây là doanh nghiệp được ông Nghiêm Giới Hoà thành lập năm 1995, tập trung cốt lõi vào các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng và xây dựng.
Tập đoàn được Trung Quốc cấp giấy chứng nhận cấp 1 trong các lĩnh vực như xây dựng đường cao tốc, khu đô thị, công trình thủy lợi và kiến trúc.
Tập đoàn Xây dựng Thái Bình Dương là doanh nghiệp xếp thứ 96 trong số 500 doanh nghiệp lớn nhất toàn cầu, thứ 19 trong số 500 doanh nghiệp lớn nhất Trung Quốc. Đây là doanh nghiệp tư nhân thứ 2 của Trung Quốc nằm trong 500 tập đoàn lớn nhất thế giới.
Hiện, Tập đoàn Xây dựng Thái Bình Dương đang vận hành khoảng 3.000 khu công nghiệp và dự án đô thị trên khắp Trung Quốc. Tính đến năm 2023, Tập đoàn đạt doanh thu gần 80 tỷ USD.
Trong những năm gần đây, Tập đoàn tích cực mở rộng thị trường quốc tế, đặc biệt tại các quốc gia thuộc ASEAN, Trung Á và Đông Âu, với các dự án lớn như tàu điện ngầm, đường sắt cao tốc tại Ukraine, Iran và Malaysia.
Hiện Tập đoàn xây dựng Thái Bình Dương có hơn 500 công ty cổ phần và có hơn 100 công ty đầu tư đối ngoại trên khắp thế giới.
Tại Việt Nam, từ năm 2024 đến nay, Tập đoàn Xây dựng Thái Bình Dương đang tích cực mở rộng hoạt động thông qua việc ký kết biên bản ghi nhớ, đề xuất và nghiên cứu đầu tư vào nhiều dự án hạ tầng trọng điểm trên khắp các tỉnh, thành phố.
Cụ thể, hồi đầu tháng 1/2024, Tập đoàn này đã ký kết bản ghi nhớ với lãnh đạo UBND thành phố Hà Nội, Sở Giao thông Vận tải Hà Nội và Tổng CTCP Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (Vinaconex) để hợp tác nghiên cứu đầu tư xây dựng cầu Tứ Liên và đường dẫn từ cầu Tứ Liên đến cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên, cùng với tuyến đường sắt đô thị số 5 (Văn Cao - Ngọc Khánh - Láng - Hòa Lạc). Tổng mức đầu tư dự kiến của 2 dự án này là khoảng 85.000 tỷ đồng.
Vào tháng 12/2024, lãnh đạo Tập đoàn này đã làm việc với lãnh đạo TP Hải Phòng để tìm hiểu cơ hội đầu tư vào các lĩnh vực hạ tầng và khu công nghiệp .
Đầu tháng 1/2025, tại buổi làm việc với tỉnh Quảng Ninh, Tập đoàn Xây dựng Thái Bình Dương đã đề nghị nghiên cứu, đầu tư Dự án hầm Cửa Lục; Dự án đầu tư xây dựng Khu đô thị tại khu vực phía bắc vịnh Cửa Lục; và Dự án xây dựng tuyến đường sắt đô thị (monorail) liên kết Hòn Gai - Bãi Cháy - Bắc vịnh Cửa Lục...
Tháng 3/2025, Tập đoàn làm việc với UBND tỉnh Yên Bái để tìm hiểu cơ hội đầu tư vào các dự án như đường kết nối huyện Đoan Hùng (Phú Thọ), huyện Yên Sơn (Tuyên Quang) với huyện Yên Bình, thành phố Yên Bái; cầu Báo Đáp (Trấn Yên - Văn Yên); khu đô thị Yên Ninh (TP Yên Bái); và khu công nghiệp Y Can (Trấn Yên).
Cũng trong tháng 3, Tập đoàn làm việc với UBND tỉnh Lào Cai để bày tỏ mong muốn tham gia các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng như giao thông, xây dựng cửa khẩu thông minh, trung tâm logistics, và khu hợp tác kinh tế xuyên biên giới.
Ngày 18/3/2025, Tập đoàn làm việc với UBND tỉnh Lạng Sơn để tìm hiểu cơ hội đầu tư vào các dự án hạ tầng giao thông, logistics, và khu công nghiệp.
Tại buổi làm việc với tỉnh Bắc Ninh, tập đoàn xây dựng Thái Bình Dương thông tin dự kiến sẽ đặt trụ sở tại Bắc Ninh.
Mới đây nhất, hôm 21/5, Tập đoàn này mong muốn được tìm hiểu, xúc tiến đầu tư vào một số dự án hạ tầng trọng điểm tại TP.HCM, khẳng định cam kết đảm bảo chất lượng tốt nhất, giá thành hợp lý và tiến độ tối ưu.
Mới đây, Tập đoàn Xây dựng Thái Bình Dương của Trung Quốc là một trong sáu doanh nghiệp thuộc liên danh trúng gói thầu 09/TP2-EPC Thiết kế, cung cấp vật tư, thiết bị và xây lắp công trình - EPC (bao gồm khảo sát, BIM) thuộc Dự án thành phần 2: Đầu tư xây dựng cầu Tứ Liên và đường dẫn hai đầu cầu (từ nút giao với đường Nghi Tàm đến nút giao với đường Trường Sa).
Cụ thể, liên danh 6 doanh nghiệp gồm Tập đoàn Xây dựng Thái Bình Dương (Trung Quốc), Viện Thiết kế Cầu Lớn Trung Quốc thuộc Tập đoàn Đường sắt Trung Quốc; Công ty CP Phát triển và Đầu tư xây dựng Vincons – công ty thành viên của Tập đoàn Vingroup (VIC), cùng Công ty CP Đầu tư và Xây dựng Giao thông Phương Thành, Công ty TNHH Thương mại và Xây dựng Trung Chính và Công ty CP Tư vấn Xây dựng và Thương mại Hưng Phú.
"Profile khủng" về Tập đoàn xây dựng hàng đầu của Trung Quốc
Về Tập đoàn Xây dựng Thái Bình Dương (China Pacific Construction Group), đây là doanh nghiệp được ông Nghiêm Giới Hoà thành lập năm 1995, tập trung cốt lõi vào các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng và xây dựng.

Ông Nghiêm Giới Hòa, nhà sáng lập Tập đoàn Xây dựng Thái Bình Dương (Trung Quốc) tại buổi làm việc với lãnh đạo TP.HCM. (Ảnh: SGGP)
Tập đoàn được Trung Quốc cấp giấy chứng nhận cấp 1 trong các lĩnh vực như xây dựng đường cao tốc, khu đô thị, công trình thủy lợi và kiến trúc.
Tập đoàn Xây dựng Thái Bình Dương là doanh nghiệp xếp thứ 96 trong số 500 doanh nghiệp lớn nhất toàn cầu, thứ 19 trong số 500 doanh nghiệp lớn nhất Trung Quốc. Đây là doanh nghiệp tư nhân thứ 2 của Trung Quốc nằm trong 500 tập đoàn lớn nhất thế giới.
Hiện, Tập đoàn Xây dựng Thái Bình Dương đang vận hành khoảng 3.000 khu công nghiệp và dự án đô thị trên khắp Trung Quốc. Tính đến năm 2023, Tập đoàn đạt doanh thu gần 80 tỷ USD.
Trong những năm gần đây, Tập đoàn tích cực mở rộng thị trường quốc tế, đặc biệt tại các quốc gia thuộc ASEAN, Trung Á và Đông Âu, với các dự án lớn như tàu điện ngầm, đường sắt cao tốc tại Ukraine, Iran và Malaysia.
Hiện Tập đoàn xây dựng Thái Bình Dương có hơn 500 công ty cổ phần và có hơn 100 công ty đầu tư đối ngoại trên khắp thế giới.
Tại Việt Nam, từ năm 2024 đến nay, Tập đoàn Xây dựng Thái Bình Dương đang tích cực mở rộng hoạt động thông qua việc ký kết biên bản ghi nhớ, đề xuất và nghiên cứu đầu tư vào nhiều dự án hạ tầng trọng điểm trên khắp các tỉnh, thành phố.
Cụ thể, hồi đầu tháng 1/2024, Tập đoàn này đã ký kết bản ghi nhớ với lãnh đạo UBND thành phố Hà Nội, Sở Giao thông Vận tải Hà Nội và Tổng CTCP Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (Vinaconex) để hợp tác nghiên cứu đầu tư xây dựng cầu Tứ Liên và đường dẫn từ cầu Tứ Liên đến cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên, cùng với tuyến đường sắt đô thị số 5 (Văn Cao - Ngọc Khánh - Láng - Hòa Lạc). Tổng mức đầu tư dự kiến của 2 dự án này là khoảng 85.000 tỷ đồng.

Lễ ký kết bản ghi nhớ hợp tác nghiên cứu đầu tư xây dựng một số dự án trọng điểm trên địa bàn Thành phố Hà Nội với sự tham gia của Tập đoàn Xây dựng Thái Bình Dương. (Ảnh: UBND TP Hà nội)
Vào tháng 12/2024, lãnh đạo Tập đoàn này đã làm việc với lãnh đạo TP Hải Phòng để tìm hiểu cơ hội đầu tư vào các lĩnh vực hạ tầng và khu công nghiệp .
Đầu tháng 1/2025, tại buổi làm việc với tỉnh Quảng Ninh, Tập đoàn Xây dựng Thái Bình Dương đã đề nghị nghiên cứu, đầu tư Dự án hầm Cửa Lục; Dự án đầu tư xây dựng Khu đô thị tại khu vực phía bắc vịnh Cửa Lục; và Dự án xây dựng tuyến đường sắt đô thị (monorail) liên kết Hòn Gai - Bãi Cháy - Bắc vịnh Cửa Lục...
Tháng 3/2025, Tập đoàn làm việc với UBND tỉnh Yên Bái để tìm hiểu cơ hội đầu tư vào các dự án như đường kết nối huyện Đoan Hùng (Phú Thọ), huyện Yên Sơn (Tuyên Quang) với huyện Yên Bình, thành phố Yên Bái; cầu Báo Đáp (Trấn Yên - Văn Yên); khu đô thị Yên Ninh (TP Yên Bái); và khu công nghiệp Y Can (Trấn Yên).
Cũng trong tháng 3, Tập đoàn làm việc với UBND tỉnh Lào Cai để bày tỏ mong muốn tham gia các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng như giao thông, xây dựng cửa khẩu thông minh, trung tâm logistics, và khu hợp tác kinh tế xuyên biên giới.
Ngày 18/3/2025, Tập đoàn làm việc với UBND tỉnh Lạng Sơn để tìm hiểu cơ hội đầu tư vào các dự án hạ tầng giao thông, logistics, và khu công nghiệp.
Tại buổi làm việc với tỉnh Bắc Ninh, tập đoàn xây dựng Thái Bình Dương thông tin dự kiến sẽ đặt trụ sở tại Bắc Ninh.
Mới đây nhất, hôm 21/5, Tập đoàn này mong muốn được tìm hiểu, xúc tiến đầu tư vào một số dự án hạ tầng trọng điểm tại TP.HCM, khẳng định cam kết đảm bảo chất lượng tốt nhất, giá thành hợp lý và tiến độ tối ưu.
Theo Phương Hoàng/An ninh tiền tệ