Ánh Bình Minh
Thành viên nổi tiếng
Sáng 7/1, Thủ tướng chủ trì phiên họp chuyên đề pháp luật, thảo luận dự thảo nghị quyết của Quốc hội về thành lập một số bộ của Chính phủ khóa 15.
Chính phủ cũng thảo luận về 6 dự án khác, trong đó có dự thảo nghị quyết của Quốc hội về cơ cấu số lượng thành viên Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa 16; dự thảo Luật Tổ chức Chính phủ sửa đổi; Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi; dự thảo Nghị quyết của Quốc hội giải quyết các vấn đề phát sinh trong các quy định của pháp luật liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy. Các dự án luật này sẽ trình Quốc hội tại kỳ họp tháng 2.
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh thể chế là động lực cho phát triển "nhưng thể chế hiện nay cũng là điểm nghẽn của điểm nghẽn". Tinh thần là "chính sách thông thoáng, hạ tầng thông suốt, quản lý thông minh" để khơi thông mọi nguồn lực của xã hội cho đầu tư phát triển, đưa đất nước vươn mình trong kỷ nguyên mới phát triển giàu mạnh, văn minh và thịnh vượng.
Thủ tướng nêu rõ 7 dự án luật, nghị quyết được thảo luận tại phiên họp rất quan trọng liên quan vấn đề tổ chức, bộ máy, kịp thời thể chế hóa các chủ trương, đường lối của Đảng về đổi mới tổ chức, hoạt động của Chính phủ, chính quyền địa phương bảo đảm "Tinh - Gọn - Mạnh - Hiệu năng - Hiệu lực - Hiệu quả".
Với tinh thần đổi mới mạnh mẽ, làm từ trên xuống dưới và cả dưới lên trên, Thủ tướng lưu ý mô hình tổ chức mới phải tốt, hiệu quả hơn, để người dân hưởng thụ nhiều hơn thành quả. Đây là công việc khó, nhiều nội dung phức tạp, nên các đơn vị "phải rất tập trung" thực hiện từ nay đến hội nghị trung ương và kỳ họp Quốc hội để giải quyết vướng mắc liên quan tổ chức và hoạt động của bộ máy.
Các bộ trưởng, trưởng ngành trực tiếp chỉ đạo xây dựng thể chế với tinh thần bám sát thực tế, "tránh thủ tục rườm rà, cương quyết cắt giảm tất cả thủ tục không cần thiết, vừa quản lý được một cách thông thoáng" và "quyền hạn đi đôi với trách nhiệm, ai được giao phân cấp, phân quyền, ủy quyền thì phải quyết định và chịu trách nhiệm".
Quyền hạn của Chính phủ, chính quyền địa phương cần tập trung trong Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương, không để tản mạn, manh mún, phân tán ở các luật chuyên ngành.
Người đứng đầu Chính phủ lưu ý bỏ tư duy không quản được thì cấm, không biết mà vẫn quản, ai làm tốt nhất thì giao người đó. Người dân, doanh nghiệp làm được, có thể làm tốt hơn thì giao cho họ. "Cái gì đã cấm thì đưa vào luật, cái gì không cấm thì để cho người dân, doanh nghiệp được phép làm và có không gian sáng tạo, đổi mới", Thủ tướng nói.
Chính phủ đã cơ bản hoàn thành phương án hợp nhất, sáp nhập các bộ, cơ quan và phương án sắp xếp bộ máy bên trong của các bộ để trình cấp có thẩm quyền. Một số bộ ngành có phương án tinh gọn chưa đạt mục tiêu đề ra thì cần tiếp tục rà soát. "Việc gì được phép thì làm ngay, không để tồn đọng, kéo dài, trừ những bộ ngành phải có ý kiến của Trung ương và Quốc hội", ông nhắc nhở.
Theo kế hoạch định hướng sắp xếp tổ chức bộ máy của Chính phủ công bố ngày 6/12/2024, dự kiến 14 bộ, cơ quan ngang bộ được sắp xếp và hợp nhất. Trong đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư hợp nhất với Bộ Tài chính; Bộ Giao thông Vận tải hợp nhất với Bộ Xây dựng; Bộ Tài nguyên và Môi trường hợp nhất với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Bộ Thông tin và Truyền thông hợp nhất với Bộ Khoa học và Công nghệ; Bộ Lao động Thương binh và Xã hội hợp nhất với Bộ Nội vụ. Chính phủ sau tinh gọn dự kiến còn 13 bộ, 4 cơ quan ngang bộ; giảm 5 bộ và 4 cơ quan trực thuộc, 12/13 tổng cục và 500 cục.
Chính phủ cũng thảo luận về 6 dự án khác, trong đó có dự thảo nghị quyết của Quốc hội về cơ cấu số lượng thành viên Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa 16; dự thảo Luật Tổ chức Chính phủ sửa đổi; Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi; dự thảo Nghị quyết của Quốc hội giải quyết các vấn đề phát sinh trong các quy định của pháp luật liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy. Các dự án luật này sẽ trình Quốc hội tại kỳ họp tháng 2.
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh thể chế là động lực cho phát triển "nhưng thể chế hiện nay cũng là điểm nghẽn của điểm nghẽn". Tinh thần là "chính sách thông thoáng, hạ tầng thông suốt, quản lý thông minh" để khơi thông mọi nguồn lực của xã hội cho đầu tư phát triển, đưa đất nước vươn mình trong kỷ nguyên mới phát triển giàu mạnh, văn minh và thịnh vượng.
Thủ tướng nêu rõ 7 dự án luật, nghị quyết được thảo luận tại phiên họp rất quan trọng liên quan vấn đề tổ chức, bộ máy, kịp thời thể chế hóa các chủ trương, đường lối của Đảng về đổi mới tổ chức, hoạt động của Chính phủ, chính quyền địa phương bảo đảm "Tinh - Gọn - Mạnh - Hiệu năng - Hiệu lực - Hiệu quả".
Với tinh thần đổi mới mạnh mẽ, làm từ trên xuống dưới và cả dưới lên trên, Thủ tướng lưu ý mô hình tổ chức mới phải tốt, hiệu quả hơn, để người dân hưởng thụ nhiều hơn thành quả. Đây là công việc khó, nhiều nội dung phức tạp, nên các đơn vị "phải rất tập trung" thực hiện từ nay đến hội nghị trung ương và kỳ họp Quốc hội để giải quyết vướng mắc liên quan tổ chức và hoạt động của bộ máy.
Các bộ trưởng, trưởng ngành trực tiếp chỉ đạo xây dựng thể chế với tinh thần bám sát thực tế, "tránh thủ tục rườm rà, cương quyết cắt giảm tất cả thủ tục không cần thiết, vừa quản lý được một cách thông thoáng" và "quyền hạn đi đôi với trách nhiệm, ai được giao phân cấp, phân quyền, ủy quyền thì phải quyết định và chịu trách nhiệm".
Quyền hạn của Chính phủ, chính quyền địa phương cần tập trung trong Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương, không để tản mạn, manh mún, phân tán ở các luật chuyên ngành.
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật, sáng 7/1. Ảnh: Nhật Bắc
Người đứng đầu Chính phủ lưu ý bỏ tư duy không quản được thì cấm, không biết mà vẫn quản, ai làm tốt nhất thì giao người đó. Người dân, doanh nghiệp làm được, có thể làm tốt hơn thì giao cho họ. "Cái gì đã cấm thì đưa vào luật, cái gì không cấm thì để cho người dân, doanh nghiệp được phép làm và có không gian sáng tạo, đổi mới", Thủ tướng nói.
Chính phủ đã cơ bản hoàn thành phương án hợp nhất, sáp nhập các bộ, cơ quan và phương án sắp xếp bộ máy bên trong của các bộ để trình cấp có thẩm quyền. Một số bộ ngành có phương án tinh gọn chưa đạt mục tiêu đề ra thì cần tiếp tục rà soát. "Việc gì được phép thì làm ngay, không để tồn đọng, kéo dài, trừ những bộ ngành phải có ý kiến của Trung ương và Quốc hội", ông nhắc nhở.
Theo kế hoạch định hướng sắp xếp tổ chức bộ máy của Chính phủ công bố ngày 6/12/2024, dự kiến 14 bộ, cơ quan ngang bộ được sắp xếp và hợp nhất. Trong đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư hợp nhất với Bộ Tài chính; Bộ Giao thông Vận tải hợp nhất với Bộ Xây dựng; Bộ Tài nguyên và Môi trường hợp nhất với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Bộ Thông tin và Truyền thông hợp nhất với Bộ Khoa học và Công nghệ; Bộ Lao động Thương binh và Xã hội hợp nhất với Bộ Nội vụ. Chính phủ sau tinh gọn dự kiến còn 13 bộ, 4 cơ quan ngang bộ; giảm 5 bộ và 4 cơ quan trực thuộc, 12/13 tổng cục và 500 cục.
Nguồn: vnexpress