Trương Cẩm Tú
Guest
Bạn nghĩ sao khi một thanh niên mới 24 tuổi, tốt nghiệp loại giỏi ngành CNTT chọn bến đậu nghề nghiệp là xe ôm công nghệ? Và giải thích lựa chon của cậu ấy là "ghế văn phòng thì êm đấy nhưng cái yên xe cho tôi tự do"?
Là một phụ huynh, cũng từng trải qua thời tuổi trẻ, tôi cực kỳ bức xúc với loại thông tin này!


Câu chuyện này được chia sẻ trên trang Cafebiz, rồi lan truyền trên mạng xã hội, tóm tắt như sau:
Vì sao một sinh viên được cấp bằng Giỏi ngành CNTT, một ngành đang được xem là khát nhân lực, đầy cơ hội, lại không thể tìm được một công việc đúng chuyên môn? Vì sao bạn phải làm một công việc bào mòn sức khỏe, thu nhập bấp bênh để làm bước đệm chuẩn bị đi xuất khẩu lao động?
Truyền thông đang kể lại câu chuyện này như một “lựa chọn cá nhân đáng trân trọng”, như thể bạn trẻ ấy đang dũng cảm rẽ hướng để trưởng thành. Nhưng đặt ở vị trí người làm cha mẹ, người trẻ, nhà giáo dục và nhà quản lý đất nước nên nghĩ gì?
Với những người cha, người mẹ đang gồng gánh nuôi con ăn học đại học với hy vọng đổi đời, đây là một cú giáng. Chúng tôi đã đặt kỳ vọng vào giáo dục, tin rằng con học giỏi thì sẽ có công việc tốt, đỡ nhọc nhằn hơn cha mẹ. Thế mà nay, bằng giỏi ngành “hot” lại không bằng một cuốc xe công nghệ?
Còn với những em học sinh đang cắm đầu học ngày học đêm để đỗ đại học, bài viết này khiến các em tự hỏi: “Liệu cố gắng học giỏi có còn ý nghĩa không?”
Các nhà giáo dục nghĩ sao khi học sinh giỏi của mình ra đi làm xe ôm? nhà quản lý vĩ mô nghĩ sao khi sinh viên bằng giỏi về kỹ thuật không tìm được việc làm đủ sống phải chạy xe ôm?
Tôi nghĩ các cơ quan này cần vào cuộc để xem thực chất vấn đề là gì? Nếu thông tin xác thực, cần xem xét lại chất lượng đào tạo và tuyển chọn nhân tài, tạo công ăn việc làm phù hợp với những ngành kỹ thuật cao như CNTT.
Tôi không có ý chê bai nghề tài xế công nghệ. Nhưng đừng tô vẽ nó như một giấc mơ thanh xuân. Ngồi hàng tiếng trên yên xe, hít bụi, phơi nắng mưa, lưng đau, mắt mỏi không hề là trải nghiệm “thú vị” như vài dòng viral. Nó là công việc nặng nhọc, đòi hỏi thể lực và đánh đổi sức khoẻ mỗi ngày.
Và nếu một người giỏi như bạn Nghĩa phải chọn con đường đó vì không có cơ hội khác, thì câu hỏi đặt ra là: ai đang chịu trách nhiệm về thị trường lao động cho người trẻ? Còn nếu Nghĩa có thể xin được việc mà chọn chạy xe vì “muốn tự do”, “gặp nhiều người” thì xin lỗi, đó là một quyết định cá nhân, nhưng không nên được truyền thông hóa thành “con đường sáng tạo” cho giới trẻ noi theo.

Là một phụ huynh, cũng từng trải qua thời tuổi trẻ, tôi cực kỳ bức xúc với loại thông tin này!
Câu chuyện này được chia sẻ trên trang Cafebiz, rồi lan truyền trên mạng xã hội, tóm tắt như sau:
Tôi là một phụ huynh, từng trải qua thời sinh viên trong những năm tháng xin việc còn khó khăn hơn bây giờ nhiều. Nhưng đọc câu chuyện “cử nhân giỏi ngành Công nghệ thông tin trở thành tài xế công nghệ”, tôi không khỏi hoang mang. Và nói thật, tôi nghi ngờ tính xác thực của bài viết.Phạm Văn Nghĩa (sinh năm 2001, quê Phú Thọ), vừa tốt nghiệp loại Giỏi ngành Công nghệ Thông tin của Đại học Công nghiệp Hà Nội. Nhưng công việc hiện tại của Nghĩa là tài xế công nghệ, mỗi ngày chạy 7-8 tiếng, thu nhập khoảng 400-500 nghìn đồng. Thời gian còn lại, Nghĩa học tiếng Nhật, chuẩn bị sang Nhật làm việc vào cuối năm 2025.
Nghĩa bảo, chạy xe giúp anh gặp nhiều người, nghe nhiều chuyện, luyện tiếng Anh, tiếng Nhật. “Mình học công nghệ, giờ chạy xe công nghệ, cũng hợp ngành rồi còn gì”, anh nói nửa đùa nửa thật.
Vì sao một sinh viên được cấp bằng Giỏi ngành CNTT, một ngành đang được xem là khát nhân lực, đầy cơ hội, lại không thể tìm được một công việc đúng chuyên môn? Vì sao bạn phải làm một công việc bào mòn sức khỏe, thu nhập bấp bênh để làm bước đệm chuẩn bị đi xuất khẩu lao động?
Truyền thông đang kể lại câu chuyện này như một “lựa chọn cá nhân đáng trân trọng”, như thể bạn trẻ ấy đang dũng cảm rẽ hướng để trưởng thành. Nhưng đặt ở vị trí người làm cha mẹ, người trẻ, nhà giáo dục và nhà quản lý đất nước nên nghĩ gì?
Với những người cha, người mẹ đang gồng gánh nuôi con ăn học đại học với hy vọng đổi đời, đây là một cú giáng. Chúng tôi đã đặt kỳ vọng vào giáo dục, tin rằng con học giỏi thì sẽ có công việc tốt, đỡ nhọc nhằn hơn cha mẹ. Thế mà nay, bằng giỏi ngành “hot” lại không bằng một cuốc xe công nghệ?
Còn với những em học sinh đang cắm đầu học ngày học đêm để đỗ đại học, bài viết này khiến các em tự hỏi: “Liệu cố gắng học giỏi có còn ý nghĩa không?”
Các nhà giáo dục nghĩ sao khi học sinh giỏi của mình ra đi làm xe ôm? nhà quản lý vĩ mô nghĩ sao khi sinh viên bằng giỏi về kỹ thuật không tìm được việc làm đủ sống phải chạy xe ôm?
Tôi nghĩ các cơ quan này cần vào cuộc để xem thực chất vấn đề là gì? Nếu thông tin xác thực, cần xem xét lại chất lượng đào tạo và tuyển chọn nhân tài, tạo công ăn việc làm phù hợp với những ngành kỹ thuật cao như CNTT.
Tôi không có ý chê bai nghề tài xế công nghệ. Nhưng đừng tô vẽ nó như một giấc mơ thanh xuân. Ngồi hàng tiếng trên yên xe, hít bụi, phơi nắng mưa, lưng đau, mắt mỏi không hề là trải nghiệm “thú vị” như vài dòng viral. Nó là công việc nặng nhọc, đòi hỏi thể lực và đánh đổi sức khoẻ mỗi ngày.
Và nếu một người giỏi như bạn Nghĩa phải chọn con đường đó vì không có cơ hội khác, thì câu hỏi đặt ra là: ai đang chịu trách nhiệm về thị trường lao động cho người trẻ? Còn nếu Nghĩa có thể xin được việc mà chọn chạy xe vì “muốn tự do”, “gặp nhiều người” thì xin lỗi, đó là một quyết định cá nhân, nhưng không nên được truyền thông hóa thành “con đường sáng tạo” cho giới trẻ noi theo.