Không Màng Thế Sự
Thành viên nổi tiếng
Điện, nước, vé máy bay, xăng dầu đều áp dụng giá trần. Tôi cho rằng, học phí học thêm cũng cần làm tương tự, áp dụng trần học phí.
Học thêm đã trở thành một nhu cầu thiết yếu đối với nhiều học sinh, nhất là tại các thành phố lớn. Tuy nhiên, chi phí học thêm đang trở thành gánh nặng quá lớn đối với nhiều gia đình, đặc biệt là những người lao động có thu nhập trung bình hoặc thấp. Việc áp trần học phí học thêm là giải pháp cần thiết nhằm đảm bảo sự công bằng trong giáo dục.
Trước Thông tư 29 của Bộ Giáo dục, học phí các lớp học thêm do thầy cô dạy ngoài nhà trường thường dao động quanh 150.000 đồng/ buổi, trong khi các trung tâm có thể thu từ 200.000 đến hơn 500.000 đồng/ buổi, tùy môn học, tính chất học. Đối với các lớp luyện thi và học tiếng Anh, mức học phí thậm chí lên tới 700.000 – 800.000 đồng/ buổi trong khi lớp học có tới dăm bảy chục học sinh. Thầy cô giảng thao thao bất tuyệt, hết giờ thì về, không biết trong số học sinh đó bao nhiêu em thực sự lĩnh hội được kiến thức, nhưng chắc chắn bố mẹ phải cắn răng móc hầu bao.
Mỗi buổi học kéo dài khoảng 90 phút, tính ra mức giá này quá cao so với thu nhập trung bình của người lao động, trong khi chất lượng học thêm không có tiêu chí nào để đánh giá (ngoại trừ truyền miệng, quảng cáo...).
Mặc dù học phí cao, nhiều bố mẹ vẫn phải cắn răng cho con em học thêm với hy vọng tốt cho tương lai của con. Họ không muốn con cái thua thiệt so với bạn bè. Tuy nhiên, học thêm dần biến thành một cuộc đua về kinh tế, nơi mà những gia đình có điều kiện mới có thể cho con theo học các khóa được cho là chất lượng cao.
Thông tư 29 đã quy định việc niêm yết học phí công khai là điều tuyệt vời, nhưng tôi cho rằng cần phải quy định trần học phí học thêm. Ai vi phạm sẽ bị xử phạt nghiêm khắc để đảm bảo tính công bằng trong giáo dục.
Việc áp trần học phí học thêm sẽ tạo ra một môi trường giáo dục công bằng hơn, đồng thời giúp kiềm soát việc lợi dụng giáo dục để trục lợi.
Không biết các bác nghĩ sao?
Học thêm đã trở thành một nhu cầu thiết yếu đối với nhiều học sinh, nhất là tại các thành phố lớn. Tuy nhiên, chi phí học thêm đang trở thành gánh nặng quá lớn đối với nhiều gia đình, đặc biệt là những người lao động có thu nhập trung bình hoặc thấp. Việc áp trần học phí học thêm là giải pháp cần thiết nhằm đảm bảo sự công bằng trong giáo dục.
![1739611331230.png 1739611331230.png](https://homevn.s3.hn-1.cloud.cmctelecom.vn/data/attachments/13/13066-2be62f7d92158ed0d767d01feaefea47.jpg)
Trước Thông tư 29 của Bộ Giáo dục, học phí các lớp học thêm do thầy cô dạy ngoài nhà trường thường dao động quanh 150.000 đồng/ buổi, trong khi các trung tâm có thể thu từ 200.000 đến hơn 500.000 đồng/ buổi, tùy môn học, tính chất học. Đối với các lớp luyện thi và học tiếng Anh, mức học phí thậm chí lên tới 700.000 – 800.000 đồng/ buổi trong khi lớp học có tới dăm bảy chục học sinh. Thầy cô giảng thao thao bất tuyệt, hết giờ thì về, không biết trong số học sinh đó bao nhiêu em thực sự lĩnh hội được kiến thức, nhưng chắc chắn bố mẹ phải cắn răng móc hầu bao.
Mỗi buổi học kéo dài khoảng 90 phút, tính ra mức giá này quá cao so với thu nhập trung bình của người lao động, trong khi chất lượng học thêm không có tiêu chí nào để đánh giá (ngoại trừ truyền miệng, quảng cáo...).
Mặc dù học phí cao, nhiều bố mẹ vẫn phải cắn răng cho con em học thêm với hy vọng tốt cho tương lai của con. Họ không muốn con cái thua thiệt so với bạn bè. Tuy nhiên, học thêm dần biến thành một cuộc đua về kinh tế, nơi mà những gia đình có điều kiện mới có thể cho con theo học các khóa được cho là chất lượng cao.
Thông tư 29 đã quy định việc niêm yết học phí công khai là điều tuyệt vời, nhưng tôi cho rằng cần phải quy định trần học phí học thêm. Ai vi phạm sẽ bị xử phạt nghiêm khắc để đảm bảo tính công bằng trong giáo dục.
Việc áp trần học phí học thêm sẽ tạo ra một môi trường giáo dục công bằng hơn, đồng thời giúp kiềm soát việc lợi dụng giáo dục để trục lợi.
Không biết các bác nghĩ sao?