David Dũng
Thành viên nổi tiếng
Nhiều người khai đầu tư vào sàn chứng khoán, ngoại hối do tin vào khát vọng làm giàu được TikToker Mr Pips dẫn dụ qua mạng, cũng như choáng ngợp cách kiếm tiền của anh ta.
TikToker Mr Pips tên thật là Phó Đức Nam (30 tuổi, trú tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) cùng Lê Khắc Ngọ (TikToker Mr. Hunter, đang bỏ trốn) bị cáo buộc là hai kẻ cầm đầu đường dây lừa đảo đầu tư ngoại hối, chứng khoán vừa bị công an triệt phá.
Ngày 11/12, một trinh sát Công an quận Cầu Giấy cho biết, sau tốt nghiệp cấp 3, Nam đạt học bổng toàn phần về công nghệ thông tin tại Singapore, trình độ IELTS 8.5. Là "cao thủ về công nghệ thông tin", Nam đã tận dụng thế mạnh này để học cách lừa đảo qua mạng.
Trên mạng xã hội, Nam tự giới thiệu có 10 năm kinh nghiệm trên thị trường đầu tư vàng và chứng khoán quốc tế để mời mọi người tham gia. Nam thường cam kết có các chiến lược thắng chắc nên "ai đồng hành sẽ có lợi nhuận cao".
Mr Pips cũng là người sáng lập và điều hành cộng đồng khoảng 20.000 thành viên trên Telegram để chia sẻ kinh nghiệm cho các nhà đầu tư. TikToker này còn mở bán khóa học online để phân tích kỹ thuật và tâm lý thị trường.
Trên Tiktok, Nam có hàng triệu người theo dõi và biết đến như một chuyên gia đẳng cấp về đầu tư tài chính. Trong các video, Nam thường chia sẻ về việc "nuôi mộng" xây dựng cộng đồng đầu tư, tài chính.
Trên nền tảng Facebook, Nam cũng thường xuyên chia sẻ về những đạo lý, "công thức làm giàu". Anh ta luôn xuất hiện với hình ảnh người giàu có với nhiều xe siêu sang, tiền đếm không xuể và thường có mặt ở những nơi xa hoa. Có lần bị hỏi là "chơi ngông khi khoe tiền bạc", Nam đáp "ngông cũng được miễn là bản thân mang lại điều tốt đẹp cho mọi người và được ghi nhận".
Sau khi bắt Nam và đồng phạm, cảnh sát đã thu, phong tỏa nhiều tài sản ước tính hơn 5.200 tỷ đồng. Trong đó có 316 tỷ đồng trong tài khoản, các sổ tiết kiệm trị giá hơn 200 tỷ đồng, 69 tỷ đồng tiền mặt, 2,3 triệu USD, 890 miếng vàng SJC, 246 kg vàng nguyên khối, 31 siêu xe, 59 đồng hồ nhãn hiệu nổi tiếng trị giá khoảng 300 tỷ đồng... và 125 bất động sản.
Phó Đức Nam khi vừa bị bắt. Ảnh: Công an cung cấp
Đầu tháng 5, khi phát hiện dấu hiệu phạm tội trong đường dây của Nam, Công an quận Cầu Giấy huy động 12 cán bộ hình sự thiện chiến nhất vào cuộc điều tra. Ban đầu, trinh sát gặp nhiều khó khăn do các hành vi phạm tội đều thực hiện khép kín, nhiều cấp độ trên không gian mạng. Các phần mềm chúng sử dụng có độ bảo mật cao, ẩn danh khi hoạt động và dễ dàng xóa sạch mọi dấu vết khi có "biến".
Đường dây phạm tội tại Việt Nam của Nam bắt đầu hoạt động từ năm 2021 khi anh ta và Ngọ liên kết với một nghi phạm người Thổ Nhĩ Kỳ để vận hành. Nam mở 5 trang web có giao diện tiếng Anh để người tham gia hiểu lầm đây là sàn giao dịch ngoại hối quốc tế, có uy tín.
Về bản chất, các trang mạng này đều được lập trình, liên kết với tài khoản ngân hàng do nhóm Nam quản lý. Các sàn giao dịch kết nối với ứng dụng của nền tảng giao dịch ngoại hối, chứng khoán phổ biến trên thế giới hiện nay là MetaTrader 4, 5.
Ngoài một công ty bình phong ở TP HCM, đường dây của Nam mở hơn 44 chi nhánh ở các khu vực trung tâm. Tại các văn phòng, Nam cũng yêu cầu lắp dày đặc camera giám sát để kịp thời ứng phó khi bị phát hiện.
Nhóm Nam thuê hơn 1.900 người làm nhân viên, phân cấp, quyền và phân chia các nhiệm vụ khác nhau. Trong đó, nhân viên sale sẽ chia thành từng nhóm 5-10 người và có trưởng nhóm để đào tạo cách dụ "con mồi".
Dù không có kiến thức về đầu tư ngoại hối, chứng khoán nhưng nhân viên của Nam vẫn tư vấn rất nhiệt tình cho khách hàng về thị trường tài chính vĩ mô và các cơ hội đầu tư ngoại hối, chứng khoán.
Để quản lý nhân viên, Nam cho xây dựng một đội ngũ pháp chế và an ninh, nhằm đe dọa họ. Các nhân viên khi gia nhập vào bộ máy của Nam, phải ký cam kết không tiết lộ bí mật kinh doanh, đặc biệt là sau khi nghỉ việc.
Hiện, cảnh sát xác định có hơn 2.660 bị hại trên toàn quốc, song chưa kết luận được số tiền cụ thể bị chiếm đoạt. Việc tìm ra những người này dựa trên 280 máy tính bị thu giữ của đường dây. Bước đầu, cảnh sát ước tính các bị hại đã nạp khoảng 50 triệu USD (hơn 1.268 tỷ đồng).
Hiện, Cơ quan điều tra đã tiếp nhận đơn trình báo của 18 bị hại với tổng số tiền bị chiếm đoạt hơn 28 tỷ đồng.
Theo nhà chức trách, với cách thức vận hành chuyên nghiệp, giao diện bắt mắt, các "nhà đầu tư" đều nghĩ đây là sàn chứng khoán được cấp phép, chính thống. Vì thế, việc bị thua mất tiền cũng là "điều dĩ nhiên" nên từ chối cung cấp thông tin cho cảnh sát.
"Khi liên hệ với một số bị hại, họ còn tưởng chúng tôi là kẻ lừa đảo mạo danh công an. Họ một mực tin vào các sàn chứng khoán của Nam và thậm chí còn khuyên chúng tôi hãy quay đầu để làm người tốt", một trinh sát chia sẻ.
Một số "nhà đầu tư" khác thì nghĩ là cuộc chơi thắng - thua, khi trình báo sẽ bị xử lý về hành vi đánh bạc nên từ chối cung cấp thông tin.
Đồng hồ xa xỉ, túi hàng hiệu, điện thoại đắt tiền bị thu giữ. Ảnh: Công an cung cấp
Trong số các bị hại có một nam sinh 22 tuổi, sinh viên đại học. Qua tìm hiểu trên mạng xã hội Facebook và Tiktok, nam sinh này ngưỡng mộ Nam với mác là một chuyên gia đầu tư về chứng khoán thành đạt và qua cách đăng tải hàng loạt video về siêu xe, cuộc sống giàu có.
"Khi người ta thấy nhà đẹp, xe sang sẽ bị cuốn hút và từ đó dễ tạo được sự tin tưởng để lôi kéo tham gia đầu tư tài chính", Nam khai tại cơ quan điều tra.
Đầu tháng 6, nam sinh kết bạn, nhắn tin làm quen với Nam để tìm hiểu về các sàn chứng khoán. Theo hướng dẫn, nam sinh viên đã thực hiện 37 giao dịch chuyển tiền từ tài khoản cá nhân vào sàn chứng khoán do Nam vận hành và bị chiếm đoạt 8 tỷ đồng.
Một số siêu xe bị thu giữ. Ảnh: Phạm Hà
Công an Hà Nội đánh giá, các nạn nhân sập bẫy đa số vì tin vào sự hào nhoáng, giàu có của Nam và Ngọ. "Tính đến nay, đây là đường dây lừa đảo lớn nhất Việt Nam trong lĩnh vực ngoại hối, chứng khoán", Phó phòng Cảnh sát hình sự Công an Hà Nội nói.
Theo kết quả điều tra, ban đầu nhóm Nam dụ khách hàng giao dịch nhiều lần với số lượng tiền thấp và để "có lãi". Sau đó, nhóm dùng nhiều thủ đoạn để hướng dẫn, thúc đẩy khách nâng vốn giao dịch. Với người bị thua, nhóm dùng "đòn bẩy" là cho vay tiền trên hệ thống.
TikToker Mr Pips tên thật là Phó Đức Nam (30 tuổi, trú tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) cùng Lê Khắc Ngọ (TikToker Mr. Hunter, đang bỏ trốn) bị cáo buộc là hai kẻ cầm đầu đường dây lừa đảo đầu tư ngoại hối, chứng khoán vừa bị công an triệt phá.
Ngày 11/12, một trinh sát Công an quận Cầu Giấy cho biết, sau tốt nghiệp cấp 3, Nam đạt học bổng toàn phần về công nghệ thông tin tại Singapore, trình độ IELTS 8.5. Là "cao thủ về công nghệ thông tin", Nam đã tận dụng thế mạnh này để học cách lừa đảo qua mạng.
Trên mạng xã hội, Nam tự giới thiệu có 10 năm kinh nghiệm trên thị trường đầu tư vàng và chứng khoán quốc tế để mời mọi người tham gia. Nam thường cam kết có các chiến lược thắng chắc nên "ai đồng hành sẽ có lợi nhuận cao".
Mr Pips cũng là người sáng lập và điều hành cộng đồng khoảng 20.000 thành viên trên Telegram để chia sẻ kinh nghiệm cho các nhà đầu tư. TikToker này còn mở bán khóa học online để phân tích kỹ thuật và tâm lý thị trường.
Trên Tiktok, Nam có hàng triệu người theo dõi và biết đến như một chuyên gia đẳng cấp về đầu tư tài chính. Trong các video, Nam thường chia sẻ về việc "nuôi mộng" xây dựng cộng đồng đầu tư, tài chính.
Trên nền tảng Facebook, Nam cũng thường xuyên chia sẻ về những đạo lý, "công thức làm giàu". Anh ta luôn xuất hiện với hình ảnh người giàu có với nhiều xe siêu sang, tiền đếm không xuể và thường có mặt ở những nơi xa hoa. Có lần bị hỏi là "chơi ngông khi khoe tiền bạc", Nam đáp "ngông cũng được miễn là bản thân mang lại điều tốt đẹp cho mọi người và được ghi nhận".
Sau khi bắt Nam và đồng phạm, cảnh sát đã thu, phong tỏa nhiều tài sản ước tính hơn 5.200 tỷ đồng. Trong đó có 316 tỷ đồng trong tài khoản, các sổ tiết kiệm trị giá hơn 200 tỷ đồng, 69 tỷ đồng tiền mặt, 2,3 triệu USD, 890 miếng vàng SJC, 246 kg vàng nguyên khối, 31 siêu xe, 59 đồng hồ nhãn hiệu nổi tiếng trị giá khoảng 300 tỷ đồng... và 125 bất động sản.
Phó Đức Nam khi vừa bị bắt. Ảnh: Công an cung cấp
Đầu tháng 5, khi phát hiện dấu hiệu phạm tội trong đường dây của Nam, Công an quận Cầu Giấy huy động 12 cán bộ hình sự thiện chiến nhất vào cuộc điều tra. Ban đầu, trinh sát gặp nhiều khó khăn do các hành vi phạm tội đều thực hiện khép kín, nhiều cấp độ trên không gian mạng. Các phần mềm chúng sử dụng có độ bảo mật cao, ẩn danh khi hoạt động và dễ dàng xóa sạch mọi dấu vết khi có "biến".
Đường dây phạm tội tại Việt Nam của Nam bắt đầu hoạt động từ năm 2021 khi anh ta và Ngọ liên kết với một nghi phạm người Thổ Nhĩ Kỳ để vận hành. Nam mở 5 trang web có giao diện tiếng Anh để người tham gia hiểu lầm đây là sàn giao dịch ngoại hối quốc tế, có uy tín.
Về bản chất, các trang mạng này đều được lập trình, liên kết với tài khoản ngân hàng do nhóm Nam quản lý. Các sàn giao dịch kết nối với ứng dụng của nền tảng giao dịch ngoại hối, chứng khoán phổ biến trên thế giới hiện nay là MetaTrader 4, 5.
Ngoài một công ty bình phong ở TP HCM, đường dây của Nam mở hơn 44 chi nhánh ở các khu vực trung tâm. Tại các văn phòng, Nam cũng yêu cầu lắp dày đặc camera giám sát để kịp thời ứng phó khi bị phát hiện.
Nhóm Nam thuê hơn 1.900 người làm nhân viên, phân cấp, quyền và phân chia các nhiệm vụ khác nhau. Trong đó, nhân viên sale sẽ chia thành từng nhóm 5-10 người và có trưởng nhóm để đào tạo cách dụ "con mồi".
Dù không có kiến thức về đầu tư ngoại hối, chứng khoán nhưng nhân viên của Nam vẫn tư vấn rất nhiệt tình cho khách hàng về thị trường tài chính vĩ mô và các cơ hội đầu tư ngoại hối, chứng khoán.
Để quản lý nhân viên, Nam cho xây dựng một đội ngũ pháp chế và an ninh, nhằm đe dọa họ. Các nhân viên khi gia nhập vào bộ máy của Nam, phải ký cam kết không tiết lộ bí mật kinh doanh, đặc biệt là sau khi nghỉ việc.
Hiện, cảnh sát xác định có hơn 2.660 bị hại trên toàn quốc, song chưa kết luận được số tiền cụ thể bị chiếm đoạt. Việc tìm ra những người này dựa trên 280 máy tính bị thu giữ của đường dây. Bước đầu, cảnh sát ước tính các bị hại đã nạp khoảng 50 triệu USD (hơn 1.268 tỷ đồng).
Hiện, Cơ quan điều tra đã tiếp nhận đơn trình báo của 18 bị hại với tổng số tiền bị chiếm đoạt hơn 28 tỷ đồng.
Theo nhà chức trách, với cách thức vận hành chuyên nghiệp, giao diện bắt mắt, các "nhà đầu tư" đều nghĩ đây là sàn chứng khoán được cấp phép, chính thống. Vì thế, việc bị thua mất tiền cũng là "điều dĩ nhiên" nên từ chối cung cấp thông tin cho cảnh sát.
"Khi liên hệ với một số bị hại, họ còn tưởng chúng tôi là kẻ lừa đảo mạo danh công an. Họ một mực tin vào các sàn chứng khoán của Nam và thậm chí còn khuyên chúng tôi hãy quay đầu để làm người tốt", một trinh sát chia sẻ.
Một số "nhà đầu tư" khác thì nghĩ là cuộc chơi thắng - thua, khi trình báo sẽ bị xử lý về hành vi đánh bạc nên từ chối cung cấp thông tin.
Đồng hồ xa xỉ, túi hàng hiệu, điện thoại đắt tiền bị thu giữ. Ảnh: Công an cung cấp
Trong số các bị hại có một nam sinh 22 tuổi, sinh viên đại học. Qua tìm hiểu trên mạng xã hội Facebook và Tiktok, nam sinh này ngưỡng mộ Nam với mác là một chuyên gia đầu tư về chứng khoán thành đạt và qua cách đăng tải hàng loạt video về siêu xe, cuộc sống giàu có.
"Khi người ta thấy nhà đẹp, xe sang sẽ bị cuốn hút và từ đó dễ tạo được sự tin tưởng để lôi kéo tham gia đầu tư tài chính", Nam khai tại cơ quan điều tra.
Đầu tháng 6, nam sinh kết bạn, nhắn tin làm quen với Nam để tìm hiểu về các sàn chứng khoán. Theo hướng dẫn, nam sinh viên đã thực hiện 37 giao dịch chuyển tiền từ tài khoản cá nhân vào sàn chứng khoán do Nam vận hành và bị chiếm đoạt 8 tỷ đồng.
Một số siêu xe bị thu giữ. Ảnh: Phạm Hà
Công an Hà Nội đánh giá, các nạn nhân sập bẫy đa số vì tin vào sự hào nhoáng, giàu có của Nam và Ngọ. "Tính đến nay, đây là đường dây lừa đảo lớn nhất Việt Nam trong lĩnh vực ngoại hối, chứng khoán", Phó phòng Cảnh sát hình sự Công an Hà Nội nói.
Theo kết quả điều tra, ban đầu nhóm Nam dụ khách hàng giao dịch nhiều lần với số lượng tiền thấp và để "có lãi". Sau đó, nhóm dùng nhiều thủ đoạn để hướng dẫn, thúc đẩy khách nâng vốn giao dịch. Với người bị thua, nhóm dùng "đòn bẩy" là cho vay tiền trên hệ thống.
#VụlừađảoTikTokerMrPipsNgười nào thua hết tiền, chúng tiếp tục mời tham gia vào một sàn mới với cam kết thắng lại số tiền đã mất. Từ đó, khách hàng bị chiếm đoạt tiền thêm một lần nữa. Thấy con mồi nào "sạch túi", chúng sẽ chặn liên lạc để chiếm đoạt toàn bộ tiền đã chuyển khoản. Nam cùng đồng bọn dùng nhiều tài khoản của các công ty ma và ví điện tử để nhận tiền.
125 bất động sản liên quan nhóm Nam bị phong tỏa giao dịch. Ảnh: Công an cung cấp
Nam, Ngọ và 29 người hiện bị Công an Hà Nội khởi tố về các tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, Rửa tiền, Không tố giác tội phạm, Chứa chấp tài sản do người khác phạm tội mà có.