Trương Cẩm Tú
Guest
Dự kiến từ ngày 1/7/2025, những người có mức lương hưu thấp và nghỉ hưu trước năm 1995 sẽ được tăng lương hưu, giúp thu hẹp khoảng cách giữa những người nghỉ hưu ở các thời kỳ.
Theo Luật Bảo hiểm xã hội năm 2024, có hiệu lực từ ngày 1/7/2025, việc điều chỉnh lương hưu sẽ dựa trên mức tăng của chỉ số giá tiêu dùng, phù hợp với khả năng tài chính của ngân sách Nhà nước và quỹ bảo hiểm xã hội. Đối với lần điều chỉnh năm 2025, chỉ những người nghỉ hưu trước năm 1995 và có mức lương hưu thấp mới được hưởng chính sách tăng lương, trong khi những người nghỉ hưu từ năm 1995 trở đi không thuộc diện điều chỉnh.
Trước đó, vào ngày 1/7/2024, lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội đã được điều chỉnh tăng lần thứ hai. Theo Nghị định 75/2024/NĐ-CP, mức tăng là 15% so với mức lương hưu hiện tại. Đồng thời, những người có mức hưởng dưới 3,5 triệu đồng/tháng được điều chỉnh bổ sung. Cụ thể, người có mức hưởng dưới 3,2 triệu đồng/tháng được tăng thêm 300.000 đồng/tháng, còn những người hưởng từ 3,2 triệu đến dưới 3,5 triệu đồng/tháng được nâng lên 3,5 triệu đồng/tháng.
Việc điều chỉnh lương hưu dựa trên nguyên tắc đảm bảo đời sống cho người nghỉ hưu, nhất là những người có thu nhập thấp. Theo thống kê, hiện nay, bảo hiểm xã hội đang chi trả lương hưu cho khoảng 2,7 triệu người, trong đó phần lớn nhận từ 3 đến dưới 7 triệu đồng/tháng. Giai đoạn 2016-2022, cả nước đã giải quyết lương hưu cho gần 763.000 người, nhưng chỉ hơn 55% đạt tỉ lệ hưởng lương hưu tối đa 75%.
Từ năm 1995 đến 2023, Quốc hội và Chính phủ đã thực hiện 23 lần điều chỉnh lương hưu nhằm cải thiện đời sống người nghỉ hưu. Qua nhiều lần điều chỉnh, mức lương hưu hiện nay đã tăng từ 21 đến 26 lần so với thời điểm năm 1995.![Thumbs up (y) (y)]()
![Thumbs up (y) (y)]()
Theo Luật Bảo hiểm xã hội năm 2024, có hiệu lực từ ngày 1/7/2025, việc điều chỉnh lương hưu sẽ dựa trên mức tăng của chỉ số giá tiêu dùng, phù hợp với khả năng tài chính của ngân sách Nhà nước và quỹ bảo hiểm xã hội. Đối với lần điều chỉnh năm 2025, chỉ những người nghỉ hưu trước năm 1995 và có mức lương hưu thấp mới được hưởng chính sách tăng lương, trong khi những người nghỉ hưu từ năm 1995 trở đi không thuộc diện điều chỉnh.
![1739344739730.png 1739344739730.png](https://homevn.s3.hn-1.cloud.cmctelecom.vn/data/attachments/12/12834-8cc2f50a6f5614cfe94c9d95347f521d.jpg)
Trước đó, vào ngày 1/7/2024, lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội đã được điều chỉnh tăng lần thứ hai. Theo Nghị định 75/2024/NĐ-CP, mức tăng là 15% so với mức lương hưu hiện tại. Đồng thời, những người có mức hưởng dưới 3,5 triệu đồng/tháng được điều chỉnh bổ sung. Cụ thể, người có mức hưởng dưới 3,2 triệu đồng/tháng được tăng thêm 300.000 đồng/tháng, còn những người hưởng từ 3,2 triệu đến dưới 3,5 triệu đồng/tháng được nâng lên 3,5 triệu đồng/tháng.
Việc điều chỉnh lương hưu dựa trên nguyên tắc đảm bảo đời sống cho người nghỉ hưu, nhất là những người có thu nhập thấp. Theo thống kê, hiện nay, bảo hiểm xã hội đang chi trả lương hưu cho khoảng 2,7 triệu người, trong đó phần lớn nhận từ 3 đến dưới 7 triệu đồng/tháng. Giai đoạn 2016-2022, cả nước đã giải quyết lương hưu cho gần 763.000 người, nhưng chỉ hơn 55% đạt tỉ lệ hưởng lương hưu tối đa 75%.
Từ năm 1995 đến 2023, Quốc hội và Chính phủ đã thực hiện 23 lần điều chỉnh lương hưu nhằm cải thiện đời sống người nghỉ hưu. Qua nhiều lần điều chỉnh, mức lương hưu hiện nay đã tăng từ 21 đến 26 lần so với thời điểm năm 1995.