Tóm tắt chiến tranh nha phiến

hong91hs
THI NHÂN
Phản hồi: 0

THI NHÂN

Thành viên tích cực
Chính phủ Anh mượn cớ vụ tiêu hủy thuốc phiện tại Hổ Môn, đã quyết định cử quân viễn chinh xâm lược Trung Quốc, nghị viện Anh cũng thông qua luật chuẩn chi ngân sách cho cuộc chiến tranh bẩn thỉu này. Tháng 6/1840, 47 chiến hạm và 4000 lục quân do thiếu tướng hải quân George Elliont và giám sát thương vụ Anh tại Trung Quốc Charles Elliont chỉ huy đã lần lượt đến neo đậu ở ngoài khơi cửa khẩu sông Châu Giang-Quảng Đông.
1730644764495.png

Cuộc chiến tranh nha phiến bắt đầu mở màn từ đây và trải qua ba giai đoạn.

Giai đoạn thứ nhất, quân Anh lần đầu tiên xâm phạm miền bắc.

Theo lệnh chính phủ Anh, quân viễn trinh đã phong tỏa các cửa biển Quảng Châu, Hạ Môn… cắt đứt đường buôn bán với nước ngoài của Trung Quốc, đến tháng 7 đánh chiếm Định Hải (tức thành phố Châu Sơn tỉnh Chiết Giang ngày nay) và lấy đó làm cứ điểm.

Lúc này, toàn bộ khu vực ven biển Trung Quốc, chỉ trừ Quảng Đông do Lâm Tắc Từ thân trinh đốc chiến ra, còn các nơi khác đều canh phòng rất lỏng lẻo.

Tháng 8, chiến hạm Anh đã tới bên ngoài Đại Cô Khẩu-Thiên Tân. Nhằm làm dịu tình hình, vua Đạo Quang đã bãi miễn chức vụ của Lâm Tắc Từ, cử thống đốc Trức Lệ là Kỳ Thiện làm khâm sai đại thần. Lúc này, trong quân Anh đang xảy ra dịch bệnh, hơn nữa mùa thu sắp tới, chúng đã đồng ý xuống Quảng Châu để tiến hành đàm phán. Sau khi quân Anh quay về miền nam, triều đình nhà Thanh đã ra lệnh cho các tỉnh ven biển tăng cường canh phòng cửa biển, đồng thời ra lệnh cho thống đốc lưỡng Quảng Y Li Pu dẫn quân tới miền đông tỉnh Chiết Giang để chuẩn bị thu hồi Định Hải.

Giai đoạn thứ hai, cuộc chiến tại Hổ Môn-Quảng Châu (tháng 12/1840- 8/1841).

Tháng 12 năm 1840, khâm sai đại thần Kỳ Thiện và Charles Elliont bắt đầu đàm phán tại Quảng Đông, quân Anh bất mãn trước tiến triển hội đàm, đã cử hải quân và lục quân đánh chiếm Sa Giác- cửa ngõ thứ nhất của Hổ Môn, vua Đao Quang được tin liền phát lệnh tuyên chiến với quân Anh. Ngày 24/5, quân Anh mở cuộc tấn công vào Quảng Châu, chiếm cứ được một số hãng buôn ở phía tây nam thành phố, cùng lúc lính thủy Anh cũng đổ bộ lên phía tây bắc thành phố, chiếm được các pháo đài ở phía đông bắc thành phố rồi nã pháo vào thành Quảng Châu. Trước tình hình này, Dịch Sơn và một số nơi khác đã tiếp nhận điều kiện của quân Anh, nộp 6 triệu đồng tiền bạc để đổi lấy việc chúng rút khỏi khu vực Quảng Châu.

Giai đoạn thứ ba, quân Anh lại xâm phạm miền bắc tháng 8/1841- 8/1842.

Chính phủ Anh chê chiến lợi phẩm từ cuộc chiến Quảng Châu thu được quá ít, nên lại cử Henry Pottinger làm toàn quyền đến Trung Quốc mở rộng cuộc chiến tranh xâm lược. Ngày 21/8/1841, Henry dẫn 37 tàu chiến và 2500 lục quân rời Hồng Kông tiến lên miền bắc, chiếm lĩnh Hạ Môn và đảo Cổ Lãng, rồi tiến lên Chiết Giang chiếm lại Định Hải.

Sau khi Hạ Môn và miền đông Chiết Giang bị thất thủ, vua Đạo Quang lại cử Lại bộ thượng thư Dịch Kinh làm tướng quân xuống Chiết Giang. Tháng 3 năm 1842, Dịch Kinh thấy binh lực đã đầy đủ, bèn quyết định hai đường thủy bộ cùng tiến để thu phục lại Ninh Ba, Trấn Hải và Định Hải, nhưng đều không thu được kết quả gì đành phải rút về. Ngày 15/3, quân Anh thừa thế phản công vào Từ Khê và núi Đại Bảo ở phía tây thành, quân Thanh đại bại phải rút về cố thủ ở phía tây sông Tào Nga. Vua Đạo Quang thấy tình thế bất lợi liền cử tướng quân Kỳ Anh xuống Giang Nam để chuẩn bị cầu hòa với quân Anh.

Tháng 5/1842, quân Anh bỏ Ninh Ba để tập trung binh lực tiến lên miền bắc, ngày 18 chiếm được Bình Hồ- Chiến Giang. Ngày 16/8 phát động trận đánh Ngô Tùng, đề đốc Giang Nam Trần Hóa Thành bị tử trận. Henry Pottinger bất chấp lời cầu hòa cùa Kỳ Anh, đã chỉ huy 73 chiến hạm với 12 nghìn lục quân ngược dòng Trường Giang lên miền bắc, chuẩn bị cắt đứt con sông đào là huyết mạch giao thông quan trọng trong nội địa Trung Quốc. Ngày 21/7, hơn 6900 lục quân Anh phát động trận đánh Trấn Giang, bị tử trận mất 169 người mới chiếm được Trấn Giang. Ngày 27, hạm đội Anh đã tới mặt sông Nam Kinh, quân Thanh đã không còn đủ lực lượng tác chiến, buộc phải chấp nhận yêu cầu của quân Anh. Đến ngày 29/8, Kỳ Anh và Henry Pottinger đã cùng ký một bản hiệp ước không bình đẳng, đó là "Hiệp ước Nam Kinh Trung Anh".
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Back
Top