Trong những ngày qua, dư luận xôn xao trước thông tin về đường dây sản xuất gần 600 loại sữa giả, nhắm đến đối tượng người bệnh, phụ nữ mang thai và trẻ em. Sự việc này không chỉ gây phẫn nộ trong cộng đồng mà còn khiến nhiều nghệ sĩ, trong đó có Vân Hugo, bị "réo tên" do liên quan đến quảng cáo các sản phẩm sữa.
Theo thông tin, các sản phẩm sữa giả được quảng cáo với những thành phần như chiết xuất tổ yến, đông trùng hạ thảo, bột macca, bột ******... Tuy nhiên, thực tế những thành phần này hoàn toàn không có trong sản phẩm. Đặc biệt, sữa HIUP 27, một trong những sản phẩm nằm trong danh sách bị xử phạt, đã bị Sở Y tế Hà Nội xử phạt vì quảng cáo sai sự thật về công dụng.
Trong các quảng cáo, nhiều nghệ sĩ tham gia đã khẳng định sản phẩm có công dụng đặc biệt, như tăng chiều cao, hỗ trợ điều trị bệnh. Điều này đã gây hiểu nhầm cho người tiêu dùng, dẫn đến việc mua và sử dụng sản phẩm với kỳ vọng không thực tế.
Sản phẩm sữa do Vân Hugo và nhiều nghệ sĩ quảng cáo từng bị xử phạt hành chính 25 triệu đồng.
Tối 13/4, cái tên Vân Hugo bất ngờ xuất hiện tràn lan trên các nền tảng mạng xã hội, không phải vì một hoạt động nghệ thuật mới mà vì liên quan đến ồn ào quảng cáo sản phẩm sữa sai sự thật.
Cụ thể, nữ MC bị cư dân mạng gọi tên trong loạt video, hình ảnh liên quan đến sản phẩm dinh dưỡng HIUP – một sản phẩm từng được giới thiệu rầm rộ là “siêu phẩm sữa non tăng chiều cao số 1 hiện nay”.
Trong hàng loạt clip quảng bá, nhiều nghệ sĩ, trong đó có MC Vân Hugo, đã khẳng định công dụng đặc biệt của sản phẩm này. Để tăng thêm độ tin cậy, đơn vị quảng cáo còn sử dụng lời chia sẻ của các bác sĩ, chuyên gia cùng với phản hồi tích cực từ người tiêu dùng.
Đáng chú ý, đến thời điểm hiện tại, trên trang Facebook chính thức của HIUP vẫn còn đăng tải hình ảnh của nhiều người nổi tiếng nhằm quảng bá cho sản phẩm. Nội dung của các video, bài đăng đều khẳng định HIUP là sản phẩm chuyên biệt giúp hỗ trợ tăng chiều cao, được chính các nghệ sĩ, bạn bè hoặc người thân của họ tin tưởng và sử dụng cho con em mình.
Tuy nhiên, theo thông tin từ Sở Y tế Hà Nội, vào ngày 21/3/2024, đơn vị này đã ban hành Quyết định số 75/QĐXPVPHC, xử phạt Công ty TNHH Kinh doanh và công nghệ Alama Việt Nam – đơn vị phân phối sản phẩm HIUP – vì hành vi quảng cáo sai sự thật. Cụ thể, sản phẩm HIUP 27 được giới thiệu trên website đã có nội dung quảng cáo không phù hợp với tài liệu được cơ quan chức năng phê duyệt. Giấy xác nhận nội dung quảng cáo do Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Vĩnh Phúc cấp từ năm 2022 không hề cho phép quảng cáo theo cách công ty đang thực hiện.
Với vi phạm này, công ty Alama Việt Nam bị xử phạt hành chính 25 triệu đồng, đồng thời bị yêu cầu cải chính thông tin và tháo gỡ toàn bộ nội dung quảng cáo sai lệch về sản phẩm HIUP 27.
Vụ việc trở nên nghiêm trọng hơn trong bối cảnh cả xã hội đang rúng động trước đường dây sản xuất gần 600 loại sữa giả, nhắm đến đối tượng dễ tổn thương như người bệnh, phụ nữ mang thai và trẻ em. Theo kết quả điều tra, nhiều sản phẩm được gắn mác chiết xuất từ tổ yến, đông trùng hạ thảo, bột macca, bột ******... thực tế lại không hề chứa những thành phần này.
Sự việc đã gây ra làn sóng phẫn nộ trong cộng đồng mạng. Nhiều khán giả yêu cầu các nghệ sĩ liên quan phải lên tiếng xin lỗi và chịu trách nhiệm về những quảng cáo sai sự thật. Họ cho rằng, việc lợi dụng niềm tin của công chúng để quảng cáo sản phẩm không đúng sự thật là hành vi cần lên án.
Việc nhiều nghệ sĩ tham gia quảng cáo sai sự thật không chỉ ảnh hưởng đến uy tín cá nhân mà còn gây mất lòng tin trong công chúng. Nhiều khán giả bày tỏ sự thất vọng và yêu cầu có chế tài xử lý nghiêm khắc đối với những hành vi này. Đồng thời, cơ quan chức năng cũng khuyến cáo các nghệ sĩ cần thận trọng hơn trong việc lựa chọn sản phẩm để quảng cáo, đảm bảo thông tin trung thực và chính xác.
Sự việc này là lời nhắc nhở cho tất cả về trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp, đặc biệt khi ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và niềm tin của người tiêu dùng.
Theo thông tin, các sản phẩm sữa giả được quảng cáo với những thành phần như chiết xuất tổ yến, đông trùng hạ thảo, bột macca, bột ******... Tuy nhiên, thực tế những thành phần này hoàn toàn không có trong sản phẩm. Đặc biệt, sữa HIUP 27, một trong những sản phẩm nằm trong danh sách bị xử phạt, đã bị Sở Y tế Hà Nội xử phạt vì quảng cáo sai sự thật về công dụng.
Trong các quảng cáo, nhiều nghệ sĩ tham gia đã khẳng định sản phẩm có công dụng đặc biệt, như tăng chiều cao, hỗ trợ điều trị bệnh. Điều này đã gây hiểu nhầm cho người tiêu dùng, dẫn đến việc mua và sử dụng sản phẩm với kỳ vọng không thực tế.
Sản phẩm sữa do Vân Hugo và nhiều nghệ sĩ quảng cáo từng bị xử phạt hành chính 25 triệu đồng.
Tối 13/4, cái tên Vân Hugo bất ngờ xuất hiện tràn lan trên các nền tảng mạng xã hội, không phải vì một hoạt động nghệ thuật mới mà vì liên quan đến ồn ào quảng cáo sản phẩm sữa sai sự thật.

Cụ thể, nữ MC bị cư dân mạng gọi tên trong loạt video, hình ảnh liên quan đến sản phẩm dinh dưỡng HIUP – một sản phẩm từng được giới thiệu rầm rộ là “siêu phẩm sữa non tăng chiều cao số 1 hiện nay”.
Trong hàng loạt clip quảng bá, nhiều nghệ sĩ, trong đó có MC Vân Hugo, đã khẳng định công dụng đặc biệt của sản phẩm này. Để tăng thêm độ tin cậy, đơn vị quảng cáo còn sử dụng lời chia sẻ của các bác sĩ, chuyên gia cùng với phản hồi tích cực từ người tiêu dùng.
Đáng chú ý, đến thời điểm hiện tại, trên trang Facebook chính thức của HIUP vẫn còn đăng tải hình ảnh của nhiều người nổi tiếng nhằm quảng bá cho sản phẩm. Nội dung của các video, bài đăng đều khẳng định HIUP là sản phẩm chuyên biệt giúp hỗ trợ tăng chiều cao, được chính các nghệ sĩ, bạn bè hoặc người thân của họ tin tưởng và sử dụng cho con em mình.
Tuy nhiên, theo thông tin từ Sở Y tế Hà Nội, vào ngày 21/3/2024, đơn vị này đã ban hành Quyết định số 75/QĐXPVPHC, xử phạt Công ty TNHH Kinh doanh và công nghệ Alama Việt Nam – đơn vị phân phối sản phẩm HIUP – vì hành vi quảng cáo sai sự thật. Cụ thể, sản phẩm HIUP 27 được giới thiệu trên website đã có nội dung quảng cáo không phù hợp với tài liệu được cơ quan chức năng phê duyệt. Giấy xác nhận nội dung quảng cáo do Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Vĩnh Phúc cấp từ năm 2022 không hề cho phép quảng cáo theo cách công ty đang thực hiện.
Với vi phạm này, công ty Alama Việt Nam bị xử phạt hành chính 25 triệu đồng, đồng thời bị yêu cầu cải chính thông tin và tháo gỡ toàn bộ nội dung quảng cáo sai lệch về sản phẩm HIUP 27.

Vụ việc trở nên nghiêm trọng hơn trong bối cảnh cả xã hội đang rúng động trước đường dây sản xuất gần 600 loại sữa giả, nhắm đến đối tượng dễ tổn thương như người bệnh, phụ nữ mang thai và trẻ em. Theo kết quả điều tra, nhiều sản phẩm được gắn mác chiết xuất từ tổ yến, đông trùng hạ thảo, bột macca, bột ******... thực tế lại không hề chứa những thành phần này.
Sự việc đã gây ra làn sóng phẫn nộ trong cộng đồng mạng. Nhiều khán giả yêu cầu các nghệ sĩ liên quan phải lên tiếng xin lỗi và chịu trách nhiệm về những quảng cáo sai sự thật. Họ cho rằng, việc lợi dụng niềm tin của công chúng để quảng cáo sản phẩm không đúng sự thật là hành vi cần lên án.
Việc nhiều nghệ sĩ tham gia quảng cáo sai sự thật không chỉ ảnh hưởng đến uy tín cá nhân mà còn gây mất lòng tin trong công chúng. Nhiều khán giả bày tỏ sự thất vọng và yêu cầu có chế tài xử lý nghiêm khắc đối với những hành vi này. Đồng thời, cơ quan chức năng cũng khuyến cáo các nghệ sĩ cần thận trọng hơn trong việc lựa chọn sản phẩm để quảng cáo, đảm bảo thông tin trung thực và chính xác.
Sự việc này là lời nhắc nhở cho tất cả về trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp, đặc biệt khi ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và niềm tin của người tiêu dùng.
Sửa lần cuối: