Duke
Thành viên nổi tiếng
Người ta chỉ trích Trump không ngừng: một nhân vật gây tranh cãi, biểu tượng của sự chia rẽ, một kẻ ngoại đạo trong chính trường, một doanh nhân thất bại mù mờ chính trị... Truyền thông gắn cho ông vô số nhãn mác: dân túy, kích động, bất thường.
Nhưng khi tôi nhìn vào cách Trump vận hành, tôi không thể không bật cười.
Vì sao ư? Bởi vì tất cả họ đều nhìn sai hướng.
Trump không đơn thuần là một chính trị gia. Ông là người đầu tiên áp dụng tư duy sản phẩm vào chính trị nước Mỹ.
Bạn nghĩ ông ấy đang vận hành theo lối mòn chính trị? Không, ông đang làm đúng như một giám đốc sản phẩm cừ khôi.
Vấn đề ở đây là: trong khi giới chính trị gia truyền thống sử dụng các mánh lới và thủ đoạn, thì Trump tiếp cận cử tri như “người dùng”.
Các chính trị gia thường phụ thuộc vào đảng phái, vận động hành lang, các bài phát biểu trau chuốt, giữ khoảng cách với dân chúng như thể họ ở một tầng lớp khác. Cử tri chỉ là “đám đông cần được thuyết phục”.
Còn Trump? Ông dùng đúng tinh thần "đặt người dùng làm trung tâm".
Lấy Twitter làm ví dụ. Người khác thấy ông dùng mạng xã hội để lãnh đạo là nông cạn. Nhưng từ góc nhìn sản phẩm, đó là phản hồi thời gian thực, là một chu trình lặp nhanh không ngừng. Trung bình 15-20 tweet mỗi ngày, liên tục cập nhật “tâm trạng thị trường” và điều chỉnh thông điệp theo phản ứng người xem.
Việc ông sa thải Ngoại trưởng Rex Tillerson (năm 2018, khi nhiệm kỳ đầu) qua một dòng tweet không phải là hành vi bốc đồng – mà là một dạng “quyết định MVP”: nhanh, rõ ràng, và gây chú ý.
Còn khẩu hiệu Make America Great Again thì sao? Nghe đơn giản đến thô. Nhưng nó giống như một slogan tiếp thị quá hoàn hảo: chạm đúng nỗi đau, dễ hiểu, dễ nhớ. Mùa xuân năm 2019, chỉ riêng chiếc mũ đỏ MAGA đã bán gần 1 triệu chiếc, mang về 45 triệu đô, một phụ kiện chính trị được tiêu thụ như một sản phẩm thời trang.
“Xây tường (rào biên giới)!” - một chính sách? Không. Đó là tính năng sản phẩm. Khi Trump nói: “Họ mang ma túy, tội phạm đến đây”, ông đang định nghĩa một vấn đề theo cách dễ cảm nhận. Rồi ngay lập tức tung ra giải pháp đơn giản, dễ hình dung: một bức tường. Đây chính là logic làm sản phẩm: xác định nỗi đau, thiết kế chức năng, truyền thông hiệu quả.
Đối đầu truyền thông mỗi ngày? Không phải vì ông thiếu kiểm soát cảm xúc mà là vì ông hiểu cách tạo sự phân cực để thu hút sự chú ý. Khi gọi CNN là “tin giả”, ông đã định hình một kẻ thù chung cho những người ủng hộ mình. Cứ mỗi lần bị tấn công bởi truyền thông, ông lại củng cố hình ảnh “chống giới tinh hoa” như một thương hiệu được tôi luyện bằng tranh cãi.
Quan trọng nhất: Trump là người đầu tiên trong chính trị Mỹ nhìn ra nhóm người dùng bị bỏ quên.
Khi tầng lớp chính trị vẫn quanh quẩn trong giới tinh hoa, tranh giành những cử tri "cao cấp", Trump quay đầu về phía khác - về những người Mỹ bình thường, giận dữ, cảm thấy bị lãng quên: công nhân ở Rust Belt, thu nhập 30.000 - 60.000 đô/năm, học hết phổ thông hoặc cao đẳng cộng đồng, tin vào giá trị truyền thống.
Trump không nói "toàn cầu hóa ảnh hưởng đến lực lượng lao động", ông nói "bọn họ đang cướp việc của bạn!" Đó là một nhà làm sản phẩm đang diễn đạt vấn đề theo cách người dùng hiểu và cảm nhận được.
Chính trị, rốt cuộc, không phải là việc quản lý giỏi, mà là khiến người ta tin rằng bạn sẽ làm được. Và Trump làm điều đó cực kỳ hiệu quả.
Ông hiểu rõ “chân dung người dùng”: tầng lớp trung lưu đang bất mãn. Họ không cần mỹ từ, họ cần ai đó thấy họ, nghe họ, và nói ngôn ngữ của họ.
Ông định vị rõ ràng: người phá luật, đại diện cho sự chống lại hệ thống cũ, gói gọn trong thông điệp "Nước Mỹ trên hết".
Ông tiếp thị bằng tranh cãi: mỗi dòng tweet, mỗi lần gây chiến với báo chí, mỗi lỗi đánh máy đều được biến thành đề tài nóng. Covfefe trở thành meme. Tin xấu trở thành lưu lượng truy cập, mà lưu lượng truy cập là quyền lực.
Ông tạo trải nghiệm trực tiếp, mộc mạc: không ngôn ngữ hàn lâm, không nói nước đôi. Những cuộc mít tinh của ông không giống các buổi vận động truyền thống mà như sự kiện ra mắt sản phẩm: có khẩu hiệu, nhạc nền, cảm xúc và bán hàng lưu niệm. Người tham gia không chỉ lắng nghe, họ cảm thấy mình thuộc về.
Quan trọng hơn cả: ông không cần tất cả mọi người thích mình. Ông chỉ cần một nhóm đủ trung thành để luôn theo dõi, ủng hộ và quảng bá sản phẩm "Trump".
Từ mũ MAGA đến sticker, sách, sự kiện... ông tạo ra một hệ sinh thái sản phẩm mà người dùng sẵn sàng trả tiền để được tham gia. Một số người thậm chí tham dự hàng chục buổi mít tinh. Trung bình mỗi khoản quyên góp là 28 đô, nhưng chính sự đóng góp nhỏ lẻ ấy lại tạo cảm giác “tôi cũng là một phần trong chiến dịch này”.
Trump không chỉ làm chính trị, ông đang “product hóa” chính trị.
Đội ngũ của ông đến từ giới kinh doanh, không phải chính trị. Họ làm việc như một startup: quyết định nhanh, cấu trúc gọn, xoay trục linh hoạt. Trump giống một nhà sáng lập hơn là một tổng thống truyền thống - và “thương hiệu chính trị” của ông xoay quanh cá nhân ông.
Thật ra, bài học ở đây rất rõ: tương lai của chính trị không nằm ở việc quay lại những truyền thống nhã nhặn, mà ở việc hiểu rõ cách vận hành của nền kinh tế chú ý và hành vi người dùng.
Chúng ta không cần một diễn viên hoàn hảo hơn.
Có lẽ, thứ chúng ta cần… là một người thành thật hơn, hoặc ít nhất, là một nhà quản lý sản phẩm hiểu rõ con người hơn bất kỳ ai.
Nhưng khi tôi nhìn vào cách Trump vận hành, tôi không thể không bật cười.
Vì sao ư? Bởi vì tất cả họ đều nhìn sai hướng.

Trump không đơn thuần là một chính trị gia. Ông là người đầu tiên áp dụng tư duy sản phẩm vào chính trị nước Mỹ.
Bạn nghĩ ông ấy đang vận hành theo lối mòn chính trị? Không, ông đang làm đúng như một giám đốc sản phẩm cừ khôi.
Vấn đề ở đây là: trong khi giới chính trị gia truyền thống sử dụng các mánh lới và thủ đoạn, thì Trump tiếp cận cử tri như “người dùng”.
Các chính trị gia thường phụ thuộc vào đảng phái, vận động hành lang, các bài phát biểu trau chuốt, giữ khoảng cách với dân chúng như thể họ ở một tầng lớp khác. Cử tri chỉ là “đám đông cần được thuyết phục”.
Còn Trump? Ông dùng đúng tinh thần "đặt người dùng làm trung tâm".
Lấy Twitter làm ví dụ. Người khác thấy ông dùng mạng xã hội để lãnh đạo là nông cạn. Nhưng từ góc nhìn sản phẩm, đó là phản hồi thời gian thực, là một chu trình lặp nhanh không ngừng. Trung bình 15-20 tweet mỗi ngày, liên tục cập nhật “tâm trạng thị trường” và điều chỉnh thông điệp theo phản ứng người xem.
Việc ông sa thải Ngoại trưởng Rex Tillerson (năm 2018, khi nhiệm kỳ đầu) qua một dòng tweet không phải là hành vi bốc đồng – mà là một dạng “quyết định MVP”: nhanh, rõ ràng, và gây chú ý.
Còn khẩu hiệu Make America Great Again thì sao? Nghe đơn giản đến thô. Nhưng nó giống như một slogan tiếp thị quá hoàn hảo: chạm đúng nỗi đau, dễ hiểu, dễ nhớ. Mùa xuân năm 2019, chỉ riêng chiếc mũ đỏ MAGA đã bán gần 1 triệu chiếc, mang về 45 triệu đô, một phụ kiện chính trị được tiêu thụ như một sản phẩm thời trang.
“Xây tường (rào biên giới)!” - một chính sách? Không. Đó là tính năng sản phẩm. Khi Trump nói: “Họ mang ma túy, tội phạm đến đây”, ông đang định nghĩa một vấn đề theo cách dễ cảm nhận. Rồi ngay lập tức tung ra giải pháp đơn giản, dễ hình dung: một bức tường. Đây chính là logic làm sản phẩm: xác định nỗi đau, thiết kế chức năng, truyền thông hiệu quả.

Đối đầu truyền thông mỗi ngày? Không phải vì ông thiếu kiểm soát cảm xúc mà là vì ông hiểu cách tạo sự phân cực để thu hút sự chú ý. Khi gọi CNN là “tin giả”, ông đã định hình một kẻ thù chung cho những người ủng hộ mình. Cứ mỗi lần bị tấn công bởi truyền thông, ông lại củng cố hình ảnh “chống giới tinh hoa” như một thương hiệu được tôi luyện bằng tranh cãi.
Quan trọng nhất: Trump là người đầu tiên trong chính trị Mỹ nhìn ra nhóm người dùng bị bỏ quên.
Khi tầng lớp chính trị vẫn quanh quẩn trong giới tinh hoa, tranh giành những cử tri "cao cấp", Trump quay đầu về phía khác - về những người Mỹ bình thường, giận dữ, cảm thấy bị lãng quên: công nhân ở Rust Belt, thu nhập 30.000 - 60.000 đô/năm, học hết phổ thông hoặc cao đẳng cộng đồng, tin vào giá trị truyền thống.
Trump không nói "toàn cầu hóa ảnh hưởng đến lực lượng lao động", ông nói "bọn họ đang cướp việc của bạn!" Đó là một nhà làm sản phẩm đang diễn đạt vấn đề theo cách người dùng hiểu và cảm nhận được.
Chính trị, rốt cuộc, không phải là việc quản lý giỏi, mà là khiến người ta tin rằng bạn sẽ làm được. Và Trump làm điều đó cực kỳ hiệu quả.
Ông hiểu rõ “chân dung người dùng”: tầng lớp trung lưu đang bất mãn. Họ không cần mỹ từ, họ cần ai đó thấy họ, nghe họ, và nói ngôn ngữ của họ.
Ông định vị rõ ràng: người phá luật, đại diện cho sự chống lại hệ thống cũ, gói gọn trong thông điệp "Nước Mỹ trên hết".
Ông tiếp thị bằng tranh cãi: mỗi dòng tweet, mỗi lần gây chiến với báo chí, mỗi lỗi đánh máy đều được biến thành đề tài nóng. Covfefe trở thành meme. Tin xấu trở thành lưu lượng truy cập, mà lưu lượng truy cập là quyền lực.
Ông tạo trải nghiệm trực tiếp, mộc mạc: không ngôn ngữ hàn lâm, không nói nước đôi. Những cuộc mít tinh của ông không giống các buổi vận động truyền thống mà như sự kiện ra mắt sản phẩm: có khẩu hiệu, nhạc nền, cảm xúc và bán hàng lưu niệm. Người tham gia không chỉ lắng nghe, họ cảm thấy mình thuộc về.
Quan trọng hơn cả: ông không cần tất cả mọi người thích mình. Ông chỉ cần một nhóm đủ trung thành để luôn theo dõi, ủng hộ và quảng bá sản phẩm "Trump".
Từ mũ MAGA đến sticker, sách, sự kiện... ông tạo ra một hệ sinh thái sản phẩm mà người dùng sẵn sàng trả tiền để được tham gia. Một số người thậm chí tham dự hàng chục buổi mít tinh. Trung bình mỗi khoản quyên góp là 28 đô, nhưng chính sự đóng góp nhỏ lẻ ấy lại tạo cảm giác “tôi cũng là một phần trong chiến dịch này”.
Trump không chỉ làm chính trị, ông đang “product hóa” chính trị.
Đội ngũ của ông đến từ giới kinh doanh, không phải chính trị. Họ làm việc như một startup: quyết định nhanh, cấu trúc gọn, xoay trục linh hoạt. Trump giống một nhà sáng lập hơn là một tổng thống truyền thống - và “thương hiệu chính trị” của ông xoay quanh cá nhân ông.
Thật ra, bài học ở đây rất rõ: tương lai của chính trị không nằm ở việc quay lại những truyền thống nhã nhặn, mà ở việc hiểu rõ cách vận hành của nền kinh tế chú ý và hành vi người dùng.
Chúng ta không cần một diễn viên hoàn hảo hơn.
Có lẽ, thứ chúng ta cần… là một người thành thật hơn, hoặc ít nhất, là một nhà quản lý sản phẩm hiểu rõ con người hơn bất kỳ ai.