Trung Quốc bơm thêm tiền, kích thích tiêu dùng trong nước để ứng phó với những biến động bên ngoài

Duke
Duke
Phản hồi: 0

Duke

Thành viên nổi tiếng
Trước những thách thức trong và ngoài nước, Trung Quốc đã đưa ra hàng loạt giải pháp ứng phó để ổn định và thúc đẩy kinh tế. Theo Tân Hoa Xã vừa tường thuật, cuộc họp Bộ Chính trị ngày 25/4 do Tổng Bí thư Tập Cận Bình chủ trì đã nhấn mạnh các định hướng lớn sau:
1745569989895.png

Chính quyền xác định kinh tế đang có dấu hiệu phục hồi tích cực, nhưng còn nhiều yếu tố bất ổn, đặc biệt là tác động từ bên ngoài. Vì vậy, Trung Quốc sẽ tập trung vào ổn định tăng trưởng bằng cách kết hợp linh hoạt các chính sách vĩ mô như tài khóa và tiền tệ.
Cụ thể, Trung Quốc sẽ đẩy nhanh việc phát hành trái phiếu đặc biệt, hạ tỷ lệ dự trữ bắt buộc, cắt giảm lãi suất, và duy trì thanh khoản dồi dào để hỗ trợ nền kinh tế thực. Các công cụ tài chính mới cũng sẽ được tạo ra nhằm thúc đẩy đổi mới công nghệ, mở rộng tiêu dùng, và ổn định xuất nhập khẩu.
Về tiêu dùng nội địa, Trung Quốc chú trọng tăng thu nhập cho nhóm thu nhập thấp và trung bình, thúc đẩy tiêu dùng dịch vụ và cải cách các cơ chế hỗ trợ tài chính. Đồng thời, sẽ có thêm biện pháp giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn, đẩy mạnh hội nhập thị trường trong và ngoài nước, phát triển ngành công nghiệp mới nổi và đầu tư cho công nghệ cốt lõi.
Trong lĩnh vực bất động sản, Trung Quốc cam kết cải tổ mô hình phát triển, tăng cung nhà ở chất lượng cao, xử lý các khoản nợ tồn đọng của chính quyền địa phương và doanh nghiệp liên quan đến chính quyền, đảm bảo thị trường bất động sản phát triển ổn định.
Ngoài ra, nước này sẽ cải thiện an sinh xã hội, bảo vệ việc làm bằng cách tăng hỗ trợ từ quỹ bảo hiểm thất nghiệp và đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp để ổn định giá cả lương thực. Việc xây dựng nông thôn mới, phòng chống thiên tai và đảm bảo an toàn sản xuất cũng là trọng tâm.
Cuối cùng, Trung Quốc nhấn mạnh vai trò lãnh đạo toàn diện của Đảng trong công tác kinh tế, yêu cầu các cấp ủy và cán bộ nêu cao tinh thần trách nhiệm, triển khai chính sách kịp thời và linh hoạt để củng cố đà phục hồi và duy trì ổn định xã hội.
Nói tóm lại, Trung Quốc đang dùng "đòn bẩy tài chính và tiền tệ" để đẩy dòng tiền chảy nhanh hơn, người dân tiêu nhiều hơn, doanh nghiệp sống được lâu hơn, từ đó giữ đà tăng trưởng và hạn chế các cú sốc từ bên ngoài.

Có ảnh hưởng gì đến chúng ta không?​

Nếu Trung Quốc kích thích tiêu dùng nội địa, nhu cầu hàng hóa – trong đó có nông sản, thực phẩm, linh kiện điện tử, hàng tiêu dùng… – sẽ tăng. Việt Nam là một trong những đối tác thương mại lớn của Trung Quốc, nên nếu Trung Quốc mua nhiều hơn, doanh nghiệp Việt có thể xuất khẩu được nhiều hơn.
Trung Quốc là nước tiêu thụ hàng đầu các loại nguyên liệu như thép, dầu, than, đồng…. Khi nước này bơm tiền và kích thích đầu tư (đặc biệt là hạ tầng, bất động sản), giá các mặt hàng này có thể tăng lên. Điều này sẽ khiến chi phí đầu vào của doanh nghiệp Việt Nam tăng, đặc biệt trong ngành xây dựng, sản xuất công nghiệp.
Nếu Trung Quốc hạ lãi suất, đồng Nhân dân tệ (CNY) có thể mất giá. Điều này có thể tạo ra áp lực lên tỷ giá giữa VND và USD/CNY, khiến hàng Trung Quốc rẻ hơn so với hàng Việt Nam, làm giảm tính cạnh tranh của hàng Việt cả ở thị trường nội địa lẫn xuất khẩu.
Cuối cùng, trong lúc kích thích tiêu dùng nhưng tiêu thụ nội địa chưa cải thiện ngay, Trung Quốc có thể tìm cách xả hàng tồn kho ra nước ngoài, trong đó Việt Nam là điểm đến gần và dễ tiếp cận. Nếu không kiểm soát tốt, hàng hóa Trung Quốc rẻ có thể làm khó ngành sản xuất chúng ta, nhất là nhóm doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Chỉ là thiển ý của tôi, hy vọng các nhà quản lý, doanh nghiệp trong nước nên theo dõi sát tình hình để chớp thời cơ, giảm rủi ro.
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga

Thành viên mới đăng

Back
Top