Thanh Hải Lucky
Thanh Hải Lucky
Trong quá trình tiếp xúc, tư vấn cho phụ huynh và các con, tôi thường xuyên nhận được những câu hỏi từ phụ huynh có con em học cấp 1, 2, 3 khi các em gặp phải tình trạng học hành sa sút, điểm số kém, và lo lắng về khả năng đỗ vào các trường cấp 3 hay đại học. Điều này là vấn đề phổ biến trong nhiều gia đình, khi phụ huynh băn khoăn không biết làm thế nào để giúp con vượt qua giai đoạn khó khăn này.
1. Khó khăn của học sinh: Không phải lúc nào cũng dễ dàng nhận ra
Với các em học sinh, nhất là ở lứa tuổi cấp 1, 2 và 3, việc gặp phải khó khăn trong học tập là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, điều quan trọng không phải chỉ là giúp các em cải thiện điểm số ngay lập tức, mà là phải hiểu rõ nguyên nhân khiến các em gặp khó khăn và giúp các em tìm ra cách giải quyết vấn đề một cách bền vững. Đôi khi, những thay đổi trong cảm xúc, mối quan hệ với bạn bè hay thậm chí là sự thiếu tự tin cũng có thể ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả học tập của các em.
2. Động lực học tập: Tại sao lại quan trọng?
Trải qua thời gian làm công tác tư vấn, tôi nhận thấy rằng một yếu tố quan trọng giúp học sinh vượt qua những thử thách trong học tập chính là động lực. Nếu học sinh không nhận thức được mục tiêu của mình, không biết vì sao mình học và học để làm gì, thì mọi nỗ lực đều trở nên mờ nhạt và khó duy trì.
Động lực học tập không chỉ giúp các em có đủ năng lượng để vượt qua những khó khăn, mà còn là yếu tố quyết định giúp các em duy trì sự tập trung, nỗ lực học tập và đạt được kết quả tốt. Động lực có thể đến từ nhiều nguồn khác nhau, từ gia đình, bạn bè, thầy cô, hay chính từ bên trong các em khi các em nhận thức được tầm quan trọng của việc học đối với tương lai của mình.
3. Cách giúp các em nhận ra mình cần gì và làm thế nào để đạt được mục tiêu
Một trong những công việc đầu tiên khi tôi làm việc với học sinh là giúp các em nhận thức được mục tiêu học tập của mình. Học sinh cần hiểu rõ vì sao mình cần học, học để làm gì và những lợi ích mà học tập mang lại. Ví dụ, đối với các em học sinh lớp 9, việc thi vào lớp 10 có thể là mục tiêu rõ ràng, còn đối với học sinh lớp 12, mục tiêu có thể là việc đỗ vào đại học. Khi học sinh hiểu rõ mục tiêu của mình, các con sẽ tìm thấy động lực để nỗ lực học tập.
4. Truyền động lực cho học sinh
Để truyền động lực cho các em, tôi thường xuyên trò chuyện và tạo một không gian an toàn để các em chia sẻ những lo lắng và khó khăn mà mình đang gặp phải. Một cuộc trò chuyện không phán xét, lắng nghe và thấu hiểu sẽ giúp các em cảm thấy mình không đơn độc trong hành trình học tập.
Bên cạnh đó, tôi cũng khuyến khích phụ huynh và thầy cô tìm cách giúp các em nhận ra những tiến bộ dù là nhỏ nhất. Khi học sinh nhận thấy sự tiến bộ của bản thân, dù là từ việc cải thiện một chút điểm số hay hoàn thành một bài kiểm tra tốt hơn, điều đó sẽ tạo ra động lực mạnh mẽ để các em tiếp tục nỗ lực hơn nữa.
Câu chuyện của học sinh Trần Gia Minh: Vượt qua thất vọng để đạt được ước mơ Đại học Bách khoa tôi muốn chia sẻ để các phụ huynh cùng tham khảo để thấy răng, việc truyền động lực cho các con là rất quan trọng:
Trong hành trình tư vấn tâm lý học đường, tôi đã gặp rất nhiều học sinh phải đối mặt với những cú sốc lớn trong học tập, và câu chuyện của Trần Gia Minh , một học sinh lớp 10, là một trong những trường hợp khiến tôi cảm thấy đầy cảm hứng.
Gia Minh sinh ăm 2004, là một học sinh thông minh học trường GV và luôn mong đỗ được vào trường chuyên. Tuy nhiên, khi kết quả kỳ thi vào trường chuyên không như mong đợi, Minh cảm thấy thất vọng tột cùng dù mẹ đã xin cho em vào học lớp chọn của một trường dân lập nổi tiếng ở Hà nội. Cảm giác không thể hòa nhập vào môi trường học của trường tư đã khiến Minh càng thêm lo lắng, tự ti và nghi ngờ về khả năng của bản thân. Cảm giác tự ti, lo âu và buồn bã bao trùm lên em, khiến em không thể tập trung vào việc học cũng như tham gia các hoạt động tại trường chính vì vậy qua một phụ huynh khác giới thiệu, mẹ Minh đã đưa con đến gặp tôi để tư vấn và hỗ trợ vì thấy con ngày càng khác và không muốn tiếp xúc với nhiều người.
Sau khi lắng nghe những tâm sự của Gia Minh, tôi đã nói chuyện rất thoải mái và giải thích rằng: “Trượt một kỳ thi không phải là điều quan trọng nhất. Việc không vào trường chuyên không có nghĩa là khả năng của con kém, mà chỉ đơn giản là chưahọc đúng hoặc thiếu chút may mắn thôi. Điều quan trọng hơn là con cần phải nhìn xa hơn, hướng đến mục tiêu Đại học mà con muốn đạt được. Con thích vào trường đại học gì?” Gia Minh nói, con rất thích thi vào ngành CNTT của ĐH Bách khoa nhưng làm sao mà đỗ được.
Tôi đã giúp Minh nhận ra rằng không phải học ở một trường chuyên hay trường tư mới là điều quyết định sự thành công. Và tôi cho em xem các tấm ảnh học sinh khóa trước đỗ các trường đại học top đầu của Lucky, trong đó nhiều bạn học trường chuyên những cũng có học sinh như bạn Sơn từng trượt vào 10 mà học trường dân lập như con. tôi nói rằng, mỗi học sinh có một lộ trình khác nhau và sự phát triển không thể chỉ đánh giá qua một kỳ thi. Quan trọng hơn hết là sự kiên trì, nỗ lực và định hướng rõ ràng trong tương lai. Tôi khuyên Minh hãy quên đi những thất bại tạm thời và tập trung vào mục tiêu dài hạn – đó là Đại học. Với sự động viên, Trần Gia Minh bắt đầu thay đổi cách nhìn nhận vấn đề và điều chỉnh mục tiêu của mình. Tôi đã cùng Minh vạch ra một lộ trình học tập chi tiết, bao gồm việc học IELTS và luyện thi Đánh giá tư duy để chuẩn bị cho kỳ thi Đại học năm 2023.
Minh đã bắt đầu chăm chỉ học tiếng Anh, tập trung vào việc cải thiện kỹ năng của mình và ôn luyện các môn học. Thay vì thu mình lại, chơi game và hay buồn chán, ủ rũ, Minh tập trung vào việc học 4 kỹ năng IELTS, toán, lý và các môn học khác và dần dần tìm lại được niềm đam mê học tập. Minh được tuyển vào đội tuyển học sinh giỏi toán của trường và được các bạn ngưỡng mộ nên con dần hòa đồng và có động lực để thực hiện mục tiêu, lộ trình tôi đã tư vấn. Kỳ thi năm đó, Gia Minh không chỉ đạt được kết quả cao trong kỳ thi IELTS với 7.5 IELTS mà còn hoàn thành tốt kỳ thi Đánh giá tư duy với điểm số ấn tượng. Với nỗ lực không ngừng nghỉ và một lộ trình học tập rõ ràng, Gia Minh đã đạt được mục tiêu lớn của mình: Đỗ vào Đại học Bách khoa – một trong những trường đại học hàng đầu với điểm chuẩn vào đại học luôn rất cao.
5. Tự giác là chìa khóa thành công
Qua trường hợp Gia Minh, tôi nhận thấy, một khi học sinh có động lực và hiểu được mục tiêu học tập của mình, việc tự giác trong học tập sẽ trở nên dễ dàng hơn. Các em sẽ chủ động tìm kiếm tài liệu, làm bài tập, tham gia vào các hoạt động học tập mà không cần phải ép buộc. Động lực sẽ dẫn đường cho sự tự giác, và từ đó các em sẽ đạt được những kết quả khả quan.
Là một người thường xuyên tư vấn tâm lý cho các phụ huynh và các con, tôi luôn nhấn mạnh rằng, chìa khóa quan trọng để giúp học sinh vượt qua khó khăn trong học tập không phải là một phương pháp hay công cụ nào đặc biệt, mà là việc tạo ra động lực học tập và giúp các em nhận thức rõ ràng mục tiêu của mình. Khi các em có động lực, mọi thử thách sẽ trở nên dễ dàng vượt qua và các em sẽ dần tiến bộ. Mỗi bước đi, dù nhỏ, cũng là một thành công lớn, và đó chính là những gì các em cần để đạt được những mục tiêu học tập của mình.
#Thôngtư29cấmdạythêm
1. Khó khăn của học sinh: Không phải lúc nào cũng dễ dàng nhận ra
Với các em học sinh, nhất là ở lứa tuổi cấp 1, 2 và 3, việc gặp phải khó khăn trong học tập là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, điều quan trọng không phải chỉ là giúp các em cải thiện điểm số ngay lập tức, mà là phải hiểu rõ nguyên nhân khiến các em gặp khó khăn và giúp các em tìm ra cách giải quyết vấn đề một cách bền vững. Đôi khi, những thay đổi trong cảm xúc, mối quan hệ với bạn bè hay thậm chí là sự thiếu tự tin cũng có thể ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả học tập của các em.
2. Động lực học tập: Tại sao lại quan trọng?
Trải qua thời gian làm công tác tư vấn, tôi nhận thấy rằng một yếu tố quan trọng giúp học sinh vượt qua những thử thách trong học tập chính là động lực. Nếu học sinh không nhận thức được mục tiêu của mình, không biết vì sao mình học và học để làm gì, thì mọi nỗ lực đều trở nên mờ nhạt và khó duy trì.
Động lực học tập không chỉ giúp các em có đủ năng lượng để vượt qua những khó khăn, mà còn là yếu tố quyết định giúp các em duy trì sự tập trung, nỗ lực học tập và đạt được kết quả tốt. Động lực có thể đến từ nhiều nguồn khác nhau, từ gia đình, bạn bè, thầy cô, hay chính từ bên trong các em khi các em nhận thức được tầm quan trọng của việc học đối với tương lai của mình.
3. Cách giúp các em nhận ra mình cần gì và làm thế nào để đạt được mục tiêu
Một trong những công việc đầu tiên khi tôi làm việc với học sinh là giúp các em nhận thức được mục tiêu học tập của mình. Học sinh cần hiểu rõ vì sao mình cần học, học để làm gì và những lợi ích mà học tập mang lại. Ví dụ, đối với các em học sinh lớp 9, việc thi vào lớp 10 có thể là mục tiêu rõ ràng, còn đối với học sinh lớp 12, mục tiêu có thể là việc đỗ vào đại học. Khi học sinh hiểu rõ mục tiêu của mình, các con sẽ tìm thấy động lực để nỗ lực học tập.
4. Truyền động lực cho học sinh
Để truyền động lực cho các em, tôi thường xuyên trò chuyện và tạo một không gian an toàn để các em chia sẻ những lo lắng và khó khăn mà mình đang gặp phải. Một cuộc trò chuyện không phán xét, lắng nghe và thấu hiểu sẽ giúp các em cảm thấy mình không đơn độc trong hành trình học tập.
Bên cạnh đó, tôi cũng khuyến khích phụ huynh và thầy cô tìm cách giúp các em nhận ra những tiến bộ dù là nhỏ nhất. Khi học sinh nhận thấy sự tiến bộ của bản thân, dù là từ việc cải thiện một chút điểm số hay hoàn thành một bài kiểm tra tốt hơn, điều đó sẽ tạo ra động lực mạnh mẽ để các em tiếp tục nỗ lực hơn nữa.
Câu chuyện của học sinh Trần Gia Minh: Vượt qua thất vọng để đạt được ước mơ Đại học Bách khoa tôi muốn chia sẻ để các phụ huynh cùng tham khảo để thấy răng, việc truyền động lực cho các con là rất quan trọng:
Trong hành trình tư vấn tâm lý học đường, tôi đã gặp rất nhiều học sinh phải đối mặt với những cú sốc lớn trong học tập, và câu chuyện của Trần Gia Minh , một học sinh lớp 10, là một trong những trường hợp khiến tôi cảm thấy đầy cảm hứng.
Gia Minh sinh ăm 2004, là một học sinh thông minh học trường GV và luôn mong đỗ được vào trường chuyên. Tuy nhiên, khi kết quả kỳ thi vào trường chuyên không như mong đợi, Minh cảm thấy thất vọng tột cùng dù mẹ đã xin cho em vào học lớp chọn của một trường dân lập nổi tiếng ở Hà nội. Cảm giác không thể hòa nhập vào môi trường học của trường tư đã khiến Minh càng thêm lo lắng, tự ti và nghi ngờ về khả năng của bản thân. Cảm giác tự ti, lo âu và buồn bã bao trùm lên em, khiến em không thể tập trung vào việc học cũng như tham gia các hoạt động tại trường chính vì vậy qua một phụ huynh khác giới thiệu, mẹ Minh đã đưa con đến gặp tôi để tư vấn và hỗ trợ vì thấy con ngày càng khác và không muốn tiếp xúc với nhiều người.
Sau khi lắng nghe những tâm sự của Gia Minh, tôi đã nói chuyện rất thoải mái và giải thích rằng: “Trượt một kỳ thi không phải là điều quan trọng nhất. Việc không vào trường chuyên không có nghĩa là khả năng của con kém, mà chỉ đơn giản là chưahọc đúng hoặc thiếu chút may mắn thôi. Điều quan trọng hơn là con cần phải nhìn xa hơn, hướng đến mục tiêu Đại học mà con muốn đạt được. Con thích vào trường đại học gì?” Gia Minh nói, con rất thích thi vào ngành CNTT của ĐH Bách khoa nhưng làm sao mà đỗ được.
Tôi đã giúp Minh nhận ra rằng không phải học ở một trường chuyên hay trường tư mới là điều quyết định sự thành công. Và tôi cho em xem các tấm ảnh học sinh khóa trước đỗ các trường đại học top đầu của Lucky, trong đó nhiều bạn học trường chuyên những cũng có học sinh như bạn Sơn từng trượt vào 10 mà học trường dân lập như con. tôi nói rằng, mỗi học sinh có một lộ trình khác nhau và sự phát triển không thể chỉ đánh giá qua một kỳ thi. Quan trọng hơn hết là sự kiên trì, nỗ lực và định hướng rõ ràng trong tương lai. Tôi khuyên Minh hãy quên đi những thất bại tạm thời và tập trung vào mục tiêu dài hạn – đó là Đại học. Với sự động viên, Trần Gia Minh bắt đầu thay đổi cách nhìn nhận vấn đề và điều chỉnh mục tiêu của mình. Tôi đã cùng Minh vạch ra một lộ trình học tập chi tiết, bao gồm việc học IELTS và luyện thi Đánh giá tư duy để chuẩn bị cho kỳ thi Đại học năm 2023.
![1739435883335.png 1739435883335.png](https://homevn.s3.hn-1.cloud.cmctelecom.vn/data/attachments/12/12924-0ea972e17888b1b1242932d5056c9452.jpg)
Minh đã bắt đầu chăm chỉ học tiếng Anh, tập trung vào việc cải thiện kỹ năng của mình và ôn luyện các môn học. Thay vì thu mình lại, chơi game và hay buồn chán, ủ rũ, Minh tập trung vào việc học 4 kỹ năng IELTS, toán, lý và các môn học khác và dần dần tìm lại được niềm đam mê học tập. Minh được tuyển vào đội tuyển học sinh giỏi toán của trường và được các bạn ngưỡng mộ nên con dần hòa đồng và có động lực để thực hiện mục tiêu, lộ trình tôi đã tư vấn. Kỳ thi năm đó, Gia Minh không chỉ đạt được kết quả cao trong kỳ thi IELTS với 7.5 IELTS mà còn hoàn thành tốt kỳ thi Đánh giá tư duy với điểm số ấn tượng. Với nỗ lực không ngừng nghỉ và một lộ trình học tập rõ ràng, Gia Minh đã đạt được mục tiêu lớn của mình: Đỗ vào Đại học Bách khoa – một trong những trường đại học hàng đầu với điểm chuẩn vào đại học luôn rất cao.
5. Tự giác là chìa khóa thành công
Qua trường hợp Gia Minh, tôi nhận thấy, một khi học sinh có động lực và hiểu được mục tiêu học tập của mình, việc tự giác trong học tập sẽ trở nên dễ dàng hơn. Các em sẽ chủ động tìm kiếm tài liệu, làm bài tập, tham gia vào các hoạt động học tập mà không cần phải ép buộc. Động lực sẽ dẫn đường cho sự tự giác, và từ đó các em sẽ đạt được những kết quả khả quan.
![1739435832589.png 1739435832589.png](https://homevn.s3.hn-1.cloud.cmctelecom.vn/data/attachments/12/12923-8599903f134019545b369480fe1a77d7.jpg)
Là một người thường xuyên tư vấn tâm lý cho các phụ huynh và các con, tôi luôn nhấn mạnh rằng, chìa khóa quan trọng để giúp học sinh vượt qua khó khăn trong học tập không phải là một phương pháp hay công cụ nào đặc biệt, mà là việc tạo ra động lực học tập và giúp các em nhận thức rõ ràng mục tiêu của mình. Khi các em có động lực, mọi thử thách sẽ trở nên dễ dàng vượt qua và các em sẽ dần tiến bộ. Mỗi bước đi, dù nhỏ, cũng là một thành công lớn, và đó chính là những gì các em cần để đạt được những mục tiêu học tập của mình.
#Thôngtư29cấmdạythêm
Sửa lần cuối bởi điều hành viên: