Từ 15/8: 7 trường hợp sẽ bị thu hồi, tạm khóa thẻ BHYT

conduongmauxanh2106
Con Đường Màu Xanh
Phản hồi: 0

Con Đường Màu Xanh

Thành viên nổi tiếng
Kể từ ngày 15/8 có 7 trường hợp dưới đây sẽ bị thu hồi, tạm khóa thẻ BHYT, người dân đặc biệt chú ý.

Nghị định 188/2025/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm y tế (BHYT). Theo đó, Nghị định sẽ có hiệu lực từ 15-8.

Thu hồi, tạm giữ hoặc tạm khóa giá trị sử dụng thẻ BHYT

1. Thẻ BHYT bị thu hồi trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 20 của Luật BHYT. Cụ thể, gian lận trong việc cấp thẻ BHYT và trường hợp người có tên trong thẻ BHYT không tiếp tục tham gia BHYT.

2. Trường hợp gian lận trong việc cấp thẻ BHYT bao gồm:

Có hành vi gian lận thông tin về đối tượng, mức hưởng trong việc cấp thẻ BHYT;

Các hành vi gian lận khác.

3. Thẻ BHYT bị tạm giữ hoặc tạm khóa giá trị sử dụng trong trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 20 của Luật BHYT. Cụ thể, thẻ BHYT bị tạm giữ trong trường hợp người đi khám bệnh, chữa bệnh sử dụng thẻ BHYT của người khác. Người có thẻ BHYT bị tạm giữ có trách nhiệm đến nhận lại thẻ và nộp phạt theo quy định của pháp luật.

4. Khi phát hiện hành vi vi phạm được quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thông báo cho cơ quan bảo hiểm xã hội.

5. Cơ quan bảo hiểm xã hội thu hồi, tạm giữ hoặc tạm khóa giá trị sử dụng thẻ BHYT khi phát hiện hoặc nhận được thông báo của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh về các hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1, 2 và 3 điều này.

6. Khi thu hồi, tạm giữ hoặc tạm khóa giá trị sử dụng thẻ BHYT, cơ quan bảo hiểm xã hội phải thông báo cho người tham gia BHYT biết.

7. Thẻ BHYT bị tạm khóa giá trị sử dụng được mở khóa, bị tạm giữ được trả lại khi người cho người khác mượn thẻ và người sử dụng thẻ BHYT của người khác đã thực hiện nghĩa vụ nộp phạt và biện pháp khắc phục hậu quả (nếu có) theo quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.

1753707805091.png


Thẻ BHYT bao gồm những thông tin gì?

Căn cứ Điều 10 Nghị định 188/2025/NĐ-CP quy định thông tin thẻ BHYT như sau:

Thẻ BHYT bản điện tử hoặc bản giấy do cơ quan BHXH phát hành kèm theo mã số BHYT và các thông tin cơ bản sau đây:

- Thông tin cá nhân của người tham gia BHYT, bao gồm: họ và tên, giới tính, ngày tháng năm sinh.

- Thông tin về mức hưởng BHYT theo đối tượng tham gia BHYT.

- Thời điểm thẻ BHYT có giá trị sử dụng.

- Nơi đăng ký khám bệnh, chữa bệnh BHYT ban đầu.

- Thời điểm tham gia BHYT đủ 5 năm liên tục trở lên đối với đối tượng phải cùng chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh.

Thẻ BHYT bản điện tử được thể hiện ở dạng dữ liệu điện tử do BHXH Việt Nam lập bằng phương tiện điện tử, trong đó chứa đựng thông tin theo quy định.

Thông tin thẻ BHYT được tích hợp và đồng bộ theo mã số BHYT, số căn cước của người tham gia BHYT.

Sử dụng thẻ bảo hiểm y tế sai quy định bị xử lý thế nào?

Các mức phạt vi phạm quy định về sử dụng thẻ bảo hiểm y tế

Theo quy định tại Điều 84, Nghị Định 117/2020/NĐ-CP đối tượng vi phạm về sử dụng thẻ bảo hiểm y tế trong khám bệnh, chữa bệnh bị xử lý như sau:

Phạt tiền đối với hành vi cho người khác mượn thẻ BHYT hoặc sử dụng thẻ BHYT của người khác trong khám bệnh, chữa bệnh theo một trong các mức sau đây:

- Phạt từ 1.000.000 - 2.000.000 đồng đối với trường hợp vi phạm nhưng chưa làm thiệt hại đến quỹ bảo hiểm y tế.

- Phạt từ 3.000.000 - 5.000.000 đồng đối với trường hợp vi phạm làm thiệt hại đến quỹ BHYT.

Người lao động tuyệt đối không sử dụng thẻ BHYT của người khác để khám chữa bệnh BHYT để tránh trường hợp bị phạt.

Đối tượng vi phạm quy định sử dụng thẻ bảo hiểm y tế bị xử lý thế nào?

Đối tượng vi phạm về việc sử dụng thẻ BHYT sẽ bị buộc phải thực hiện các quy định sau:

- Buộc hoàn trả số tiền đã vi phạm vào tài khoản thu của quỹ BHYT (nếu có).

- Bị phạt tới 5 triệu đồng khi cho mượn thẻ BHYT hoặc sử dụng thẻ BHYT đi khám bệnh, chữa bệnh.

 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Back
Top