Ánh Bình Minh
Thành viên nổi tiếng
Nguồn vốn đầu tư công trong 5 năm tới sẽ được ưu tiên để đẩy nhanh tiến độ các dự án đường cao tốc, đường sắt tốc độ cao, đường sắt đô thị, nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
Đây là định hướng quan trọng được đề cập trong Nghị quyết về nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư công 2026-2030, vừa được Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua chiều 7/2.
Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh điểm mới về nguyên tắc, tiêu chí phân bổ vốn đầu tư công trong 5 năm tới, là tập trung ưu tiên bố trí vốn để đẩy nhanh tiến độ, sớm hoàn thành các dự án quan trọng quốc gia, dự án đường cao tốc, đường sắt tốc độ cao, đường sắt đô thị, và các dự án có ý nghĩa thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững.
Chương trình, dự án thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh, tư pháp, khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, năng lượng nguyên tử, hạ tầng số, vi mạch bán dẫn, giáo dục, đào tạo nhân lực chất lượng cao, bảo vệ chăm sóc sức khỏe nhân dân, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu... cũng là những nội dung sẽ được ưu tiên bố trí vốn đầu tư công.
Góp thêm ý kiến về nội dung này, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh cần phải khắc phục được tình trạng phân bổ dàn trải, thiếu hợp lý giữa các ngành, lĩnh vực quan trọng.
Theo ông, việc phân bổ dàn trải vừa qua khiến việc sử dụng vốn đầu tư công không hiệu quả.
Nêu thực tế việc phân bổ vốn đầu tư công thời gian qua chưa có cơ chế quản lý lập kế hoạch vốn từ nguồn ngân sách địa phương, chưa ràng buộc trách nhiệm ngân sách địa phương dành vốn cho đầu tư cơ sở hạ tầng, tỷ lệ giải ngân thấp..., Chủ tịch Quốc hội đề nghị phải khắc phục được những hạn chế này trong giai đoạn tới.
Ông Mẫn góp ý tiêu chí phân bổ vốn đầu tư công giai đoạn tới phải dựa trên mức độ cấp thiết, tính hiệu quả, đảm bảo minh bạch và công bằng. "Cái nào cấp bách, cấp thiết thì phân bổ, còn chưa cấp bách thì gác lại. Nhất là các công trình dở dang cần bố trí vốn cho dứt điểm", Chủ tịch Quốc hội nêu quan điểm.
Dẫn chứng, ông đề nghị Bộ trưởng KH&ĐT tập trung cao xử lý dứt điểm dự án Bệnh viện Ung bướu Cần Thơ sử dụng vốn vay ODA của Hungary. "Dự án bệnh viện bỏ hoang mấy năm nay. Không biết anh Dũng đi đến đó chưa, tôi đến mấy lần, rất sốt ruột", ông nói.
Bên cạnh đó, Chủ tịch Quốc hội đề nghị ưu tiên bố trí vốn cho lĩnh vực khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số. Ông cho biết sáng nay, tại cuộc họp Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Tô Lâm yêu cầu ngay kỳ họp bất thường thứ 9 này phải có nghị quyết tháo gỡ khó khăn cho khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.
"Tổng Bí thư hết sức sốt ruột, nói đợi đến kỳ họp Quốc hội tháng 5 thì xa quá. Đề nghị anh Dũng về xem xét lại, tập trung đầu tư vốn cho lĩnh vực khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo. Cái này bố trí sẽ được ủng hộ ngay, ủng hộ cao", Chủ tịch Quốc hội nói.
Phát biểu giải trình, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết giai đoạn trước có tới hơn 20.000 dự án đầu tư công, thời kỳ 2016-2020 giảm xuống còn 10.000 dự án, nhiệm kỳ vừa qua giảm xuống dưới 5.000. Nhiệm kỳ này, Thủ tướng yêu cầu giảm xuống dưới 3.000 dự án.
Trước đề nghị của Chủ tịch Quốc hội, Bộ trưởng KH&ĐT khẳng định sẽ ưu tiên vốn cho khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số.
Đây là định hướng quan trọng được đề cập trong Nghị quyết về nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư công 2026-2030, vừa được Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua chiều 7/2.
Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh điểm mới về nguyên tắc, tiêu chí phân bổ vốn đầu tư công trong 5 năm tới, là tập trung ưu tiên bố trí vốn để đẩy nhanh tiến độ, sớm hoàn thành các dự án quan trọng quốc gia, dự án đường cao tốc, đường sắt tốc độ cao, đường sắt đô thị, và các dự án có ý nghĩa thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững.
Chương trình, dự án thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh, tư pháp, khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, năng lượng nguyên tử, hạ tầng số, vi mạch bán dẫn, giáo dục, đào tạo nhân lực chất lượng cao, bảo vệ chăm sóc sức khỏe nhân dân, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu... cũng là những nội dung sẽ được ưu tiên bố trí vốn đầu tư công.
Bộ trưởng KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng (Ảnh: Phạm Thắng).
Góp thêm ý kiến về nội dung này, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh cần phải khắc phục được tình trạng phân bổ dàn trải, thiếu hợp lý giữa các ngành, lĩnh vực quan trọng.
Theo ông, việc phân bổ dàn trải vừa qua khiến việc sử dụng vốn đầu tư công không hiệu quả.
Nêu thực tế việc phân bổ vốn đầu tư công thời gian qua chưa có cơ chế quản lý lập kế hoạch vốn từ nguồn ngân sách địa phương, chưa ràng buộc trách nhiệm ngân sách địa phương dành vốn cho đầu tư cơ sở hạ tầng, tỷ lệ giải ngân thấp..., Chủ tịch Quốc hội đề nghị phải khắc phục được những hạn chế này trong giai đoạn tới.
Ông Mẫn góp ý tiêu chí phân bổ vốn đầu tư công giai đoạn tới phải dựa trên mức độ cấp thiết, tính hiệu quả, đảm bảo minh bạch và công bằng. "Cái nào cấp bách, cấp thiết thì phân bổ, còn chưa cấp bách thì gác lại. Nhất là các công trình dở dang cần bố trí vốn cho dứt điểm", Chủ tịch Quốc hội nêu quan điểm.
Dẫn chứng, ông đề nghị Bộ trưởng KH&ĐT tập trung cao xử lý dứt điểm dự án Bệnh viện Ung bướu Cần Thơ sử dụng vốn vay ODA của Hungary. "Dự án bệnh viện bỏ hoang mấy năm nay. Không biết anh Dũng đi đến đó chưa, tôi đến mấy lần, rất sốt ruột", ông nói.
Bên cạnh đó, Chủ tịch Quốc hội đề nghị ưu tiên bố trí vốn cho lĩnh vực khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số. Ông cho biết sáng nay, tại cuộc họp Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Tô Lâm yêu cầu ngay kỳ họp bất thường thứ 9 này phải có nghị quyết tháo gỡ khó khăn cho khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.
"Tổng Bí thư hết sức sốt ruột, nói đợi đến kỳ họp Quốc hội tháng 5 thì xa quá. Đề nghị anh Dũng về xem xét lại, tập trung đầu tư vốn cho lĩnh vực khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo. Cái này bố trí sẽ được ủng hộ ngay, ủng hộ cao", Chủ tịch Quốc hội nói.
Phát biểu giải trình, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết giai đoạn trước có tới hơn 20.000 dự án đầu tư công, thời kỳ 2016-2020 giảm xuống còn 10.000 dự án, nhiệm kỳ vừa qua giảm xuống dưới 5.000. Nhiệm kỳ này, Thủ tướng yêu cầu giảm xuống dưới 3.000 dự án.
Trước đề nghị của Chủ tịch Quốc hội, Bộ trưởng KH&ĐT khẳng định sẽ ưu tiên vốn cho khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số.
Nguồn: Dân Trí