MiLa Tara
Thành viên nổi tiếng
Chị Sáu, cán bộ dự án, hôm 12/4, vui mừng báo với đối tác quốc tế rằng Cần Thơ sẽ thành “siêu đô thị vùng đồng bằng sông Cửu Long” sau khi nhập với Sóc Trăng và Hậu Giang.
Những dự án đặc thù liên vùng về ứng phó biến đổi khí hậu và chống sạt lở từng phân mảnh và thiếu ngân sách, nay có thể triển khai đồng bộ, hiệu quả hơn.
Dịp này, ba đại lý du lịch ở Hà Nam, Nam Định và Ninh Bình cũng vừa tổ chức gặp gỡ, thảo luận hợp tác các tour "khủng", tận dụng "tam giác vàng du lịch" sau khi ba tỉnh "về một nhà".
Những động thái như vậy sẽ ngày càng nhiều hơn, sau khi Nghị quyết 60 được thông qua, Việt Nam còn 28 tỉnh và 6 thành phố trực thuộc Trung ương. Bản đồ không gian phát triển sẽ được tái kiến thiết, với các tỉnh và thành phố lớn hơn, tiềm lực, vị thế vượt trội hơn, và liên kết hợp tác sôi động hơn.
Khi bản đồ hành chính thay đổi, bản đồ phát triển cũng phải vẽ lại. Sáp nhập không chỉ là hợp nhất cơ học, mà là cú hích tái thiết toàn diện không gian phát triển quốc gia. Đây có thể là khởi đầu của "Đổi mới 2.0", khi từng địa phương được trao cơ hội và tiếp năng lượng để vươn lên với tầm nhìn xa hơn, vị thế và thành tựu lớn hơn.
Cách mạng tinh gọn được kỳ vọng là mũi tên trúng hai đích: vừa nén gọn bộ máy, vừa mở bung không gian phát triển. Nếu được dẫn dắt bởi tầm nhìn chiến lược, sáp nhập sẽ trở thành bệ phóng tái cấu trúc địa kinh tế - chính trị quốc gia, vượt xa những cải tổ manh mún trước đây.
Ẩn sau những tranh luận về chọn tên mới, "thủ phủ" và lãnh đạo, là câu hỏi lớn: sau sáp nhập, không gian phát triển sẽ tổ chức theo nguyên lý và chiến lược nào để các tỉnh mới và cả đất nước thực sự bứt phá?
Dưới đây là những kiến giải địa kinh tế để hiểu sâu hơn cơ chế của phát triển.
Đầu tiên, "Hiệu ứng mạng lưới" (network effect) đa điểm giúp tăng cường đầu mối kết nối, tăng giá trị vùng theo cấp số nhân. Quy luật "Kinh tế quy mô" (economies of scale) lý giải quy mô đủ lớn giúp tỉnh thoát khỏi phát triển dàn trải, tăng hiệu quả đầu tư công. Mô hình "lõi - ven" (core - periphery) phân vai vùng lõi và vùng ven tương hỗ. Ví dụ, sau sáp nhập, Thái Nguyên giữ vai trò hạt nhân công nghiệp, giáo dục, y tế toàn tỉnh, còn Bắc Kạn là vùng nông lâm nghiệp, thủy sản và du lịch sinh thái. Cuối cùng, ba hiệu ứng "tổng hợp" (synergy), "gợn sóng" (ripple) và "ngưỡng" (threshold) nhấn mạnh sáp nhập giúp vượt "ngưỡng tối thiểu", tạo hiệu quả lan tỏa và thu hút nhà đầu tư, vì họ nhìn vào năng lực tích hợp không gian và tiềm năng phát triển dài hạn để rót vốn.
Tuy nhiên, sáp nhập cũng tiềm ẩn cạm bẫy. Thiếu chiến lược tích hợp có thể dẫn đến đô thị loang lổ (urban sprawl), tỉnh lớn mà kinh tế nhỏ. Tư duy "chia đều" vốn công tuy xoa dịu tâm lý các bên, nhưng lại khiến không nơi nào đủ lực làm đầu tàu. Mỗi địa phương có lịch sử, văn hóa, quản trị riêng, dễ lệ thuộc cách làm cũ (path dependency); tích hợp kém dễ níu chân nhau và suy thoái bản sắc.
Nghị quyết 81 của Quốc hội (2023) về Quy hoạch tổng thể quốc gia xác lập 6 vùng kinh tế - xã hội và bốn cực tăng trưởng là Hà Nội, TP HCM, Đà Nẵng và Cần Thơ. Tuy nhiên, bức tranh thay đổi khi nhiều tỉnh mới như Quảng Ngãi, Gia Lai, Đắk Lắk, Lâm Đồng bao trùm hai vùng kinh tế cũ - duyên hải và Tây Nguyên, hơn nữa Bình Thuận và Lâm Đồng lâu nay gắn kết kinh tế với vùng Đông Nam Bộ hơn; hầu hết cực tăng trưởng thay đổi quy mô và cấu trúc. Do vậy, quy hoạch tổng thể quốc gia cần điều chỉnh.
Chiến lược phát triển tỉnh 2.0 có thể đi theo bốn hướng, dựa trên nguyên tắc hợp tác "tương đồng" (cùng giá trị) và "tương hỗ" (giá trị bổ trợ).
Thứ nhất là liên kết nội tỉnh theo mô hình đa trung tâm (polycentric), với các đô thị vệ tinh mang chức năng khác nhau - như Seoul, Hàn Quốc được bổ trợ chức năng bởi các thành phố vệ tinh Suwon, Seongnam, Goyang thuộc tỉnh Gyeonggi. Có thể có tính toán tương tự cho TP HCM mới.
Các tỉnh mới kiểu "duyên hải - cao nguyên" từ Quảng Ngãi tới Lâm Đồng có thể phát triển tour nội tỉnh "ngày resort, hải sản - đêm sơn trại, rượu cần". Hoàn thiện hạ tầng là chìa khóa, như các cây cầu mới giúp nối liền Nam Định với Ninh Bình, hay cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng sẽ là trục huyết mạch của Cần Thơ mới.
Những dự án đặc thù liên vùng về ứng phó biến đổi khí hậu và chống sạt lở từng phân mảnh và thiếu ngân sách, nay có thể triển khai đồng bộ, hiệu quả hơn.
Dịp này, ba đại lý du lịch ở Hà Nam, Nam Định và Ninh Bình cũng vừa tổ chức gặp gỡ, thảo luận hợp tác các tour "khủng", tận dụng "tam giác vàng du lịch" sau khi ba tỉnh "về một nhà".
Những động thái như vậy sẽ ngày càng nhiều hơn, sau khi Nghị quyết 60 được thông qua, Việt Nam còn 28 tỉnh và 6 thành phố trực thuộc Trung ương. Bản đồ không gian phát triển sẽ được tái kiến thiết, với các tỉnh và thành phố lớn hơn, tiềm lực, vị thế vượt trội hơn, và liên kết hợp tác sôi động hơn.
Khi bản đồ hành chính thay đổi, bản đồ phát triển cũng phải vẽ lại. Sáp nhập không chỉ là hợp nhất cơ học, mà là cú hích tái thiết toàn diện không gian phát triển quốc gia. Đây có thể là khởi đầu của "Đổi mới 2.0", khi từng địa phương được trao cơ hội và tiếp năng lượng để vươn lên với tầm nhìn xa hơn, vị thế và thành tựu lớn hơn.
Cách mạng tinh gọn được kỳ vọng là mũi tên trúng hai đích: vừa nén gọn bộ máy, vừa mở bung không gian phát triển. Nếu được dẫn dắt bởi tầm nhìn chiến lược, sáp nhập sẽ trở thành bệ phóng tái cấu trúc địa kinh tế - chính trị quốc gia, vượt xa những cải tổ manh mún trước đây.
Ẩn sau những tranh luận về chọn tên mới, "thủ phủ" và lãnh đạo, là câu hỏi lớn: sau sáp nhập, không gian phát triển sẽ tổ chức theo nguyên lý và chiến lược nào để các tỉnh mới và cả đất nước thực sự bứt phá?
Dưới đây là những kiến giải địa kinh tế để hiểu sâu hơn cơ chế của phát triển.
Đầu tiên, "Hiệu ứng mạng lưới" (network effect) đa điểm giúp tăng cường đầu mối kết nối, tăng giá trị vùng theo cấp số nhân. Quy luật "Kinh tế quy mô" (economies of scale) lý giải quy mô đủ lớn giúp tỉnh thoát khỏi phát triển dàn trải, tăng hiệu quả đầu tư công. Mô hình "lõi - ven" (core - periphery) phân vai vùng lõi và vùng ven tương hỗ. Ví dụ, sau sáp nhập, Thái Nguyên giữ vai trò hạt nhân công nghiệp, giáo dục, y tế toàn tỉnh, còn Bắc Kạn là vùng nông lâm nghiệp, thủy sản và du lịch sinh thái. Cuối cùng, ba hiệu ứng "tổng hợp" (synergy), "gợn sóng" (ripple) và "ngưỡng" (threshold) nhấn mạnh sáp nhập giúp vượt "ngưỡng tối thiểu", tạo hiệu quả lan tỏa và thu hút nhà đầu tư, vì họ nhìn vào năng lực tích hợp không gian và tiềm năng phát triển dài hạn để rót vốn.
Tuy nhiên, sáp nhập cũng tiềm ẩn cạm bẫy. Thiếu chiến lược tích hợp có thể dẫn đến đô thị loang lổ (urban sprawl), tỉnh lớn mà kinh tế nhỏ. Tư duy "chia đều" vốn công tuy xoa dịu tâm lý các bên, nhưng lại khiến không nơi nào đủ lực làm đầu tàu. Mỗi địa phương có lịch sử, văn hóa, quản trị riêng, dễ lệ thuộc cách làm cũ (path dependency); tích hợp kém dễ níu chân nhau và suy thoái bản sắc.
Nghị quyết 81 của Quốc hội (2023) về Quy hoạch tổng thể quốc gia xác lập 6 vùng kinh tế - xã hội và bốn cực tăng trưởng là Hà Nội, TP HCM, Đà Nẵng và Cần Thơ. Tuy nhiên, bức tranh thay đổi khi nhiều tỉnh mới như Quảng Ngãi, Gia Lai, Đắk Lắk, Lâm Đồng bao trùm hai vùng kinh tế cũ - duyên hải và Tây Nguyên, hơn nữa Bình Thuận và Lâm Đồng lâu nay gắn kết kinh tế với vùng Đông Nam Bộ hơn; hầu hết cực tăng trưởng thay đổi quy mô và cấu trúc. Do vậy, quy hoạch tổng thể quốc gia cần điều chỉnh.
Chiến lược phát triển tỉnh 2.0 có thể đi theo bốn hướng, dựa trên nguyên tắc hợp tác "tương đồng" (cùng giá trị) và "tương hỗ" (giá trị bổ trợ).
Thứ nhất là liên kết nội tỉnh theo mô hình đa trung tâm (polycentric), với các đô thị vệ tinh mang chức năng khác nhau - như Seoul, Hàn Quốc được bổ trợ chức năng bởi các thành phố vệ tinh Suwon, Seongnam, Goyang thuộc tỉnh Gyeonggi. Có thể có tính toán tương tự cho TP HCM mới.
Các tỉnh mới kiểu "duyên hải - cao nguyên" từ Quảng Ngãi tới Lâm Đồng có thể phát triển tour nội tỉnh "ngày resort, hải sản - đêm sơn trại, rượu cần". Hoàn thiện hạ tầng là chìa khóa, như các cây cầu mới giúp nối liền Nam Định với Ninh Bình, hay cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng sẽ là trục huyết mạch của Cần Thơ mới.

Minh họa về hướng tăng cường liên kết nội tỉnh mới (đông - tây, để hòa mạng cùng hai trục bắc - nam sẵn có), đoạn các tỉnh duyên hải-cao nguyên.
Thứ hai là hợp tác liên tỉnh giáp ranh theo cụm ngành (cluster), chuỗi giá trị (value chain), hoặc dòng lao động hay khách du lịch. Các yếu tố kết nối có thể là tự nhiên như sông, biển, hoặc nhân tạo như cao tốc, đường sắt, cảng, sân bay. Chuỗi giá trị giúp khai thác tối đa lợi thế mỗi nơi.
Trong lịch sử, Hà Nội có các phố "Hàng" theo sản phẩm truyền thống, còn Sài Gòn có câu "Ăn quận 5, nằm quận 3, la cà quận 1" - ngụ ý phân công chức năng sở trường. Tới đây, cụm phường mới tương ứng là Chợ Lớn - Xuân Hòa, Bàn Cờ và Nhiêu Lộc - Sài Gòn có thể chung tay lập vùng "ăn - ngủ - chơi" có thương hiệu và hệ thống coupon ưu đãi đồng bộ.
Trên thế giới, vùng Rhein-Ruhr (Đức) liên kết một số thành phố theo hai dòng sông và phân vai công nghiệp, tài chính, nghiên cứu, đóng góp 15% GDP. Trung Quốc có vùng vịnh Quảng Đông - Hong Kong - Macao với tam giác chuỗi giá trị: Quảng Châu sản xuất - logistics, Thâm Quyến công nghệ, Hong Kong tài chính - dịch vụ. Tương tự, vùng công nghiệp Kansai (Nhật) có Osaka sản xuất, Kyoto nghiên cứu, Hyogo logistics. Trong du lịch, Nhật có tuyến shinkansen "Golden Route", Italy có "con đường rượu vang" vùng Tuscany, Australia có "Great Ocean Road", đều liên tỉnh. Các tỉnh duyên hải của ta có thể hợp tác phát triển các cung đường biển và tạo thương hiệu du lịch mới.
Trong lịch sử, Hà Nội có các phố "Hàng" theo sản phẩm truyền thống, còn Sài Gòn có câu "Ăn quận 5, nằm quận 3, la cà quận 1" - ngụ ý phân công chức năng sở trường. Tới đây, cụm phường mới tương ứng là Chợ Lớn - Xuân Hòa, Bàn Cờ và Nhiêu Lộc - Sài Gòn có thể chung tay lập vùng "ăn - ngủ - chơi" có thương hiệu và hệ thống coupon ưu đãi đồng bộ.
Trên thế giới, vùng Rhein-Ruhr (Đức) liên kết một số thành phố theo hai dòng sông và phân vai công nghiệp, tài chính, nghiên cứu, đóng góp 15% GDP. Trung Quốc có vùng vịnh Quảng Đông - Hong Kong - Macao với tam giác chuỗi giá trị: Quảng Châu sản xuất - logistics, Thâm Quyến công nghệ, Hong Kong tài chính - dịch vụ. Tương tự, vùng công nghiệp Kansai (Nhật) có Osaka sản xuất, Kyoto nghiên cứu, Hyogo logistics. Trong du lịch, Nhật có tuyến shinkansen "Golden Route", Italy có "con đường rượu vang" vùng Tuscany, Australia có "Great Ocean Road", đều liên tỉnh. Các tỉnh duyên hải của ta có thể hợp tác phát triển các cung đường biển và tạo thương hiệu du lịch mới.

Bản đồ phân vai chức năng nội tỉnh Gyeonggi (Hàn Quốc, trái), nội vùng Rhein-Ruhr (Đức, giữa) và liên tỉnh Quảng Đông-Hong Kong (Trung Quốc, phải). Tổng hợp: Tác giả
Một số cung đường liên tỉnh thắng cảnh du lịch nổi tiếng. Tổng hợp: Tác giả

Một số cung đường liên tỉnh thắng cảnh du lịch nổi tiếng. Tổng hợp: Tác giả
Thứ ba là hợp tác liên tỉnh không liền kề kiểu "liên minh" (consortium) theo ngành hoặc hành lang phát triển, nếu có ngành tương đồng như AI, dược, nông nghiệp sạch; tạo chuỗi giá trị theo dây chuyền sản xuất, như ngành điện tử Trung Quốc có Quảng Đông sản xuất, Bắc Kinh - Thiên Tân R&D, Thượng Hải xuất khẩu. Các hành lang phát triển theo đường sắt, cao tốc, cảng biển và chuỗi logistics cũng nhiều tiềm năng, như Thái Lan với Hành lang Kinh tế Bắc - Nam từ Chiang Rai tới các cảng phía nam.
Việt Nam đang hoàn thiện cao tốc Bắc - Nam và đường sắt khổ tiêu chuẩn kết nối Trung Quốc, tuyến đường sắt cao tốc quốc gia, quy hoạch hệ thống cảng biển mới, tạo nền tảng lớn cho các hành lang phát triển mới.
Ngoài hợp tác, các tỉnh vẫn thi đua thông qua xếp hạng PCI (Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh), PGI (Chỉ số Xanh cấp tỉnh) hay mức GDP. Có thể lập nhóm "PCI 7" và "PGI 7" cho top 7 tỉnh, tạo động lực thi đua đổi mới. Vừa hợp tác vừa cạnh tranh đòi hỏi chiến lược mềm dẻo và tầm nhìn thịnh vượng chung, và là cơ hội nâng cao năng lực cán bộ tỉnh.
Cuối cùng là liên kết quốc tế, tận dụng các mối "kết nghĩa" sẵn có như TP HCM - Thượng Hải, Hà Nội - Seoul, Đà Nẵng - Yokohama. Các siêu đô thị mới sẽ đủ tầm vóc, vị thế để hợp tác chiến lược và toàn diện hơn. Phát huy các mạng lưới thành phố thông minh hay sáng tạo sẵn có như ASEAN Smart Cities Network và UNESCO Creative Cities Network mà Việt Nam có thành viên. Những tỉnh lọt vào PCI 7 hay PGI 7 và các thành phố lớn có thể vươn ra khu vực và thế giới thông qua paradiplomacy - ngoại giao quốc tế cấp địa phương.
Bài học từ Kitakyushu - một thành phố gần cấp tỉnh ở Nhật - rất đáng chú ý. Từng là "thủ phủ ô nhiễm công nghiệp", sau nhiều thập niên chuyển mình, nơi đây trở thành hình mẫu chuyển đổi "từ xám sang xanh". Chính phủ đầu tư mạnh để Kitakyushu đi đầu về công nghệ, năng lượng xanh và trở thành điểm tham quan, học hỏi toàn cầu. Qua paradiplomacy, Kitakyushu tích cực góp mặt tại các diễn đàn quốc tế, truyền cảm hứng như "ngọn hải đăng" về chuyển đổi xanh. Quảng Ninh và Đà Nẵng đang đi trên hành trình tương tự, nếu được đầu tư chiến lược, có thể trở thành hình mẫu mới.
Ở cấp cơ sở, sáp nhập xã là sự tái cấu trúc không gian sinh kế và cộng đồng.
Trong sáp nhập xã, "hiệu ứng mạng" và "kinh tế quy mô" vẫn phù hợp: khi nhiều xã nhập lại, các dịch vụ công như trường học, trạm y tế, hành chính sẽ vận hành hiệu quả hơn. Theo "hiệu ứng ngưỡng", các xã nhỏ sau sáp nhập có quy mô đủ lớn để lên chiến lược chính sách có sức bật. Mô hình "lõi - ven" cũng phù hợp, với xã trung tâm làm hạt nhân dịch vụ, xã ven giữ vai nông nghiệp - sinh thái.
Tuy nhiên, sáp nhập xã có khác biệt so với tỉnh với chiến lược phát triển không gian vừa phải, thiên về tổ chức lại dân cư, đất đai, hạ tầng cơ bản, và tìm ra mô hình chính quyền cấp xã phù hợp với đô thị, nông thôn, miền núi, đồng bằng hay hải đảo. Xung đột văn hóa và đất đai dễ phát sinh vì cấp xã gắn chặt với làng bản, dòng tộc lâu đời.
Chiến lược phát triển xã 2.0 cần cả "tương đồng" và "tương hỗ". Trong nội xã, tái cấu trúc bắt đầu từ xây dựng mục tiêu và lòng tin, nâng cao năng lực, rà soát dân cư, hạ tầng, dịch vụ và ngành nghề. Hợp tác liên xã theo tinh thần "chung tay, cùng thắng" giúp mở rộng quy mô, chia sẻ nguồn lực và xây dựng sáng kiến chung như cụm trường nội trú, trạm y tế liên xã chất lượng cao, chuỗi du lịch cộng đồng. Một xã có thể vươn lên thành trung tâm liên xã. Liên kết tương đồng duy trì chuỗi giá trị văn hóa, hành lang cảnh quan và gắn kết cộng đồng. Còn liên kết tương hỗ phát huy chuyên môn hóa: xã trồng trọt kết nối với xã chăn nuôi và làng nghề để làm du lịch sinh thái - trải nghiệm - giáo dục.
Sáp nhập tỉnh mở ra không gian chiến lược mới cấp vùng và quốc gia; sáp nhập xã mở ra không gian sinh kế và cộng đồng mới. Cả hai đều đòi hỏi nâng cao năng lực cán bộ toàn diện, có tâm - tầm và khả năng "tự quyết định, tự thực hiện, tự chịu trách nhiệm". Cần tư duy địa kinh tế, để cộng hưởng thay vì phân mảnh, để bứt phá thay vì giẫm chân tại chỗ. Đây là cơ hội quý hiếm để tái thiết bản đồ phát triển 2.0 trong kỷ nguyên vươn mình.
Nguồn: VnExpress
Việt Nam đang hoàn thiện cao tốc Bắc - Nam và đường sắt khổ tiêu chuẩn kết nối Trung Quốc, tuyến đường sắt cao tốc quốc gia, quy hoạch hệ thống cảng biển mới, tạo nền tảng lớn cho các hành lang phát triển mới.
Ngoài hợp tác, các tỉnh vẫn thi đua thông qua xếp hạng PCI (Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh), PGI (Chỉ số Xanh cấp tỉnh) hay mức GDP. Có thể lập nhóm "PCI 7" và "PGI 7" cho top 7 tỉnh, tạo động lực thi đua đổi mới. Vừa hợp tác vừa cạnh tranh đòi hỏi chiến lược mềm dẻo và tầm nhìn thịnh vượng chung, và là cơ hội nâng cao năng lực cán bộ tỉnh.
Cuối cùng là liên kết quốc tế, tận dụng các mối "kết nghĩa" sẵn có như TP HCM - Thượng Hải, Hà Nội - Seoul, Đà Nẵng - Yokohama. Các siêu đô thị mới sẽ đủ tầm vóc, vị thế để hợp tác chiến lược và toàn diện hơn. Phát huy các mạng lưới thành phố thông minh hay sáng tạo sẵn có như ASEAN Smart Cities Network và UNESCO Creative Cities Network mà Việt Nam có thành viên. Những tỉnh lọt vào PCI 7 hay PGI 7 và các thành phố lớn có thể vươn ra khu vực và thế giới thông qua paradiplomacy - ngoại giao quốc tế cấp địa phương.
Bài học từ Kitakyushu - một thành phố gần cấp tỉnh ở Nhật - rất đáng chú ý. Từng là "thủ phủ ô nhiễm công nghiệp", sau nhiều thập niên chuyển mình, nơi đây trở thành hình mẫu chuyển đổi "từ xám sang xanh". Chính phủ đầu tư mạnh để Kitakyushu đi đầu về công nghệ, năng lượng xanh và trở thành điểm tham quan, học hỏi toàn cầu. Qua paradiplomacy, Kitakyushu tích cực góp mặt tại các diễn đàn quốc tế, truyền cảm hứng như "ngọn hải đăng" về chuyển đổi xanh. Quảng Ninh và Đà Nẵng đang đi trên hành trình tương tự, nếu được đầu tư chiến lược, có thể trở thành hình mẫu mới.
Ở cấp cơ sở, sáp nhập xã là sự tái cấu trúc không gian sinh kế và cộng đồng.
Trong sáp nhập xã, "hiệu ứng mạng" và "kinh tế quy mô" vẫn phù hợp: khi nhiều xã nhập lại, các dịch vụ công như trường học, trạm y tế, hành chính sẽ vận hành hiệu quả hơn. Theo "hiệu ứng ngưỡng", các xã nhỏ sau sáp nhập có quy mô đủ lớn để lên chiến lược chính sách có sức bật. Mô hình "lõi - ven" cũng phù hợp, với xã trung tâm làm hạt nhân dịch vụ, xã ven giữ vai nông nghiệp - sinh thái.
Tuy nhiên, sáp nhập xã có khác biệt so với tỉnh với chiến lược phát triển không gian vừa phải, thiên về tổ chức lại dân cư, đất đai, hạ tầng cơ bản, và tìm ra mô hình chính quyền cấp xã phù hợp với đô thị, nông thôn, miền núi, đồng bằng hay hải đảo. Xung đột văn hóa và đất đai dễ phát sinh vì cấp xã gắn chặt với làng bản, dòng tộc lâu đời.
Chiến lược phát triển xã 2.0 cần cả "tương đồng" và "tương hỗ". Trong nội xã, tái cấu trúc bắt đầu từ xây dựng mục tiêu và lòng tin, nâng cao năng lực, rà soát dân cư, hạ tầng, dịch vụ và ngành nghề. Hợp tác liên xã theo tinh thần "chung tay, cùng thắng" giúp mở rộng quy mô, chia sẻ nguồn lực và xây dựng sáng kiến chung như cụm trường nội trú, trạm y tế liên xã chất lượng cao, chuỗi du lịch cộng đồng. Một xã có thể vươn lên thành trung tâm liên xã. Liên kết tương đồng duy trì chuỗi giá trị văn hóa, hành lang cảnh quan và gắn kết cộng đồng. Còn liên kết tương hỗ phát huy chuyên môn hóa: xã trồng trọt kết nối với xã chăn nuôi và làng nghề để làm du lịch sinh thái - trải nghiệm - giáo dục.
Sáp nhập tỉnh mở ra không gian chiến lược mới cấp vùng và quốc gia; sáp nhập xã mở ra không gian sinh kế và cộng đồng mới. Cả hai đều đòi hỏi nâng cao năng lực cán bộ toàn diện, có tâm - tầm và khả năng "tự quyết định, tự thực hiện, tự chịu trách nhiệm". Cần tư duy địa kinh tế, để cộng hưởng thay vì phân mảnh, để bứt phá thay vì giẫm chân tại chỗ. Đây là cơ hội quý hiếm để tái thiết bản đồ phát triển 2.0 trong kỷ nguyên vươn mình.
Nguồn: VnExpress