Vì sao bà Nguyễn Thị Như Loan, mẹ CEO Cường "đô la" bị khởi tố tội đặc biệt nghiêm trọng nhưng được tại ngoại?

John Phạm
John Phạm
Phản hồi: 0

John Phạm

Thành viên nổi tiếng
Luật sư đã nêu căn cứ pháp lý về việc bà Nguyễn Thị Như Loan, cựu Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Quốc Cường Gia Lai được Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an thay đổi biện pháp ngăn chặn.
Bà Nguyễn Thị Như Loan được tại ngoại
Ông Nguyễn Quốc Cường - Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Quốc Cường Gia Lai (mã chứng khoán QCG) - vừa gửi thông báo đến cơ quan quản lý Nhà nước, cổ đông và đối tác liên quan về tình trạng pháp lý của mẹ mình là bà Nguyễn Thị Như Loan.
Theo thông báo, bà Như Loan đã được Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an thay đổi biện pháp ngăn chặn vào ngày 11/11 vừa qua. Hiện được tại ngoại trong quá trình cơ quan chức năng điều tra vụ án.

Phía doanh nghiệp cho biết sau khi được thay đổi biện pháp ngăn chặn, bà Như Loan tiếp tục hỗ trợ cho hoạt động đầu tư, kinh doanh của Quốc Cường Gia Lai bằng việc đồng hành với hội đồng quản trị và ban Tổng Giám đốc để giải quyết các công việc, các dự án còn đang thực hiện.

Trước đó, ngày 19/7, Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố bị can, thực hiện lệnh bắt bị can để tạm giam, lệnh khám xét đối với bà Nguyễn Thị Như Loan - khi đó đang là Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Quốc Cường Gia Lai để điều tra về tội "Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí", quy định tại khoản 3 Điều 219 Bộ luật hình sự.
1732673598059.png

Đây là diễn biến mới nhất liên quan quá trình điều tra vụ án "Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí; Nhận hối lộ; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ", xảy ra tại Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam, Công ty Cao su Đồng Nai, Công ty Cao su Bà Rịa, Bộ Tài nguyên và Môi trường và các đơn vị liên quan.
Hiện, Cơ quan CSĐT Bộ Công an đang củng cố tài liệu, chứng cứ, tiếp tục mở rộng điều tra vụ án, làm rõ sai phạm của các đơn vị, cá nhân có liên quan, áp dụng các biện pháp theo luật định để thu hồi triệt để tài sản cho Nhà nước.

Căn cứ để bị can được tại ngoại​

Trao đổi với PV Dân Việt, luật sư Nguyễn Thị Quỳnh Thơ (Đoàn luật sư TP Hà Nội) cho biết, tội Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí mà bà Nguyễn Thị Như Loan bị khởi tố là tội đặc biệt nghiêm trọng, hình phạt có thể tới 20 năm tù.

Trong khi đó, Điều 119 Bộ luật tố tụng hình sự quy định, tạm giam có thể áp dụng đối với bị can, bị cáo về tội đặc biệt nghiêm trọng, tội rất nghiêm trọng. Như vậy, trước đó, bà Loan bị tạm giam do bị khởi tố về tội đặc biệt nghiêm trọng.

Với tội đặc biệt nghiêm trọng, chắc chắn cơ quan tiến hành tố tụng sẽ áp dụng biện pháp tạm giam sau khi khởi tố bị can, trừ một số trường hợp như người già yếu, phụ nữ có thai.

Tuy nhiên, pháp luật cũng quy định, trong quá trình điều tra vụ án nếu bị can được đánh giá là thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải, bồi thường khắc phục hậu quả, tích cực giúp đỡ cơ quan điều tra trong việc phát hiện, xử lý tội phạm và thuộc trường hợp có nơi cư trú rõ ràng, người thân có đơn xin bảo lãnh…thì có thể được thay đổi biện pháp ngăn chặn.

Từ bình luận trên, bà Thơ cho rằng, nếu bà Loan đáp ứng đủ các điều kiện như trên, việc cơ quan điều tra thay đổi biện pháp ngăn chặn từ tạm giam sang cấm đi khỏi nơi cư trú là phù hợp với quy định của pháp luật, thể hiện chính sách nhân đạo trong việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự. Nguồn: Dân trí
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Back
Top