Thanh Hải Lucky
Thanh Hải Lucky
Bộ GD-ĐT đề xuất bỏ bằng tốt nghiệp THCS để phù hợp với chủ trương tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp và xu thế quốc tế và thay đổi thẩm quyền cấp bằng tốt nghiệp THPT từ Giám đốc Sở GD-ĐT sang hiệu trưởng nhà trường.
Bộ GD-ĐT vừa công bố Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục, trong đó có nhiều thay đổi. Một trong những thay đổi là bỏ bằng tốt nghiệp THCS, giao hiệu trưởng xác nhận học bạ việc hoàn thành chương trình thay vì Trưởng phòng Giáo dục của quận, huyện cấp bằng như hiện nay.
Theo Bộ GD-ĐT, điều này nhằm đảm bảo phù hợp với chủ trương tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp và phù hợp với mục tiêu phổ cập giáo dục, xu thế quốc tế hiện nay. Chẳng hạn, nhiều quốc gia phát triển như Mỹ, Canada, Anh, Úc, Phần Lan không cấp bằng tốt nghiệp THCS mà sử dụng xác nhận của hiệu trưởng về kết quả học tập ở lớp dưới để xét học ở bậc học cao hơn hoặc phân luồng.
Bên cạnh đó, dự thảo luật cũng phân cấp quản lý cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học, THCS cho Chủ tịch UBND cấp xã khi thực hiện chính quyền địa phương 2 cấp. Trường THPT hoặc trường phổ thông có nhiều cấp học thuộc quản lý của Sở GD-ĐT, trừ những trường thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT.
Theo dự thảo luật, thẩm quyền cấp bằng tốt nghiệp THPT cũng được thay đổi từ Giám đốc Sở GD-ĐT sang hiệu trưởng nhà trường. Theo ban soạn thảo, điều này nhằm thực hiện chủ trương phân cấp, phân quyền, tuân thủ nguyên tắc “nơi nào đào tạo, nơi đó cấp bằng”.
Ngoài ra, dự thảo luật cũng có một số thay đổi khác như bỏ khái niệm trường trung cấp, phổ cập giáo dục mầm non từ 3 tuổi, bỏ Hội đồng trường ở bậc mầm non và phổ thông, hỗ trợ cơ sở vật chất cho trường tư...
Bộ GD-ĐT vừa công bố Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục, trong đó có nhiều thay đổi. Một trong những thay đổi là bỏ bằng tốt nghiệp THCS, giao hiệu trưởng xác nhận học bạ việc hoàn thành chương trình thay vì Trưởng phòng Giáo dục của quận, huyện cấp bằng như hiện nay.
Theo Bộ GD-ĐT, điều này nhằm đảm bảo phù hợp với chủ trương tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp và phù hợp với mục tiêu phổ cập giáo dục, xu thế quốc tế hiện nay. Chẳng hạn, nhiều quốc gia phát triển như Mỹ, Canada, Anh, Úc, Phần Lan không cấp bằng tốt nghiệp THCS mà sử dụng xác nhận của hiệu trưởng về kết quả học tập ở lớp dưới để xét học ở bậc học cao hơn hoặc phân luồng.
Bên cạnh đó, dự thảo luật cũng phân cấp quản lý cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học, THCS cho Chủ tịch UBND cấp xã khi thực hiện chính quyền địa phương 2 cấp. Trường THPT hoặc trường phổ thông có nhiều cấp học thuộc quản lý của Sở GD-ĐT, trừ những trường thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT.
Theo dự thảo luật, thẩm quyền cấp bằng tốt nghiệp THPT cũng được thay đổi từ Giám đốc Sở GD-ĐT sang hiệu trưởng nhà trường. Theo ban soạn thảo, điều này nhằm thực hiện chủ trương phân cấp, phân quyền, tuân thủ nguyên tắc “nơi nào đào tạo, nơi đó cấp bằng”.

Ngoài ra, dự thảo luật cũng có một số thay đổi khác như bỏ khái niệm trường trung cấp, phổ cập giáo dục mầm non từ 3 tuổi, bỏ Hội đồng trường ở bậc mầm non và phổ thông, hỗ trợ cơ sở vật chất cho trường tư...