Vì sao Gruzia trở nên hỗn loạn?

Duke
Duke
Phản hồi: 0

Duke

Thành viên nổi tiếng
Cuộc khủng hoảng chính trị ở Gruzia, quốc gia với 3,7 triệu dân từng là một phần của Liên Xô cũ, nằm ở ngã tư giữa châu Âu và châu Á này, càng trở nên trầm trọng khi hàng nghìn người ủng hộ việc đàm phán gia nhập EU xuống đường biểu tình. Họ tập trung tại đại lộ Rustaveli ở trung tâm Tbilisi trong ngày thứ 4 liên tiếp.
Vì sao như vậy?
1733101685818.png

Theo hãng tin Tass, các cuộc biểu tình nổ ra sau tuyên bố của ông Kobakhidze rằng đảng cầm quyền đã quyết định hoãn các nỗ lực về việc khởi động các cuộc đàm phán gia nhập EU cho đến cuối năm 2028 và từ chối mọi khoản tài trợ từ Liên minh châu Âu.
Tổng thống mãn nhiệm Zourabichvili, người thường xuyên chỉ trích chính phủ và là người ủng hộ mạnh mẽ việc Gruzia gia nhập Liên minh châu Âu (EU), khẳng định sẽ tiếp tục tại vị vì cho rằng Quốc hội mới không hợp pháp và không có quyền bổ nhiệm người kế nhiệm bà.
Theo Thủ tướng Kobakhidze, quyết định hoãn đàm phán với EU được đưa ra sau nhiều lần EU cố gắng gây sức ép tới Georgia bằng những lời hứa sẽ khởi động các cuộc đàm phán gia nhập để đổi lấy việc Tbilisi hủy bỏ một số luật do quốc hội nước này thông qua.

Giữa năm nay, quốc hội Georgia thông qua "dự luật minh bạch về tầm ảnh hưởng của nước ngoài". Luật này yêu cầu các cá nhân và tổ chức, trong đó có các hãng truyền thông, nhận trên 20% tài trợ nước ngoài phải đăng ký là "tổ chức chịu ảnh hưởng từ nước ngoài".

Dự luật đã gây ra tranh cãi trong dư luận Georgia. Người ủng hộ nói dự luật làm tăng tính minh bạch của truyền thông, trong khi những người chỉ trích so sánh nó với một đạo luật tương tự của Nga.
1733101700655.png

Thủ tướng Georgia Irakli Kobakhidze
Khi đó, nhiều người Georgia đã tổ chức các cuộc biểu tình bên ngoài tòa nhà quốc hội để phản đối dự luật "đặc vụ nước ngoài" mà họ gọi là "luật pháp Nga".

Những người biểu tình cho rằng, dự luật này nếu được thông qua sẽ gắn kết quốc gia Nam Caucasus này chặt chẽ hơn với Nga và kéo đất nước họ ra khỏi Liên minh châu Âu (EU).
Phía Mỹ cho rằng, dự luật này sẽ làm suy yếu quyền tự do ngôn luận và gây tổn hại mối quan hệ của Georgia với phương Tây.

Trong khi đó, truyền thông phương Tây đưa tin rằng, một số nước EU cân nhắc các biện pháp trừng phạt đối với Georgia nhằm đáp trả lập trường của chính phủ nước này đối với dự luật "đặc vụ nước ngoài".

Trong cuộc bầu cử tháng 10, đảng của ông Kobakhidze đã chiến thắng. Sau đó, cả EU và Mỹ đều phát đi thông điệp bày tỏ lo ngại với những thông tin rằng có gian lận bầu cử ở Georgia và kêu gọi điều tra.

Trong thời gian qua, chính phủ Georgia dưới sự lãnh đạo của Georgia Dream đã có những bước đi nhằm làm dịu căng thẳng với nước láng giềng Nga, 16 năm sau khi 2 nước nổ ra cuộc chiến liên quan tới 2 vùng ly khai.

Nga gần đây tuyên bố họ cởi mở với việc thương lượng liên quan tới khả năng rút quân khỏi Abkhazia và Nam Ossetia, 2 vùng ly khai của Georgia.
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Back
Top