Vì sao học sinh xuất sắc, đạt IELTS 8.0, giành giải Nhất học sinh giỏi cấp tỉnh vẫn lo trượt nguyện vòng 1 vào đại học?

Cindy Nguyễn
Cindy Nguyễn
Phản hồi: 0

Cindy Nguyễn

Thành viên nổi tiếng
Thành viên BQT
Học sinh đạt IELTS 8.0, giành giải Nhất học sinh giỏi cấp tỉnh vẫn bật khóc vì lo “trượt đại học”? Câu chuyện tưởng như nghịch lý này đang phản ánh một thực trạng trong kỳ tuyển sinh đại học năm 2025, khi Bộ GD-ĐT không còn cho phép các trường xét tuyển sớm như các năm trước. Việc dồn toàn bộ “cửa vào” đại học về sau kỳ thi tốt nghiệp THPT đã và đang tạo ra áp lực tâm lý rất lớn, ngay cả với những học sinh xuất sắc nhất.
1747207884513.png

Không còn “vé sớm”, học sinh xuất sắc cũng phải hồi hộp chờ cửa cuối
Những năm trước, xét tuyển sớm đã g iusp nhiều học sinh xuất sắc giảm áp lực trong kỳ thi vào đại học. Nhờ đó, các em có chứng chỉ quốc tế (IELTS, SAT…), giải học sinh giỏi, học bạ đẹp, hoặc thuộc diện tuyển thẳng, có thể cầm chắc một suất vào đại học trước kỳ thi tốt nghiệp THPT.

Năm 2025, chủ trương “dẹp bỏ xét tuyển sớm” được thực hiện với mục tiêu công bằng, minh bạch và giảm nhiễu loạn tuyển sinh. Tuy nhiên, thực tế lại cho thấy chính các học sinh giỏi xuất sắc giờ vẫn hồi hộp, lo lắng việc xét tuyển. Không còn “chắc suất”, dù sở hữu hồ sơ đẹp: Các trường buộc phải chờ sau kỳ thi tốt nghiệp mới được xét tuyển, khiến các tiêu chí như IELTS 8.0 hay giải học sinh giỏi tỉnh chỉ còn là điểm cộng, không còn giá trị “mở cửa” như trước. Tất cả phụ thuộc vào một kỳ thi duy nhất: Dù đã có cả quá trình học tập xuất sắc, học sinh vẫn buộc phải thi tốt nghiệp với điểm số rất cao để vào đúng ngành/trường mong muốn. Một sơ suất nhỏ trong bài thi có thể khiến các em trượt nguyện vọng, bất chấp năng lực thực tế. Áp lực tâm lý tăng cao: Việc không được biết trước khả năng đỗ vào trường nào khiến tâm lý học sinh, phụ huynh đều bất ổn. Nhiều em “căng như dây đàn” khi bước vào phòng thi – trạng thái dễ dẫn tới sai sót, ảnh hưởng kết quả thi.
 
Sửa lần cuối:


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Back
Top