Nguyễn Thị Phương Thúy
Thành viên nổi tiếng
Cùng là dọc mùng, nhưng cách sơ chế dọc mùng ở mỗi miền lại khác nhau.
Ở miền Bắc, trước khi nấu thường phải tước vỏ, thái vát rồi xóc muối, bóp kỹ rồi mới nấu:
Ở miền Nam, chỉ cần tước bỏ vỏ, vắt lát chéo mỏng dọc mùng rồi cho vào khi canh chua cá hoàn thiện hoặc nhúng ăn sơ.
Vì sao như vậy?
Đó là bắt nguồn từ chính đặc điểm của cây dọc mùng.
Dọc mùng thuộc họ khoai nước, thân mập mạp, màu xanh lục đậm. Cây dọc mùng đứng thẳng, màu xanh lục nhạt có phấn trắng ở cuống lá, đây là đặc điểm dễ phân biệt nhất với khoai ngứa. Ngoài ra, dọc mùng có cuống lá hình trứng rộng, thùy gốc lá tròn, màu xanh nhạt.
Dọc mùng trồng nơi nhiều nước và nắng to hầu như không gây ngứa, ngược lại nếu thiếu nước và ít nắng gây ngứa nhẹ (do độc tố sapotoxin).
Bởi vậy, dọc mùng cũng ngứa nhẹ ở miền Bắc vào mùa thu đông, còn miền Nam gọi là bạc hà, hầu như không ngứa, dẫn đến cách sơ chế dọc mùng ở hai miền rất khác nhau là vậy.
Một số thông tin thêm về dọc mùng:
Theo Đông y, dọc mùng có vị nhạt, tính mát, tác dụng thanh nhiệt, giải độc. Còn y học hiện đại chỉ rõ, trong 100 gr dọc mùng chứa 95gr nước, 0,25 gr protein cùng nhiều khoáng chất phốt pho, kali, canxi, magie, sắt, vitamin C.
Dù lành tính nhưng một số người không nên ăn dọc mùng ảnh hưởng tới sức khỏe như người bị bệnh gout, bệnh về xương khớp, mẫn cảm dễ dị ứng. Bởi dọc mùng dễ làm tăng các chỉ số acid uric trong máu làm bệnh gout trầm trọng hơn. Những người cơ địa mẫn cảm cũng dị ứng nặng hơn khi ăn dọc mùng.
Ở miền Bắc, trước khi nấu thường phải tước vỏ, thái vát rồi xóc muối, bóp kỹ rồi mới nấu:
Ở miền Nam, chỉ cần tước bỏ vỏ, vắt lát chéo mỏng dọc mùng rồi cho vào khi canh chua cá hoàn thiện hoặc nhúng ăn sơ.
Vì sao như vậy?
Đó là bắt nguồn từ chính đặc điểm của cây dọc mùng.
Dọc mùng thuộc họ khoai nước, thân mập mạp, màu xanh lục đậm. Cây dọc mùng đứng thẳng, màu xanh lục nhạt có phấn trắng ở cuống lá, đây là đặc điểm dễ phân biệt nhất với khoai ngứa. Ngoài ra, dọc mùng có cuống lá hình trứng rộng, thùy gốc lá tròn, màu xanh nhạt.
Dọc mùng trồng nơi nhiều nước và nắng to hầu như không gây ngứa, ngược lại nếu thiếu nước và ít nắng gây ngứa nhẹ (do độc tố sapotoxin).
Bởi vậy, dọc mùng cũng ngứa nhẹ ở miền Bắc vào mùa thu đông, còn miền Nam gọi là bạc hà, hầu như không ngứa, dẫn đến cách sơ chế dọc mùng ở hai miền rất khác nhau là vậy.
Một số thông tin thêm về dọc mùng:
Theo Đông y, dọc mùng có vị nhạt, tính mát, tác dụng thanh nhiệt, giải độc. Còn y học hiện đại chỉ rõ, trong 100 gr dọc mùng chứa 95gr nước, 0,25 gr protein cùng nhiều khoáng chất phốt pho, kali, canxi, magie, sắt, vitamin C.
Dù lành tính nhưng một số người không nên ăn dọc mùng ảnh hưởng tới sức khỏe như người bị bệnh gout, bệnh về xương khớp, mẫn cảm dễ dị ứng. Bởi dọc mùng dễ làm tăng các chỉ số acid uric trong máu làm bệnh gout trầm trọng hơn. Những người cơ địa mẫn cảm cũng dị ứng nặng hơn khi ăn dọc mùng.