Trần Dương
Thành viên nổi tiếng
Hiện nay ở Việt Nam, khi bạn bán bất động sản (nhà đất), thuế thu nhập cá nhân áp một mức cố định là 2% giá bán, không quan tâm bạn giữ bất động sản đó lâu hay mới mua rồi bán ngay. Nghĩa là, dù bạn đầu cơ “lướt sóng” (mua rồi nhanh chóng bán kiếm lời) hay giữ lâu dài mới bán, thuế suất cũng giống nhau.
Tuy nhiên, nhiều nước trên thế giới đã làm khác: họ đánh thuế cao hơn nếu bạn bán nhanh sau khi mua, để chống đầu cơ, hạn chế “lướt sóng” làm giá bất động sản tăng ảo. Ví dụ: ở Singapore, nếu bạn bán trong năm đầu sau khi mua thì bị đánh thuế 100% lợi nhuận, bán sau 2 năm thì thuế còn 50%, sau 3 năm còn 25%. Ở Đài Loan, nếu bán trong vòng 2 năm thì thuế 45%, bán sau 2-5 năm thuế giảm còn 35%, bán sau 5-10 năm còn 20%, giữ trên 10 năm mới bán thì chỉ thuế 15%.
Theo báo Đầu Tư phản ánh mới đây, Bộ Tài chính vừa đưa ra đề xuất tương tự: đánh thuế thu nhập cá nhân khi bán bất động sản dựa trên thời gian nắm giữ. Giữ càng ngắn thì thuế càng cao. Mục đích là ngăn đầu cơ, hạn chế lướt sóng,
Giảm sốt đất, sốt nhà ảo, Khuyến khích người mua nhà đất để sử dụng thực sự, chứ không để mua đi bán lại kiếm lời và cuối cùng là tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước.
Tuy nhiên, ông Lê Hoàng Châu (Chủ tịch Hiệp hội BĐS TP.HCM) cũng lưu ý chỉ nên đánh thuế kiểu này khi thị trường nóng sốt, bất ổn. Khi thị trường bình thường thì không cần. Ngoài ra, ông Châu cũng đề nghị cần sớm có luật thuế bất động sản đầy đủ hơn, ví dụ: đánh thuế nhà đất bỏ hoang, người sở hữu nhiều bất động sản, v.v.
Cá nhân tôi thấy ý tưởng hay, nhưng thực tế có thể rất khác. Vì thực tế, phần lớn chi phí sản xuất, dịch vụ tăng lên đều cuối cùng dồn lên người tiêu dùng cuối phải chịu. Tương tự, nếu đánh thuế cao chuyển nhượng bất động sản khiến giá bán tăng thì sao? Bởi thể, cần nghiên cứu kỹ lưỡng vấn đề này,

Tuy nhiên, nhiều nước trên thế giới đã làm khác: họ đánh thuế cao hơn nếu bạn bán nhanh sau khi mua, để chống đầu cơ, hạn chế “lướt sóng” làm giá bất động sản tăng ảo. Ví dụ: ở Singapore, nếu bạn bán trong năm đầu sau khi mua thì bị đánh thuế 100% lợi nhuận, bán sau 2 năm thì thuế còn 50%, sau 3 năm còn 25%. Ở Đài Loan, nếu bán trong vòng 2 năm thì thuế 45%, bán sau 2-5 năm thuế giảm còn 35%, bán sau 5-10 năm còn 20%, giữ trên 10 năm mới bán thì chỉ thuế 15%.
Theo báo Đầu Tư phản ánh mới đây, Bộ Tài chính vừa đưa ra đề xuất tương tự: đánh thuế thu nhập cá nhân khi bán bất động sản dựa trên thời gian nắm giữ. Giữ càng ngắn thì thuế càng cao. Mục đích là ngăn đầu cơ, hạn chế lướt sóng,
Giảm sốt đất, sốt nhà ảo, Khuyến khích người mua nhà đất để sử dụng thực sự, chứ không để mua đi bán lại kiếm lời và cuối cùng là tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước.
Tuy nhiên, ông Lê Hoàng Châu (Chủ tịch Hiệp hội BĐS TP.HCM) cũng lưu ý chỉ nên đánh thuế kiểu này khi thị trường nóng sốt, bất ổn. Khi thị trường bình thường thì không cần. Ngoài ra, ông Châu cũng đề nghị cần sớm có luật thuế bất động sản đầy đủ hơn, ví dụ: đánh thuế nhà đất bỏ hoang, người sở hữu nhiều bất động sản, v.v.
Cá nhân tôi thấy ý tưởng hay, nhưng thực tế có thể rất khác. Vì thực tế, phần lớn chi phí sản xuất, dịch vụ tăng lên đều cuối cùng dồn lên người tiêu dùng cuối phải chịu. Tương tự, nếu đánh thuế cao chuyển nhượng bất động sản khiến giá bán tăng thì sao? Bởi thể, cần nghiên cứu kỹ lưỡng vấn đề này,