Ánh Bình Minh
Thành viên nổi tiếng
Bộ Chính trị yêu cầu cấp xã sau sáp nhập đi vào hoạt động từ 1/7 và cấp tỉnh trước 15/8, rút ngắn nửa tháng so với dự kiến trước đây.
Bộ Nội vụ phải hoàn thành nhiệm vụ này trước 15/6. Đồng thời, Bộ cần sớm hướng dẫn tiêu chuẩn chức danh công chức xã, phường, đặc khu, kèm theo kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ.
Đảng ủy Chính phủ được giao sớm hoàn thành dự thảo nghị định phân cấp, phân quyền và phân định thẩm quyền cho chính quyền địa phương 2 cấp; nghị định chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, xã.
Các văn bản hướng dẫn tạm thời biên chế cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp xã, phường, đặc khu cần hoàn thành trong tháng 5. Sau đó, các cơ quan xác định vị trí việc làm gắn với giao biên chế cho địa phương, đảm bảo trong 5 năm cơ bản đưa số lượng biên chế về đúng quy định.
Theo ước tính của Bộ Nội vụ, sau khi nhập đơn vị hành chính từ 63 xuống còn 34 tỉnh, cả nước sẽ giảm 18.449 biên chế cấp tỉnh, 110.786 biên chế cấp xã và 120.500 người hoạt động không chuyên trách cấp xã.
Tổng kinh phí dự kiến chi trả cho cán bộ, công chức thôi việc, nghỉ hưu trước tuổi do sáp nhập đơn vị hành chính các cấp giai đoạn 2025-2030 là 128.480 tỷ đồng. Trong đó, khoảng 22.139 tỷ đồng sẽ chi cho cấp tỉnh, 99.700 tỷ cho cấp xã, và 6.600 tỷ dành cho đóng bảo hiểm xã hội để không trừ tỷ lệ lương hưu cho người nghỉ hưu trước tuổi.
Bộ Chính trị yêu cầu Đảng ủy Bộ Nội vụ chủ trì, sớm xây dựng quy định, hướng dẫn về chế độ, chính sách hỗ trợ người hoạt động không chuyên trách cấp xã.
Theo kết luận ngày 25/5, Bộ Chính trị nghiêm cấm tác động, can thiệp trong quá trình sắp xếp nhân sự và xử lý nghiêm vi phạm nếu có.
Cùng với chuyển nhiệm vụ, thủ tục hành chính từ huyện về xã ngay từ 1/7, các địa phương đảm bảo điều kiện làm việc của cơ quan cấp tỉnh và xã sau sáp nhập để hoạt động thông suốt, không gián đoạn công việc gây ảnh hưởng đến hoạt động của cơ quan, tổ chức, người dân, doanh nghiệp.
Các Ủy viên Bộ Chính trị được phân công theo dõi và đôn đốc việc sáp nhập tỉnh xã, đồng chủ trì cùng bí thư tỉnh ủy, thành ủy xây dựng văn kiện Đại hội Đảng bộ các cấp cũng như phương án nhân sự địa phương. "Tuyệt đối tránh khuynh hướng, tư tưởng cục bộ địa phương, lợi ích nhóm, tiêu cực", Bộ Chính trị chỉ đạo.
Đảng ủy Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam có nhiệm vụ nghiên cứu, sớm hướng dẫn việc kết thúc hoạt động, không lập tổ chức công đoàn trong cơ quan hành chính, lực lượng vũ trang, đơn vị sự nghiệp hưởng 100% lương từ ngân sách nhà nước. Việc này đảm bảo đồng bộ với quá trình sửa đổi, bổ sung Hiến pháp và Luật Công đoàn.
Ban Tổ chức Trung ương sẽ phối hợp với các tỉnh ủy, thành ủy diện sáp nhập hoàn thiện phương án nhân sự địa phương, báo cáo Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét, quyết định trước 20/6.
Bộ Nội vụ phải hoàn thành nhiệm vụ này trước 15/6. Đồng thời, Bộ cần sớm hướng dẫn tiêu chuẩn chức danh công chức xã, phường, đặc khu, kèm theo kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ.
Đảng ủy Chính phủ được giao sớm hoàn thành dự thảo nghị định phân cấp, phân quyền và phân định thẩm quyền cho chính quyền địa phương 2 cấp; nghị định chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, xã.
Các văn bản hướng dẫn tạm thời biên chế cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp xã, phường, đặc khu cần hoàn thành trong tháng 5. Sau đó, các cơ quan xác định vị trí việc làm gắn với giao biên chế cho địa phương, đảm bảo trong 5 năm cơ bản đưa số lượng biên chế về đúng quy định.
Theo ước tính của Bộ Nội vụ, sau khi nhập đơn vị hành chính từ 63 xuống còn 34 tỉnh, cả nước sẽ giảm 18.449 biên chế cấp tỉnh, 110.786 biên chế cấp xã và 120.500 người hoạt động không chuyên trách cấp xã.
Tổng kinh phí dự kiến chi trả cho cán bộ, công chức thôi việc, nghỉ hưu trước tuổi do sáp nhập đơn vị hành chính các cấp giai đoạn 2025-2030 là 128.480 tỷ đồng. Trong đó, khoảng 22.139 tỷ đồng sẽ chi cho cấp tỉnh, 99.700 tỷ cho cấp xã, và 6.600 tỷ dành cho đóng bảo hiểm xã hội để không trừ tỷ lệ lương hưu cho người nghỉ hưu trước tuổi.

Bộ Chính trị yêu cầu Đảng ủy Bộ Nội vụ chủ trì, sớm xây dựng quy định, hướng dẫn về chế độ, chính sách hỗ trợ người hoạt động không chuyên trách cấp xã.
Theo kết luận ngày 25/5, Bộ Chính trị nghiêm cấm tác động, can thiệp trong quá trình sắp xếp nhân sự và xử lý nghiêm vi phạm nếu có.
Cùng với chuyển nhiệm vụ, thủ tục hành chính từ huyện về xã ngay từ 1/7, các địa phương đảm bảo điều kiện làm việc của cơ quan cấp tỉnh và xã sau sáp nhập để hoạt động thông suốt, không gián đoạn công việc gây ảnh hưởng đến hoạt động của cơ quan, tổ chức, người dân, doanh nghiệp.
Các Ủy viên Bộ Chính trị được phân công theo dõi và đôn đốc việc sáp nhập tỉnh xã, đồng chủ trì cùng bí thư tỉnh ủy, thành ủy xây dựng văn kiện Đại hội Đảng bộ các cấp cũng như phương án nhân sự địa phương. "Tuyệt đối tránh khuynh hướng, tư tưởng cục bộ địa phương, lợi ích nhóm, tiêu cực", Bộ Chính trị chỉ đạo.
Đảng ủy Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam có nhiệm vụ nghiên cứu, sớm hướng dẫn việc kết thúc hoạt động, không lập tổ chức công đoàn trong cơ quan hành chính, lực lượng vũ trang, đơn vị sự nghiệp hưởng 100% lương từ ngân sách nhà nước. Việc này đảm bảo đồng bộ với quá trình sửa đổi, bổ sung Hiến pháp và Luật Công đoàn.
Ban Tổ chức Trung ương sẽ phối hợp với các tỉnh ủy, thành ủy diện sáp nhập hoàn thiện phương án nhân sự địa phương, báo cáo Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét, quyết định trước 20/6.
Nguồn: vnexpress