Chính sách "diều hâu" là gì? Phân biệt chính sách "diều hâu" và chính sách "bồ câu"

H
Home Content

Khi giao dịch và đầu tư trong thị trường tiền tệ và tài chính chúng ta sẽ cần phải biết đến cách chính sách tiền tệ của các Ngân hàng Trung ương của các quốc gia khác nhau. Đặc biệt là thời gian này khi hầu hết nhà đầu tư đều bận tâm đến việc Fed tăng lãi suất, Fed thì thường có sở thích "diều hâu" hơn là "bồ câu". Vậy 2 thuật ngữ này mang ý nghĩa gì, khác nhau như thế nào?
Để hiểu rõ hơn về các thuật ngữ này, trước hết ta cần tìm hiểu Ngân hàng Trung ương là gì.
1. Tổng quan về Ngân hàng Trung ương
Ngân hàng Trung ương là 1 tổ chức của chính phủ để thực hiện nhiệm vụ quan trọng nhất là quản lý các chính sách tiền tệ của 1 quốc gia hay nhiều quốc gia như liên minh Châu Âu.


FED là một trong những Ngân hàng Trung ương hàng đầu thế giới
Ngân hàng Trung ương hoạt động điều chỉnh và thiết lập các chính sách tiền tệ để tạo ra không gian hoạt động cho toàn bộ Thị Trường tiền tệ và không quan tâm lợi nhuận, vấn đề hàng đầu là điều chỉnh chính sách tạo thuận lợi cho nền kinh tế phát triển an toàn và bền vững
Các Ngân hàng Trung ương hàng đầu thế giới gồm FED (Mỹ)- ECB (Châu Âu), Boji (Nhật Bản), BoE ( Anh)
2. Chính sách Diều hâu

Chính sách "diều hâu" (hay còn gọi là Hawkish). Những người thuộc nhóm này sẽ luôn hướng đến việc hoạch định một chính sách làm sao để tập trung giữ lạm phát ở 1 mức thấp, đồng nghĩa với việc thích lãi suất cao để tăng giá trị đồng tiền cho quốc gia của mình - đảm bảo sự phát triển kinh tế ở mức an toàn và bền vững
3. Chính sách Bồ câu
Đối lập lại với phe "diều hâu" chính là "bồ câu". Đây là những nhà hoạch định chính sách mong muốn thúc đẩy phát triển kinh tế thật mạnh và gia tăng việc làm bất chấp có thể gia tăng sự lạm phát . Họ sẽ yêu thích 1 mức lãi suất thấp để đồng tiền quốc gia của mình trở thành nguồn vốn hấp dẫn thu hút đầu tư và phát triển kinh tế.

>>> Những nguyên nhân chủ chốt khiến giá vàng thế giới "tăng như vũ bão" thời gian gần đây

Back
Top