Nguyễn Thị Phương Thúy
Thành viên nổi tiếng
Đề xuất của Bộ Công an quá nhân văn, rất mong việc trẻ em được đi học, cấp bảo hiểm y tế mà không phụ thuộc vào hộ khẩu, đúng tuyến hay trái tuyến!
Hiện nay, nhiều gia đình gặp khó khăn khi muốn đăng ký hộ khẩu cho trẻ em, dù các cháu đang sống cùng ông bà, cha mẹ tại nơi ở ổn định. Có trường hợp nhà là tài sản do ông bà tổ tiên để lại từ trước năm 1979, cả gia đình đã sinh sống ổn định nhiều năm nhưng vì chưa làm được sổ đỏ nên khi có thêm trẻ nhỏ, việc đăng ký hộ khẩu cho cháu bị từ chối. Có gia đình thì đã có sổ đỏ nhưng lại đứng tên ông bà đã mất, thủ tục thừa kế chưa hoàn tất nên cơ quan cư trú cũng không đồng ý cho trẻ em nhập hộ khẩu. Thậm chí, một số hộ gia đình thuê nhà ở cũ thuộc sở hữu Nhà nước lâu dài, dù hợp đồng thuê được gia hạn nhiều lần, vẫn không thể làm hộ khẩu cho trẻ vì bị yêu cầu phải có ý kiến của cơ quan quản lý nhà ở.
Chính vì không đăng ký được hộ khẩu, các cháu nhỏ không được hưởng bảo hiểm y tế miễn phí, không được đi học đúng tuyến hoặc gặp rắc rối khi làm các giấy tờ cần thiết. Điều này gây ảnh hưởng lớn đến quyền lợi cơ bản của trẻ em.
Trước những bất cập đó, cử tri đã kiến nghị Bộ Công an xem xét, tháo gỡ. Phản hồi lại, Bộ Công an cho biết Chính phủ đã ban hành Nghị định 154/2024, có hiệu lực từ ngày 10/1/2025, trong đó quy định rõ: khi đăng ký hộ khẩu lần đầu cho trẻ em, không cần xác minh chỗ ở có sổ đỏ hay không, cũng không cần chứng minh là có đang cư trú thực tế hay không. Chỉ cần bố hoặc mẹ có hộ khẩu ở đâu thì con sẽ được nhập hộ khẩu theo bố mẹ ở đó.
Bên cạnh đó, Bộ Công an cũng cho biết sẽ tiếp tục kiến nghị các bộ, ngành liên quan điều chỉnh những chính sách khác như bảo hiểm y tế, việc đi học… sao cho không còn phụ thuộc vào việc có hộ khẩu hay không. Điều này nhằm đảm bảo trẻ em dù ở đâu, hoàn cảnh ra sao cũng vẫn được bảo vệ quyền lợi một cách công bằng.
Nguồn: https://xaydungchinhsach.chinhphu.v...-nguoi-chua-thanh-nien-119250422111346649.htm
Hiện nay, nhiều gia đình gặp khó khăn khi muốn đăng ký hộ khẩu cho trẻ em, dù các cháu đang sống cùng ông bà, cha mẹ tại nơi ở ổn định. Có trường hợp nhà là tài sản do ông bà tổ tiên để lại từ trước năm 1979, cả gia đình đã sinh sống ổn định nhiều năm nhưng vì chưa làm được sổ đỏ nên khi có thêm trẻ nhỏ, việc đăng ký hộ khẩu cho cháu bị từ chối. Có gia đình thì đã có sổ đỏ nhưng lại đứng tên ông bà đã mất, thủ tục thừa kế chưa hoàn tất nên cơ quan cư trú cũng không đồng ý cho trẻ em nhập hộ khẩu. Thậm chí, một số hộ gia đình thuê nhà ở cũ thuộc sở hữu Nhà nước lâu dài, dù hợp đồng thuê được gia hạn nhiều lần, vẫn không thể làm hộ khẩu cho trẻ vì bị yêu cầu phải có ý kiến của cơ quan quản lý nhà ở.

Chính vì không đăng ký được hộ khẩu, các cháu nhỏ không được hưởng bảo hiểm y tế miễn phí, không được đi học đúng tuyến hoặc gặp rắc rối khi làm các giấy tờ cần thiết. Điều này gây ảnh hưởng lớn đến quyền lợi cơ bản của trẻ em.
Trước những bất cập đó, cử tri đã kiến nghị Bộ Công an xem xét, tháo gỡ. Phản hồi lại, Bộ Công an cho biết Chính phủ đã ban hành Nghị định 154/2024, có hiệu lực từ ngày 10/1/2025, trong đó quy định rõ: khi đăng ký hộ khẩu lần đầu cho trẻ em, không cần xác minh chỗ ở có sổ đỏ hay không, cũng không cần chứng minh là có đang cư trú thực tế hay không. Chỉ cần bố hoặc mẹ có hộ khẩu ở đâu thì con sẽ được nhập hộ khẩu theo bố mẹ ở đó.
Bên cạnh đó, Bộ Công an cũng cho biết sẽ tiếp tục kiến nghị các bộ, ngành liên quan điều chỉnh những chính sách khác như bảo hiểm y tế, việc đi học… sao cho không còn phụ thuộc vào việc có hộ khẩu hay không. Điều này nhằm đảm bảo trẻ em dù ở đâu, hoàn cảnh ra sao cũng vẫn được bảo vệ quyền lợi một cách công bằng.
Nguồn: https://xaydungchinhsach.chinhphu.v...-nguoi-chua-thanh-nien-119250422111346649.htm