‘Bộ máy quá đông, dân không chịu nổi’

Duke
Duke
Phản hồi: 3

Duke

Thành viên nổi tiếng
Sáng 5/12, Hiệp hội Khoa học hành chính Việt Nam phối hợp với Bộ Nội vụ tổ chức hội thảo khoa học “Phân quyền, phân cấp trong cách mạng về tinh gọn bộ máy”. Phải nói đọc các bài báo tôi thấy ý kiến đại biểu, đều là các vị chuyên gia, nguyên lãnh đạo cấp cao nói rất chí lý. Tôi xin trích dẫn lại đây để cho thấy chỉ đạo của Tổng bí thư Tô Lâm về tinh gọn bộ máy, chống lãng phí đúng là một cuộc cách mạng các bác ạ:
TS Trần Anh Tuấn, Chủ tịch Hiệp hội Khoa học hành chính Việt Nam, nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ:
Phân cấp, phân quyền hợp lý sẽ thúc đẩy sự phát triển, thực hiện được mục tiêu “tinh - gọn - mạnh - hiệu năng - hiệu lực - hiệu quả” của toàn bộ hệ thống tổ chức. Ngược lại, sẽ kìm hãm sự phát triển của từng địa phương và của cả đất nước
Nguyên Bộ trưởng TT&TT Lê Doãn Hợp:
“Tinh giản là gấp rút rồi, bộ máy đông quá, dân không chịu nổi”.
“Bộ máy của mình biên chế tăng, trình độ cao mà xử lý công việc cho dân chậm trễ, chất lượng thấp” .
“Ta toàn cấp trên ôm việc cấp dưới để làm” .
“Chúng ta không thể có tình trạng một anh rất hiểu, đầy đủ thông tin ngồi phân tích, báo cáo cho một anh không hiểu gì ra quyết định”
“Chậm trễ là do lãnh đạo chứ không phải do chuyên viên”.
1733543627140.png

Nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Văn Thuận:
“Bây giờ có tình trạng nghỉ Tết bao nhiêu ngày Bộ trưởng cũng báo cáo Thủ tướng, thi môn gì Bộ trưởng Giáo dục & Đào tạo cũng báo cáo Thủ tướng, nghỉ hè thế nào cũng báo cáo Thủ tướng, thế Bộ trưởng làm gì?”
“Ngày xưa quản rất chặt về đất nông nghiệp, phải xin ý kiến Chính phủ, sau này chúng ta thả cho địa phương nên hàng loạt người vào tù là vì thế”
Ông Cao Đức Phát, nguyên Phó Ban Kinh tế Trung ương, nguyên Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn:
“Ví dụ thuế đất theo quy định về dân sự đã giao cho người này một miếng, người kia một miếng nhưng muốn trao đổi với nhau thì phải đến xin phép, khi giao đất lại làm thủ tục chuyển tên, rất nhiều loại thủ tục, tự mình đẻ ra việc”.
“Giữa Chính phủ và các Bộ, tại sao Bộ trưởng cứ đưa mọi thứ lên Thủ tướng. Bởi vì, nếu Bộ trưởng ký một quyết định về chiến lược nào đó thì không đi theo tiền và nhân lực để làm. Tôi làm Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, có dịch xảy ra cần vắc xin dập dịch, khi dịch lan ra thì Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chịu trách nhiệm nhưng vắc xin lại nằm trong quỹ dự trữ quốc gia do Bộ Tài chính quản lý. Tôi phải làm thủ tục đi qua nhiều tầng nấc để xin vắc xin, 2 - 3 tuần sau vắc xin về thì dịch đã lan rộng ra

Các bác nghĩ sao? #tinhgọnbộmáy
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga

, 19/01/2025

Back
Top