Hưng Nghé
Thành viên nổi tiếng
Trong thời kỳ kinh tế nhiều biến động, khi giá cả leo thang và áp lực tài chính ngày càng đè nặng, nhiều người đang tìm đến trí tuệ nhân tạo, cụ thể là ChatGPT, như một công cụ hỗ trợ bất ngờ nhưng hiệu quả trong việc kiểm soát nợ nần và lập lại kỷ luật tài chính cá nhân.
Jenn Allan, một nhà môi giới bất động sản tại Delaware, Mỹ, từng rơi vào khủng hoảng sau ca sinh đầy biến cố năm 2023. Con gái cô phải nằm điều trị trong đơn vị chăm sóc tích cực sơ sinh, còn bản thân Jenn rơi vào trầm cảm sau sinh và buộc phải nghỉ làm một thời gian dài. Không có thu nhập ổn định, chỉ trong vài tháng, Jenn đã mang trên vai khoản nợ thẻ tín dụng lên tới 23.000 đô la, tương đương hơn 600 triệu đồng.
Trong lúc tuyệt vọng, cô thử gõ vào ChatGPT một câu tưởng chừng đơn giản: “Tôi đang mắc nợ thẻ tín dụng. Tôi không biết mình nợ bao nhiêu, chỉ biết tôi cần làm gì đó mà chẳng biết bắt đầu từ đâu.” Câu trả lời từ chatbot trí tuệ nhân tạo này đã thay đổi cuộc sống cô. Không chỉ đưa ra lời khuyên tài chính, ChatGPT còn tạo sẵn cho cô một bảng tính trên Google Sheets để liệt kê, theo dõi các khoản nợ, giúp Jenn nhìn thấy bức tranh tổng thể về tài chính của mình, điều mà trước đó cô luôn né tránh.
Từ đó, ChatGPT tiếp tục đề xuất kế hoạch “30 ngày thoát nợ”, chia nhỏ hành động mỗi ngày thành các bước đơn giản như rà soát chi tiêu, bán bớt đồ đạc không dùng đến, ngưng đặt đồ ăn ngoài và thử tìm việc làm thêm.
“Có những ý tưởng rất thiết thực mà tôi có thể thực hiện ngay, giúp tôi kiếm thêm tiền ngay lập tức. Quan trọng hơn, nó khiến tôi cảm thấy có trách nhiệm hơn với chính mình mỗi ngày,” Jenn nói.
Nhờ kiên trì làm theo hướng dẫn, đến tháng 7/2025, Jenn đã trả được 12.000 đô la, tương đương khoảng 313 triệu đồng, và đang tiếp tục lộ trình trả nốt phần còn lại.
Cô không phải là trường hợp duy nhất. Một người dùng TikTok có tài khoản budgeting.out.loud cũng gây chú ý khi chia sẻ hành trình trả hết 26.503 đô la, khoảng 692 triệu đồng, trong vòng chín tháng. Cô từng nghĩ việc đó là bất khả thi cho đến khi dùng ChatGPT để lên kế hoạch tài chính. Chỉ từ một vài lời khuyên, cô đã nghĩ ra cách tăng thu nhập thêm 2.000 đô la mỗi tháng, khoảng 52 triệu đồng, điều mà cô chưa từng làm được trước đây.
Những câu chuyện như của Jenn hay người dùng TikTok này cho thấy ChatGPT không chỉ là một cỗ máy trả lời câu hỏi mà hoàn toàn có thể đóng vai trò như một trợ lý tài chính cá nhân đáng tin cậy. Nó giúp người dùng lên kế hoạch rõ ràng, theo dõi tiến độ, duy trì thói quen tốt và thậm chí là tạo động lực mỗi ngày để vượt qua áp lực nợ nần.
Câu chuyện nghe thấy rất hay, nhưng liệu bạn có thể áp dụng được không?
Tôi phải khẳng định không có phép màu nào trong việc trả nợ cả
Vài người Mỹ trả được 300-600 triệu là nhờ bán đồ cũ, dọn nhà thuê, chạy xe thêm, bán ebook… Ở ta, những cách này cũng khả thi nhưng ở mức nhỏ. Các công việc có thể làm như bán đồ cũ trên Chợ Tốt, Shopee, nhận làm việc vặt online như nhập liệu, viết nội dung AI hỗ trợ, tối ưu chi tiêu hằng ngày (ChatGPT giúp bạn làm bảng này), làm thêm từ xa (nếu bạn có laptop hoặc smartphone)... Những công việc này không giúp bạn giàu lên nhưng gom góp từng triệu đồng mỗi tuần, cộng với cắt giảm lãng phí, là bước đầu sống sót và thoát dần khỏi nợ.
Dù không thể thay thế chuyên gia tài chính, ChatGPT và các công cụ trí tuệ nhân tạo tương tự đang chứng minh rằng công nghệ hoàn toàn có thể trở thành người đồng hành hữu ích, giúp người dùng thoát nợ và từng bước xây dựng tương lai tài chính vững vàng hơn.
Jenn Allan, một nhà môi giới bất động sản tại Delaware, Mỹ, từng rơi vào khủng hoảng sau ca sinh đầy biến cố năm 2023. Con gái cô phải nằm điều trị trong đơn vị chăm sóc tích cực sơ sinh, còn bản thân Jenn rơi vào trầm cảm sau sinh và buộc phải nghỉ làm một thời gian dài. Không có thu nhập ổn định, chỉ trong vài tháng, Jenn đã mang trên vai khoản nợ thẻ tín dụng lên tới 23.000 đô la, tương đương hơn 600 triệu đồng.

Trong lúc tuyệt vọng, cô thử gõ vào ChatGPT một câu tưởng chừng đơn giản: “Tôi đang mắc nợ thẻ tín dụng. Tôi không biết mình nợ bao nhiêu, chỉ biết tôi cần làm gì đó mà chẳng biết bắt đầu từ đâu.” Câu trả lời từ chatbot trí tuệ nhân tạo này đã thay đổi cuộc sống cô. Không chỉ đưa ra lời khuyên tài chính, ChatGPT còn tạo sẵn cho cô một bảng tính trên Google Sheets để liệt kê, theo dõi các khoản nợ, giúp Jenn nhìn thấy bức tranh tổng thể về tài chính của mình, điều mà trước đó cô luôn né tránh.
Từ đó, ChatGPT tiếp tục đề xuất kế hoạch “30 ngày thoát nợ”, chia nhỏ hành động mỗi ngày thành các bước đơn giản như rà soát chi tiêu, bán bớt đồ đạc không dùng đến, ngưng đặt đồ ăn ngoài và thử tìm việc làm thêm.
“Có những ý tưởng rất thiết thực mà tôi có thể thực hiện ngay, giúp tôi kiếm thêm tiền ngay lập tức. Quan trọng hơn, nó khiến tôi cảm thấy có trách nhiệm hơn với chính mình mỗi ngày,” Jenn nói.
Nhờ kiên trì làm theo hướng dẫn, đến tháng 7/2025, Jenn đã trả được 12.000 đô la, tương đương khoảng 313 triệu đồng, và đang tiếp tục lộ trình trả nốt phần còn lại.
Cô không phải là trường hợp duy nhất. Một người dùng TikTok có tài khoản budgeting.out.loud cũng gây chú ý khi chia sẻ hành trình trả hết 26.503 đô la, khoảng 692 triệu đồng, trong vòng chín tháng. Cô từng nghĩ việc đó là bất khả thi cho đến khi dùng ChatGPT để lên kế hoạch tài chính. Chỉ từ một vài lời khuyên, cô đã nghĩ ra cách tăng thu nhập thêm 2.000 đô la mỗi tháng, khoảng 52 triệu đồng, điều mà cô chưa từng làm được trước đây.
Những câu chuyện như của Jenn hay người dùng TikTok này cho thấy ChatGPT không chỉ là một cỗ máy trả lời câu hỏi mà hoàn toàn có thể đóng vai trò như một trợ lý tài chính cá nhân đáng tin cậy. Nó giúp người dùng lên kế hoạch rõ ràng, theo dõi tiến độ, duy trì thói quen tốt và thậm chí là tạo động lực mỗi ngày để vượt qua áp lực nợ nần.
Câu chuyện nghe thấy rất hay, nhưng liệu bạn có thể áp dụng được không?
Tôi phải khẳng định không có phép màu nào trong việc trả nợ cả
Vài người Mỹ trả được 300-600 triệu là nhờ bán đồ cũ, dọn nhà thuê, chạy xe thêm, bán ebook… Ở ta, những cách này cũng khả thi nhưng ở mức nhỏ. Các công việc có thể làm như bán đồ cũ trên Chợ Tốt, Shopee, nhận làm việc vặt online như nhập liệu, viết nội dung AI hỗ trợ, tối ưu chi tiêu hằng ngày (ChatGPT giúp bạn làm bảng này), làm thêm từ xa (nếu bạn có laptop hoặc smartphone)... Những công việc này không giúp bạn giàu lên nhưng gom góp từng triệu đồng mỗi tuần, cộng với cắt giảm lãng phí, là bước đầu sống sót và thoát dần khỏi nợ.
Dù không thể thay thế chuyên gia tài chính, ChatGPT và các công cụ trí tuệ nhân tạo tương tự đang chứng minh rằng công nghệ hoàn toàn có thể trở thành người đồng hành hữu ích, giúp người dùng thoát nợ và từng bước xây dựng tương lai tài chính vững vàng hơn.