Phuong Chi
Thành viên nổi tiếng
Cuối tháng 4/1975, khi chiến dịch Hồ Chí Minh đang đi đến cao trào, một mặt trận khác âm thầm diễn ra giữa trùng khơi. Cuộc tiến công thần tốc giải phóng quần đảo Trường Sa mà như lời Đại tướng Võ Nguyên Giáp là “sự kiện đặc biệt ngoài kế hoạch chiến lược”.
Trường Sa - quần đảo rộng lớn với hơn 100 đảo nổi và bãi đá ngầm nằm ở vị trí chiến lược đặc biệt.
Thời điểm cuối cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, tại quần đảo Trường Sa chỉ 11 đảo có người ở. Quân đội của Đài Loan (Trung Quốc) chiếm giữ Ba Bình; Philippines chiếm giữ Thị Tứ, Vĩnh Viễn, Bến Lạc, Nam Côn, Song Tử Đông.
Chính quyền Việt Nam Cộng hòa đóng giữ 5 đảo gồm: Nam Yết, Trường Sa, Sơn Ca, Sinh Tồn và Song Tử Tây. Đảo Nam Yết là nơi đặt Sở Chỉ huy trung tâm.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã sớm nhận định: “Vì quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam và có vị trí chiến lược nên cần tổ chức giải phóng kịp thời phần đất này. Nếu chậm, để quân đội nước khác xâm chiếm, tình hình sẽ rất phức tạp... Theo thăm dò, triển vọng ở đây có dự trữ dầu lửa lớn. Có thể thấy biển và đại dương sẽ là nguồn tài nguyên chủ yếu của nhân loại kể từ thế kỷ 21”.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp cũng gọi đây là "một sự kiện đặc biệt diễn ra ngoài kế hoạch chiến lược ban đầu”.
Dưới sự chỉ đạo của Quân ủy Trung ương, Bộ Tư lệnh Quân khu 5 và Quân chủng Hải quân bắt đầu gấp rút lên kế hoạch.
Ngày 4/4/1975, mật điện số 990B của Đại tướng Võ Nguyên Giáp được phát đi, yêu cầu “bí mật, thần tốc, táo bạo, chắc thắng”.
Các tàu vận tải quân sự 673, 674, 675 cải trang thành tàu cá nước ngoài lặng lẽ rời cảng Đà Nẵng. Trên tàu, gần 300 cán bộ, chiến sĩ thuộc các đơn vị đặc công, bộ binh, pháo binh được hợp thành Đoàn C75, do Trung tá Mai Năng chỉ huy.
Tư liệu quý ghi lại hình ảnh bộ đội giải phóng đảo Song Tử Tây. Ảnh tư liệu
Trong quá trình di chuyển, các tàu của ta gặp máy bay địch trinh sát. Tuy nhiên, do cả 3 tàu 673, 674, 675 đã cải trang thành tàu đánh cá nước ngoài nên không bị phát hiện.
Trung tá Đào Mạnh Hồng - khi ấy là Phân đội trưởng Phân đội 1, Đội 1, Trung đoàn 126 - nhớ lại: “Chúng tôi là mũi chủ công trong trận đánh mở màn giải phóng Trường Sa. Đánh được Song Tử Tây là mở được cánh cửa chiến lược để tiến sâu vào quần đảo”.
Phân đội 1 được trang bị thêm 2 khẩu đội DKZ 75 và cối 82, bởi các cán bộ, chiến sĩ sẽ phải sẵn sàng giữ đảo trước mọi tình huống.
1h ngày 14/4/1975, các chiến sĩ trên 3 xuồng cao su rẽ sóng hướng vào đảo Song Tử Tây. Khi còn cách đảo 5km, để tránh bị phát hiện, toàn bộ chiến sĩ xuống nước, bơi vào đảo kéo theo xuồng đã được xẹp hơi và vũ khí bọc kín.
Nước biển lạnh buốt, sóng dập dữ dội, các chiến sĩ kiên nhẫn bơi trong bóng tối. Họ tính toán đúng thời điểm nước lên cao, bởi chỉ cần chệch vài giờ, thủy triều rút mạnh sẽ tạo xoáy nước kéo ngược người ra xa đảo. Sau gần 3 giờ vật lộn với sóng gió, các mũi tấn công của phân đội đã tiếp cận thành công mục tiêu.
Đúng 4h30, trên mặt biển mờ sương, 2 quả B41 xé toang tĩnh lặng, mở màn cho trận đánh đầu tiên vào đảo Song Tử Tây. Trong vòng 30 phút, ta làm chủ hoàn toàn đảo, thu vũ khí, bắt sống toàn bộ quân địch.
Lá cờ Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam được kéo lên tung bay trước bia chủ quyền.
“Chậm một giờ thôi là mất đảo”
Bị mất đảo Song Tử Tây, quân đội Việt Nam Cộng hòa điều 2 tàu HQ16 và HQ 402 từ Vũng Tàu ra định phản kích chiếm lại đảo. Tuy nhiên khi đó, trên đất liền tuyến phòng thủ Phan Rang bị vỡ nên lực lượng đi ứng cứu hết sức hoang mang, dao động. Chúng không dám tấn công mà quay về tăng cường phòng thủ đảo Nam Yết.
Sau khi giải phóng đảo Song Tử Tây, Bộ Tư lệnh tiền phương ở Đà Nẵng chỉ thị canh phòng chặt chẽ, nêu cao tinh thần cảnh giác, sẵn sàng chiến đấu, bố trí lực lượng ở lại bảo vệ đảo.
Sau Song Tử Tây là các trận đổ bộ đánh chiếm liên tiếp các đảo: Sơn Ca, Nam Yết, Sinh Tồn, Trường Sa… Tất cả diễn ra trong chưa đầy 15 ngày.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp từng dặn riêng cho ông Chu Huy Mân - Tư lệnh Quân khu 5 - trong điện khẩn ngày 13/4: “Nếu nước ngoài chiếm trước thì đánh chiếm lại”.
Câu nói ngắn gọn mà chứa đựng quyết tâm chiến lược về bảo vệ chủ quyền.
Ngay trong ngày 29/4/1975, đúng như dự báo của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, một số tàu nước ngoài tiến vào gần đảo để thăm dò. Nhưng khi thấy cờ Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam tung bay trên các đảo, các tàu này lùi ra xa.
Đúng một ngày sau khi các đảo trên quần đảo Trường Sa được giải phóng, vào lúc 11h30 ngày 30/4/1975, Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử giành thắng lợi. Đất nước đươc nối liền một dải.
Thiếu tướng, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, nguyên Tư lệnh Binh chủng Đặc công Mai Năng - người đã trực tiếp chỉ huy lực lượng đánh chiếm các đảo trên quần đảo Trường Sa năm 1975 - nhìn nhận: “Nếu chúng ta đến chậm một vài ngày, thậm chí chỉ chậm một vài giờ khi quân đội Sài Gòn đã mất tinh thần chiến đấu, rệu rã vì nhận các tin tức thất trận trong đất liền, thì nước ngoài có thể tranh thủ cơ hội này chiếm lấy các đảo trên quần đảo Trường Sa. Trong thời khắc lịch sử ấy, bộ óc thiên tài của Đại tướng Võ Nguyên Giáp thật sáng suốt, kịp thời đưa ra những chỉ đạo rất trúng”.
Sau 50 năm giải phóng, Trường Sa không chỉ là một phần lãnh thổ thiêng liêng mà còn là biểu tượng của bản lĩnh, trí tuệ và lòng yêu nước nồng nàn, được viết nên giữa muôn vàn khó khăn, bằng cả máu và nước mắt của những người lính quả cảm.
Nguồn: Vietnamnet
Trường Sa - quần đảo rộng lớn với hơn 100 đảo nổi và bãi đá ngầm nằm ở vị trí chiến lược đặc biệt.
Thời điểm cuối cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, tại quần đảo Trường Sa chỉ 11 đảo có người ở. Quân đội của Đài Loan (Trung Quốc) chiếm giữ Ba Bình; Philippines chiếm giữ Thị Tứ, Vĩnh Viễn, Bến Lạc, Nam Côn, Song Tử Đông.
Chính quyền Việt Nam Cộng hòa đóng giữ 5 đảo gồm: Nam Yết, Trường Sa, Sơn Ca, Sinh Tồn và Song Tử Tây. Đảo Nam Yết là nơi đặt Sở Chỉ huy trung tâm.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã sớm nhận định: “Vì quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam và có vị trí chiến lược nên cần tổ chức giải phóng kịp thời phần đất này. Nếu chậm, để quân đội nước khác xâm chiếm, tình hình sẽ rất phức tạp... Theo thăm dò, triển vọng ở đây có dự trữ dầu lửa lớn. Có thể thấy biển và đại dương sẽ là nguồn tài nguyên chủ yếu của nhân loại kể từ thế kỷ 21”.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp cũng gọi đây là "một sự kiện đặc biệt diễn ra ngoài kế hoạch chiến lược ban đầu”.
Dưới sự chỉ đạo của Quân ủy Trung ương, Bộ Tư lệnh Quân khu 5 và Quân chủng Hải quân bắt đầu gấp rút lên kế hoạch.
Ngày 4/4/1975, mật điện số 990B của Đại tướng Võ Nguyên Giáp được phát đi, yêu cầu “bí mật, thần tốc, táo bạo, chắc thắng”.
Các tàu vận tải quân sự 673, 674, 675 cải trang thành tàu cá nước ngoài lặng lẽ rời cảng Đà Nẵng. Trên tàu, gần 300 cán bộ, chiến sĩ thuộc các đơn vị đặc công, bộ binh, pháo binh được hợp thành Đoàn C75, do Trung tá Mai Năng chỉ huy.

Tư liệu quý ghi lại hình ảnh bộ đội giải phóng đảo Song Tử Tây. Ảnh tư liệu
Trong quá trình di chuyển, các tàu của ta gặp máy bay địch trinh sát. Tuy nhiên, do cả 3 tàu 673, 674, 675 đã cải trang thành tàu đánh cá nước ngoài nên không bị phát hiện.
Trung tá Đào Mạnh Hồng - khi ấy là Phân đội trưởng Phân đội 1, Đội 1, Trung đoàn 126 - nhớ lại: “Chúng tôi là mũi chủ công trong trận đánh mở màn giải phóng Trường Sa. Đánh được Song Tử Tây là mở được cánh cửa chiến lược để tiến sâu vào quần đảo”.
Phân đội 1 được trang bị thêm 2 khẩu đội DKZ 75 và cối 82, bởi các cán bộ, chiến sĩ sẽ phải sẵn sàng giữ đảo trước mọi tình huống.
1h ngày 14/4/1975, các chiến sĩ trên 3 xuồng cao su rẽ sóng hướng vào đảo Song Tử Tây. Khi còn cách đảo 5km, để tránh bị phát hiện, toàn bộ chiến sĩ xuống nước, bơi vào đảo kéo theo xuồng đã được xẹp hơi và vũ khí bọc kín.
Nước biển lạnh buốt, sóng dập dữ dội, các chiến sĩ kiên nhẫn bơi trong bóng tối. Họ tính toán đúng thời điểm nước lên cao, bởi chỉ cần chệch vài giờ, thủy triều rút mạnh sẽ tạo xoáy nước kéo ngược người ra xa đảo. Sau gần 3 giờ vật lộn với sóng gió, các mũi tấn công của phân đội đã tiếp cận thành công mục tiêu.
Đúng 4h30, trên mặt biển mờ sương, 2 quả B41 xé toang tĩnh lặng, mở màn cho trận đánh đầu tiên vào đảo Song Tử Tây. Trong vòng 30 phút, ta làm chủ hoàn toàn đảo, thu vũ khí, bắt sống toàn bộ quân địch.
Lá cờ Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam được kéo lên tung bay trước bia chủ quyền.



“Chậm một giờ thôi là mất đảo”
Bị mất đảo Song Tử Tây, quân đội Việt Nam Cộng hòa điều 2 tàu HQ16 và HQ 402 từ Vũng Tàu ra định phản kích chiếm lại đảo. Tuy nhiên khi đó, trên đất liền tuyến phòng thủ Phan Rang bị vỡ nên lực lượng đi ứng cứu hết sức hoang mang, dao động. Chúng không dám tấn công mà quay về tăng cường phòng thủ đảo Nam Yết.
Sau khi giải phóng đảo Song Tử Tây, Bộ Tư lệnh tiền phương ở Đà Nẵng chỉ thị canh phòng chặt chẽ, nêu cao tinh thần cảnh giác, sẵn sàng chiến đấu, bố trí lực lượng ở lại bảo vệ đảo.
Sau Song Tử Tây là các trận đổ bộ đánh chiếm liên tiếp các đảo: Sơn Ca, Nam Yết, Sinh Tồn, Trường Sa… Tất cả diễn ra trong chưa đầy 15 ngày.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp từng dặn riêng cho ông Chu Huy Mân - Tư lệnh Quân khu 5 - trong điện khẩn ngày 13/4: “Nếu nước ngoài chiếm trước thì đánh chiếm lại”.
Câu nói ngắn gọn mà chứa đựng quyết tâm chiến lược về bảo vệ chủ quyền.
Ngay trong ngày 29/4/1975, đúng như dự báo của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, một số tàu nước ngoài tiến vào gần đảo để thăm dò. Nhưng khi thấy cờ Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam tung bay trên các đảo, các tàu này lùi ra xa.
Đúng một ngày sau khi các đảo trên quần đảo Trường Sa được giải phóng, vào lúc 11h30 ngày 30/4/1975, Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử giành thắng lợi. Đất nước đươc nối liền một dải.


Thiếu tướng, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, nguyên Tư lệnh Binh chủng Đặc công Mai Năng - người đã trực tiếp chỉ huy lực lượng đánh chiếm các đảo trên quần đảo Trường Sa năm 1975 - nhìn nhận: “Nếu chúng ta đến chậm một vài ngày, thậm chí chỉ chậm một vài giờ khi quân đội Sài Gòn đã mất tinh thần chiến đấu, rệu rã vì nhận các tin tức thất trận trong đất liền, thì nước ngoài có thể tranh thủ cơ hội này chiếm lấy các đảo trên quần đảo Trường Sa. Trong thời khắc lịch sử ấy, bộ óc thiên tài của Đại tướng Võ Nguyên Giáp thật sáng suốt, kịp thời đưa ra những chỉ đạo rất trúng”.
Sau 50 năm giải phóng, Trường Sa không chỉ là một phần lãnh thổ thiêng liêng mà còn là biểu tượng của bản lĩnh, trí tuệ và lòng yêu nước nồng nàn, được viết nên giữa muôn vàn khó khăn, bằng cả máu và nước mắt của những người lính quả cảm.

Trong những ngày hành quân chuẩn bị ra Trường Sa, nhiều chiến sĩ trẻ đã viết những dòng thư gửi lại cho người thân. Ngồi trên xe, giữa cuộc hành quân vội vã, họ thả thư ra ngoài, mong người dân đi làm đồng bắt gặp và gửi giúp về cho gia đình. Nhiều năm sau, tôi có cơ hội được đọc lại những dòng thư ấy. Trong số đó, có một bức thư khiến tôi không thể nào quên: "...Chúng con xác định đây là trận chiến cuối cùng. Nếu con không trở về, bố mẹ hãy nhìn lên lá quốc kỳ. Ở đó, bố mẹ sẽ thấy bóng hình của con..." .Trung tá Đào Mạnh Hồng
Nguồn: Vietnamnet