Hue Hoang
Thành viên nổi tiếng
Dự thảo Luật Thuế thu nhập cá nhân (sửa đổi) do Bộ Tài chính vừa hoàn thiện đã đề xuất hai cách tính thuế đối với thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản. Trong trường hợp người chuyển nhượng có thể xác định được giá mua và các chi phí hợp lý liên quan, thu nhập chịu thuế sẽ được tính bằng phần chênh lệch giữa giá bán và giá mua (cộng chi phí), và áp dụng thuế suất 20% trên phần thu nhập này.
Tuy nhiên, nếu không thể xác định rõ giá mua hoặc chi phí liên quan, thì thuế sẽ được tính trực tiếp trên giá bán của bất động sản, dựa theo thời gian người sở hữu nắm giữ tài sản đó.
Cụ thể, nếu bất động sản được chuyển nhượng sau thời gian sở hữu:
- dưới 2 năm thì mức thuế là 10%;
- nếu thời gian sở hữu từ 2 đến dưới 5 năm là 6%;
- từ 5 đến dưới 10 năm là 4%; và
- từ 10 năm trở lên hoặc tài sản có nguồn gốc từ thừa kế là 2%.
Ngoài ra, dự thảo cũng quy định nếu người nhận tài sản thừa kế nhưng sau đó có hoạt động đầu cơ, ví dụ như mua đi bán lại trong thời gian ngắn để kiếm lời – thì vẫn sẽ bị áp thuế như một hoạt động kinh doanh bất động sản.
Cá nhân tôi đọc dự thảo này thấy ưng ngay. Bởi vì cách tính thuế thu nhập cá nhân theo thời gian nắm giữ bất động sản là một hướng tiếp cận hợp lý và công bằng hơn so với các đề xuất từng có như đánh thuế căn nhà thứ hai trở lên và có thể góp phần giảm đầu cơ, thổi giá bất động sản:
Vì sao?
Nếu áp thuế theo số lượng bất động sản sở hữu (ví dụ: căn nhà thứ hai, thứ ba...), thì cả người đầu cơ lướt sóng và người dân bình thường tích lũy tài sản lâu dài, mua thêm nhà cho con cái, cha mẹ… đều bị đánh thuế như nhau. Điều này thiếu công bằng. Trong khi đó, dự thảo mới tập trung vào mục đích và thời gian nắm giữ. Ai giữ bất động sản càng lâu, thuế càng giảm, cho thấy người đó không đầu cơ.
Những người mua bất động sản rồi bán lại trong thời gian ngắn (dưới 2 năm) để chốt lời sẽ chịu mức thuế cao hơn (10 - 20%), khiến việc đầu cơ trở nên kém hấp dẫn. Ngược lại, nếu giữ tài sản trên 10 năm, chỉ bị đánh thuế 2%, mức rất thấp, gần như không đáng kể. Điều này khuyến khích thị trường hướng tới tích lũy dài hạn, ổn định hơn.
Điều quan trọng nữa, nhiều người vay vốn ngân hàng, đầu tư bất động sản ngắn hạn để lướt sóng, đẩy giá lên cao, tạo mặt bằng giá ảo. Việc áp thuế cao trong các giao dịch ngắn hạn sẽ làm giảm biên lợi nhuận, khiến hình thức “tay không bắt giặc” này trở nên rủi ro và kém hấp dẫn. Thị trường vì thế sẽ bớt bị thao túng bởi những người không có nhu cầu thật về nhà ở.
Khi đầu cơ giảm, giá bất động sản sẽ dần ổn định theo cung - cầu thật. Điều này đặc biệt quan trọng tại các thành phố lớn, nơi người trẻ, người thu nhập trung bình gần như không thể tiếp cận nhà ở dù đã tiết kiệm nhiều năm. Chính sách thuế kiểu mới giúp loại bớt những giao dịch mang tính đầu cơ, trả lại cơ hội cho người mua thật sự.
Bạn có nghĩ vậy không?
#sửađổithuếTNCN
Tuy nhiên, nếu không thể xác định rõ giá mua hoặc chi phí liên quan, thì thuế sẽ được tính trực tiếp trên giá bán của bất động sản, dựa theo thời gian người sở hữu nắm giữ tài sản đó.
Cụ thể, nếu bất động sản được chuyển nhượng sau thời gian sở hữu:
- dưới 2 năm thì mức thuế là 10%;
- nếu thời gian sở hữu từ 2 đến dưới 5 năm là 6%;
- từ 5 đến dưới 10 năm là 4%; và
- từ 10 năm trở lên hoặc tài sản có nguồn gốc từ thừa kế là 2%.

Ngoài ra, dự thảo cũng quy định nếu người nhận tài sản thừa kế nhưng sau đó có hoạt động đầu cơ, ví dụ như mua đi bán lại trong thời gian ngắn để kiếm lời – thì vẫn sẽ bị áp thuế như một hoạt động kinh doanh bất động sản.
Cá nhân tôi đọc dự thảo này thấy ưng ngay. Bởi vì cách tính thuế thu nhập cá nhân theo thời gian nắm giữ bất động sản là một hướng tiếp cận hợp lý và công bằng hơn so với các đề xuất từng có như đánh thuế căn nhà thứ hai trở lên và có thể góp phần giảm đầu cơ, thổi giá bất động sản:
Vì sao?

Nếu áp thuế theo số lượng bất động sản sở hữu (ví dụ: căn nhà thứ hai, thứ ba...), thì cả người đầu cơ lướt sóng và người dân bình thường tích lũy tài sản lâu dài, mua thêm nhà cho con cái, cha mẹ… đều bị đánh thuế như nhau. Điều này thiếu công bằng. Trong khi đó, dự thảo mới tập trung vào mục đích và thời gian nắm giữ. Ai giữ bất động sản càng lâu, thuế càng giảm, cho thấy người đó không đầu cơ.
Những người mua bất động sản rồi bán lại trong thời gian ngắn (dưới 2 năm) để chốt lời sẽ chịu mức thuế cao hơn (10 - 20%), khiến việc đầu cơ trở nên kém hấp dẫn. Ngược lại, nếu giữ tài sản trên 10 năm, chỉ bị đánh thuế 2%, mức rất thấp, gần như không đáng kể. Điều này khuyến khích thị trường hướng tới tích lũy dài hạn, ổn định hơn.
Điều quan trọng nữa, nhiều người vay vốn ngân hàng, đầu tư bất động sản ngắn hạn để lướt sóng, đẩy giá lên cao, tạo mặt bằng giá ảo. Việc áp thuế cao trong các giao dịch ngắn hạn sẽ làm giảm biên lợi nhuận, khiến hình thức “tay không bắt giặc” này trở nên rủi ro và kém hấp dẫn. Thị trường vì thế sẽ bớt bị thao túng bởi những người không có nhu cầu thật về nhà ở.
Khi đầu cơ giảm, giá bất động sản sẽ dần ổn định theo cung - cầu thật. Điều này đặc biệt quan trọng tại các thành phố lớn, nơi người trẻ, người thu nhập trung bình gần như không thể tiếp cận nhà ở dù đã tiết kiệm nhiều năm. Chính sách thuế kiểu mới giúp loại bớt những giao dịch mang tính đầu cơ, trả lại cơ hội cho người mua thật sự.
Bạn có nghĩ vậy không?
#sửađổithuếTNCN