David Dũng
Thành viên nổi tiếng
Các trạm quan trắc chất lượng không khí ở Hà Nội đều hiển thị chỉ số ô nhiễm ở mức kém đến rất xấu, gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Việc giá cả sinh hoạt, đặc biệt là giá nhà đất tăng cao cùng với vấn đề ô nhiễm không khí đang là những thách thức lớn mà Thủ đô đang phải đối mặt.
8h ngày 1/11, tất cả trạm quan trắc nội thành của Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội thông báo chỉ số chất lượng không khí (AQI) ở mức kém đến rất xấu, tương đương AQI 100-200.
Trong đó, trạm đo tại Minh Khai, quận Bắc Từ Liêm lên ngưỡng rất xấu (trên 200) từ 1h và duy trì cho đến hiện tại. Đây là trạm có chỉ số chất lượng không khí thấp nhất, cảnh báo mọi người bị ảnh hưởng sức khỏe nghiêm trọng.
Các trạm ở Chi cục Bảo vệ môi trường đặt tại quận Cầu Giấy có chỉ số AQI 159, trạm tại Khương Trung ở Thanh Xuân 152, trạm Hàng Mã ở Hoàn Kiếm 132.
Trạm chất lượng không khí của Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) đặt tại quận Long Biên lúc 8h hiển thị AQI 169, tương đương với ngưỡng xấu. Trong đêm qua, chỉ số bụi PM 2.5 ở trạm này vượt ngưỡng 200 trong khoảng ba giờ 22-24h.
Chất lượng không khí ở trạm đo của Đại sứ quán Mỹ đặt tại quận Hai Bà Trưng cho thấy chỉ số 188 có hại cho sức khỏe, trạm tại trường quốc tế Liên Hợp Quốc ở quận Tây Hồ ghi nhận AQI 230 - tương đương cảnh báo rất có hại cho sức khỏe.
Cùng lúc này hệ thống tổng hợp tự động dữ liệu ô nhiễm không khí IQAir xếp Hà Nội là thành phố ô nhiễm thứ hai thế giới với chỉ số 210, sau Delhi của Ấn Độ 470.
Đồ họa: Đăng Hiếu
Bộ Tài nguyên và Môi trường nhận định từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau tình trạng ô nhiễm không khí ở các đô thị lớn, đặc biệt là Hà Nội diễn biến xấu do tập trung nhiều hoạt động giao thông, xây dựng, công nghiệp và nông nghiệp. Các hoạt động này chưa đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường cùng với ảnh hưởng thời tiết giao mùa, chênh lệch nhiệt độ ngày đêm, độ ẩm, hướng và tốc độ gió làm hạn chế khả năng khuếch tán chất ô nhiễm, đặc biệt là bụi mịn PM2.5.
Cơ quan quản lý về môi trường đề nghị các tỉnh tăng cường quan trắc, công bố chỉ số để khuyến cáo người dân áp dụng các biện pháp bảo vệ sức khỏe, đặc biệt với nhóm hoạt động ngoài trời; tổ chức kiểm tra nguồn thải như các lò đốt rác, phụ phẩm nông nghiệp.
Đối với các công trình xây dựng, Bộ Tài nguyên và Môi trường đề nghị các địa phương đôn đốc chủ dự án, đơn vị thi công giảm thiểu phát tán bụi bằng cách che chắn, phun nước, rửa đường.
Tình hình giá nhà đất tăng cao và ô nhiễm không khí ở Hà Nội là những vấn đề phức tạp, đòi hỏi sự nỗ lực của cả xã hội. Việc tìm ra những giải pháp hiệu quả đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp chính quyền, doanh nghiệp và người dân.