Trương Cẩm Tú
Guest
Ít nhất là kéo dài trong hai ngày tới đây. Vì theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, trong hai ngày 9 và 10/7, nắng nóng bao trùm nhiều khu vực, đặc biệt là từ Thanh Hóa đến Đà Nẵng, phía Đông các tỉnh từ Quảng Ngãi đến Đắk Lắk và phía Bắc Khánh Hòa, với nhiệt độ cao nhất phổ biến 35–37°C, có nơi vượt 37°C. Độ ẩm tương đối thấp, phổ biến 50–55%.
Riêng ngày 9/7, khu vực phía Đông Bắc Bộ và phía Tây tỉnh Phú Thọ tiếp tục nắng nóng, nền nhiệt dao động 35–37°C, có nơi trên 37°C. Tây Bắc Bộ có nắng nóng cục bộ. Từ ngày 10/7, nắng nóng tại miền Bắc và Phú Thọ giảm dần; đến ngày 11/7, nắng nóng tại Trung Bộ cũng có xu hướng dịu lại.
Trước đó, chiều 8/7, một số nơi đã ghi nhận nền nhiệt trên 36°C như Hòa Bình (Phú Thọ) 36,3°C, Tĩnh Gia (Thanh Hóa) 36,7°C, Cam Ranh (Khánh Hòa) 37,0°C.
Các chuyên gia lưu ý, nhiệt độ ngoài trời thực tế có thể cao hơn 2–4°C so với số liệu dự báo, nhất là ở khu vực có nhiều mặt đường, bê tông, nhựa hấp thụ nhiệt.
Nắng nóng kéo dài kết hợp độ ẩm thấp và nhu cầu điện tăng cao có thể làm gia tăng nguy cơ cháy nổ, cháy rừng, cũng như ảnh hưởng sức khỏe: gây mất nước, kiệt sức, thậm chí đột quỵ do sốc nhiệt nếu tiếp xúc lâu với nền nhiệt cao.
Riêng ngày 9/7, khu vực phía Đông Bắc Bộ và phía Tây tỉnh Phú Thọ tiếp tục nắng nóng, nền nhiệt dao động 35–37°C, có nơi trên 37°C. Tây Bắc Bộ có nắng nóng cục bộ. Từ ngày 10/7, nắng nóng tại miền Bắc và Phú Thọ giảm dần; đến ngày 11/7, nắng nóng tại Trung Bộ cũng có xu hướng dịu lại.
Trước đó, chiều 8/7, một số nơi đã ghi nhận nền nhiệt trên 36°C như Hòa Bình (Phú Thọ) 36,3°C, Tĩnh Gia (Thanh Hóa) 36,7°C, Cam Ranh (Khánh Hòa) 37,0°C.

Các chuyên gia lưu ý, nhiệt độ ngoài trời thực tế có thể cao hơn 2–4°C so với số liệu dự báo, nhất là ở khu vực có nhiều mặt đường, bê tông, nhựa hấp thụ nhiệt.
Nắng nóng kéo dài kết hợp độ ẩm thấp và nhu cầu điện tăng cao có thể làm gia tăng nguy cơ cháy nổ, cháy rừng, cũng như ảnh hưởng sức khỏe: gây mất nước, kiệt sức, thậm chí đột quỵ do sốc nhiệt nếu tiếp xúc lâu với nền nhiệt cao.