Hue Hoang
Thành viên nổi tiếng
Hơn 450 giáo viên và nhân viên trường học ở huyện Nam Đàn, Nghệ An bất ngờ bị cơ quan bảo hiểm truy thu tiền nợ bảo hiểm xã hội, với tổng số tiền lên đến gần 4,6 tỷ đồng. Nhiều người chuẩn bị nghỉ hưu mới biết mình… còn nợ tiền bảo hiểm từ hơn chục năm trước.
Trước năm 2006, UBND huyện Nam Đàn ký hợp đồng lao động với giáo viên, nhân viên nhưng không đóng đủ các loại bảo hiểm bắt buộc (bảo hiểm xã hội, y tế, thất nghiệp) – vì họ chỉ trả lương cố định chứ không theo bảng lương có tính bảo hiểm.
Đến năm 2006–2007, có quy định mới từ UBND tỉnh Nghệ An và liên ngành, yêu cầu xếp lại lương theo chế độ chính thức, đồng nghĩa với việc phải đóng thêm phần bảo hiểm phát sinh do mức lương tăng.
Tuy nhiên, phần chênh lệch đó không được truy đóng ngay, và bị bỏ quên suốt hàng chục năm.
Khi làm hồ sơ nghỉ hưu cho một số giáo viên gần đây, Bảo hiểm xã hội huyện Nam Đàn mới phát hiện ra các trường hợp thiếu đóng tiền bảo hiểm. Rà soát tiếp thì phát hiện thêm hàng trăm trường hợp khác cũng rơi vào tình trạng tương tự.
Trong vụ việc này, theo tôi rõ ràng người lao động – các giáo viên và nhân viên nhà trường – không có lỗi. Họ chỉ làm việc theo hợp đồng, nhận lương, không tự đóng hay điều chỉnh việc đóng bảo hiểm xã hội. Vậy nên, việc họ bị truy thu hàng chục triệu đồng mỗi người sau hơn 15 năm là chưa hợp lý và cần được xem xét lại trên tinh thần bảo vệ quyền lợi người lao động.
Trách nhiệm chính ở đây là của đơn vị sử dụng lao động và cơ quan bảo hiểm. Giai đoạn này, UBND huyện là đơn vị ký hợp đồng lao động với giáo viên, nhân viên. Tuy nhiên, họ chỉ trả lương cố định mà không thực hiện đầy đủ việc đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp theo quy định. Đây là điểm sai sót lớn nhất, vì bảo hiểm bắt buộc lẽ ra phải được thực hiện đúng từ thời điểm người lao động bắt đầu ký hợp đồng có hưởng lương.
Dù UBND huyện là bên ký hợp đồng, cơ quan bảo hiểm cũng phải chịu một phần trách nhiệm vì đã không kịp thời phát hiện, yêu cầu truy đóng ngay từ thời điểm chuyển xếp lương theo hướng dẫn năm 2007. Thậm chí đến năm 2012, trong biên bản làm việc giữa các phòng chuyên môn và bảo hiểm xã hội huyện đã ghi nhận khoản tiền hơn 331 triệu đồng, nhưng vẫn không xử lý triệt để. Việc để tồn tại khoản nợ bảo hiểm hàng chục năm, đến khi người lao động chuẩn bị nghỉ hưu mới phát hiện, là thiếu sót về mặt quản lý và giám sát.
Những sai sót này không xuất phát từ động cơ tư lợi cá nhân. Không ai trong bộ máy cũ được hưởng lợi từ việc “không đóng bảo hiểm cho người lao động”. Vấn đề nằm ở chỗ người thực hiện thì thiếu chuyên môn hoặc không được hướng dẫn đúng, trong khi người quản lý thì thiếu trách nhiệm trong kiểm tra, giám sát và đôn đốc thực hiện chính sách.
Tôi mong rằng vụ việc này sẽ được xử lý một cách hợp tình hợp lý, và cũng là một bài học để các cấp chuyên môn ở cơ sở rút kinh nghiệm tránh những việc đáng tiếc như thế này xảy ra.
Trước năm 2006, UBND huyện Nam Đàn ký hợp đồng lao động với giáo viên, nhân viên nhưng không đóng đủ các loại bảo hiểm bắt buộc (bảo hiểm xã hội, y tế, thất nghiệp) – vì họ chỉ trả lương cố định chứ không theo bảng lương có tính bảo hiểm.

Đến năm 2006–2007, có quy định mới từ UBND tỉnh Nghệ An và liên ngành, yêu cầu xếp lại lương theo chế độ chính thức, đồng nghĩa với việc phải đóng thêm phần bảo hiểm phát sinh do mức lương tăng.
Tuy nhiên, phần chênh lệch đó không được truy đóng ngay, và bị bỏ quên suốt hàng chục năm.
Khi làm hồ sơ nghỉ hưu cho một số giáo viên gần đây, Bảo hiểm xã hội huyện Nam Đàn mới phát hiện ra các trường hợp thiếu đóng tiền bảo hiểm. Rà soát tiếp thì phát hiện thêm hàng trăm trường hợp khác cũng rơi vào tình trạng tương tự.
Ai chịu trách nhiệm?
Trong vụ việc này, theo tôi rõ ràng người lao động – các giáo viên và nhân viên nhà trường – không có lỗi. Họ chỉ làm việc theo hợp đồng, nhận lương, không tự đóng hay điều chỉnh việc đóng bảo hiểm xã hội. Vậy nên, việc họ bị truy thu hàng chục triệu đồng mỗi người sau hơn 15 năm là chưa hợp lý và cần được xem xét lại trên tinh thần bảo vệ quyền lợi người lao động.
Trách nhiệm chính ở đây là của đơn vị sử dụng lao động và cơ quan bảo hiểm. Giai đoạn này, UBND huyện là đơn vị ký hợp đồng lao động với giáo viên, nhân viên. Tuy nhiên, họ chỉ trả lương cố định mà không thực hiện đầy đủ việc đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp theo quy định. Đây là điểm sai sót lớn nhất, vì bảo hiểm bắt buộc lẽ ra phải được thực hiện đúng từ thời điểm người lao động bắt đầu ký hợp đồng có hưởng lương.
Dù UBND huyện là bên ký hợp đồng, cơ quan bảo hiểm cũng phải chịu một phần trách nhiệm vì đã không kịp thời phát hiện, yêu cầu truy đóng ngay từ thời điểm chuyển xếp lương theo hướng dẫn năm 2007. Thậm chí đến năm 2012, trong biên bản làm việc giữa các phòng chuyên môn và bảo hiểm xã hội huyện đã ghi nhận khoản tiền hơn 331 triệu đồng, nhưng vẫn không xử lý triệt để. Việc để tồn tại khoản nợ bảo hiểm hàng chục năm, đến khi người lao động chuẩn bị nghỉ hưu mới phát hiện, là thiếu sót về mặt quản lý và giám sát.
Những sai sót này không xuất phát từ động cơ tư lợi cá nhân. Không ai trong bộ máy cũ được hưởng lợi từ việc “không đóng bảo hiểm cho người lao động”. Vấn đề nằm ở chỗ người thực hiện thì thiếu chuyên môn hoặc không được hướng dẫn đúng, trong khi người quản lý thì thiếu trách nhiệm trong kiểm tra, giám sát và đôn đốc thực hiện chính sách.
Tôi mong rằng vụ việc này sẽ được xử lý một cách hợp tình hợp lý, và cũng là một bài học để các cấp chuyên môn ở cơ sở rút kinh nghiệm tránh những việc đáng tiếc như thế này xảy ra.