Lý do tỉnh đông dân nhất Trung Quốc bãi bỏ đồng phục, bữa ăn bán trú rất đáng suy ngẫm!

vnrcraw3
Nguyễn Thùy Linh
Phản hồi: 3

Nguyễn Thùy Linh

Thành viên nổi tiếng
Ngày 1/7/2025, một chính sách quan trọng sẽ có hiệu lực tại tỉnh Quảng Đông, tỉnh đông dân nhất Trung Quốc (khoảng 126 triệu): học sinh và phụ huynh sẽ không còn bị bắt buộc phải mua hoặc mặc đồng phục học sinh. Theo chỉ đạo liên ngành do Sở Giáo dục và Ủy ban Cải cách – Phát triển tỉnh ban hành, các trường tiểu học và trung học ở khu vực ngoài đô thị sẽ không bắt buộc mặc đồng phục, và mọi hình thức ép buộc mua bán đồng phục đều bị nghiêm cấm. Chính sách này sẽ kéo dài trong 5 năm.
1747903371012.png

Đây là một bước đi rất đáng hoan nghênh, bởi vì nó không chỉ giúp giảm gánh nặng tài chính cho nhiều gia đình, mà còn nhắm trực tiếp vào một vấn đề nhức nhối đã tồn tại từ lâu: tham nhũng trong việc mua bán đồng phục học sinh.

Thực tế, không ít trường đã biến việc mua đồng phục thành một "cuộc làm ăn" ngầm. Các phi vụ đấu thầu tưởng như minh bạch nhưng lại được sắp đặt để "người nhà" trúng thầu, sau đó chia chác lợi nhuận qua việc bán đồng phục giá cao cho học sinh. Chính hướng dẫn mới cũng thẳng thắn thừa nhận: mục tiêu chính của chính sách là để xóa bỏ các hành vi tham nhũng liên quan đến đồng phục.

Một số người lo ngại rằng bỏ đồng phục sẽ khiến học sinh đua đòi, so sánh về quần áo. Nhưng hãy nhìn thẳng vào thực tế: nếu muốn so sánh, các em vẫn có rất nhiều thứ để nhìn vào – từ chiếc xe mà bố mẹ đưa đón, cho tới điện thoại, balo, giày dép. Việc ép buộc mặc đồng phục chưa chắc đã ngăn được sự so bì, nhưng lại chắc chắn tạo thêm gánh nặng kinh tế cho gia đình. Một bộ đồng phục có thể vài trăm tệ (một vài triệu đồng) mua hai hay ba bộ dự phòng thì là cả một khoản tiền lớn với người lao động phổ thông. Chưa kể, trẻ nhỏ dễ làm mất, làm rách, và lại phải mua lại – tốn kém thêm nhiều lần.

Tương tự, căng tin trường học cũng là một vấn đề gây bức xúc lớn không kém.

Nhiều học sinh phàn nàn rằng đồ ăn trong căng tin vừa dở vừa không đảm bảo vệ sinh. Có em thậm chí từng ăn phải miếng thịt bạch huyết trong bữa trưa. Khi phản ánh, giáo viên lại nghi ngờ em mang đồ ăn từ ngoài vào. Một số em thường xuyên bị tiêu chảy sau khi ăn ở trường, đến mức chọn cách… không ăn gì vào buổi trưa. Điều trớ trêu là ngay cả học sinh thể thao – những người cần nhiều năng lượng – cũng phải tập luyện trong tình trạng đói lả vì không được ăn uống đàng hoàng.

Tại sao lại như vậy? Vì quá trình đấu thầu căng tin cũng giống như… mua đồng phục. Các nhà thầu phải "chạy" cho được suất cung cấp suất ăn trong trường, rồi sau đó cố gắng cắt giảm chi phí tối đa để thu lợi. Hậu quả là món ăn ngày càng rẻ tiền, kém dinh dưỡng và mất vệ sinh. Trong khi đó, học sinh thì bị buộc phải ăn trong trường – vì cổng bị khóa, gọi đồ ăn cũng không được. Lý do đưa ra là “đảm bảo an toàn”, nhưng thực chất là để giữ quyền lợi cho nhà thầu căng tin.

Vậy làm thế nào để giải quyết? Cách tốt nhất là xóa bỏ hoàn toàn căng tin trong trường học. Nếu chưa thể làm điều đó, thì ít nhất hãy mở cổng trường vào giờ ăn, để học sinh có thể tự lựa chọn nơi ăn uống. Trường có thể yêu cầu phụ huynh ký cam kết an toàn – đó là điều hoàn toàn hợp lý. Nhưng ép học sinh ăn trong trường, bất chấp chất lượng món ăn, là một kiểu “bắt nhốt” vô lương tâm chỉ để bảo vệ lợi ích nhóm.
1747903386031.png

Nói thẳng: căng tin trường học còn gây ra nhiều tiêu cực hơn cả đồng phục học sinh. Vì vậy, đã đến lúc cần mạnh dạn loại bỏ cả hai.
Hủy bỏ đồng phục học sinh!
Xóa bỏ căng tin trường học!
Đây không chỉ là một lời kêu gọi vì quyền lợi học sinh – mà là vì sự minh bạch, vì sự tử tế trong giáo dục. (sohu)
 
học sinh có đồng phục vẫn đẹp cho trường nhìn nó chính quy tực ra bắt buộc mua đồng phục cũng đúng
Chỉ cần quy định màu sắc và kiểu dáng làm sao đơn giản, thoải mái còn lại để phụ huynh tự lo. Đồng phục nhà trường bán chất liệu rất tệ, nóng nực nhưng giá lại rất đắt
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Back
Top