Ánh Bình Minh
Thành viên nổi tiếng
Thông qua những công việc và sứ mệnh mà mình đã thực hiện, Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu - nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, không chỉ giữ gìn ký ức về Bác Hồ mà còn tiếp nối tinh thần yêu nước và lòng biết ơn sâu sắc đối với người cha già của dân tộc.
Những ký ức ấy, giờ đây, không chỉ là của riêng ông mà còn là của cả dân tộc Việt Nam, như một minh chứng sống động cho tình cảm và lòng kính trọng mà chúng ta dành cho Bác Hồ - người đã cống hiến trọn đời cho độc lập và tự do của Tổ quốc.
Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm một đơn vị bộ đội tham gia Chiến dịch Biên giới, đóng quân ở huyện Phục Hòa, tỉnh Cao Bằng, tháng 3/1951. Ảnh: Tư liệu TTXVN
Nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025), phóng viên Báo điện tử Dân Việt đã có cuộc trò chuyện với Thượng tướng, Viện sĩ, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Nguyễn Huy Hiệu – vị tướng trận mạc, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng để thấy rõ nét hơn tình cảm sâu đậm của một người lính “Bộ đội *****” trong chiến trận cũng như trong hòa bình, độc lập, tự do ngày nay.
“Những lời dạy của Người đã đi vào trái tim tôi'
Thưa Thượng tướng, ông nghĩ sao khi nhân dân gọi những người lính của QĐND Việt Nam, trong đó có ông là “Anh bộ đội *****” ?
- Chúng tôi rất vinh dự và tự hào khi được nhân dân gọi như thế. Ngay từ thuở còn là một thanh niên ở quê hương Hải Hậu - Nam Định tôi đã ngưỡng mộ Chủ tịch Hồ Chí Minh. Với tôi, Người là một thần tượng, một tấm gương lớn về lòng yêu nước, đức hy sinh vì độc lập tự do cho Tổ quốc, về những giá trị nhân văn trong tư tưởng và tâm hồn của Người. Người rất xứng đáng là một Anh hùng dân tộc mà nhân dân ta cũng như bạn bè quốc tế tôn vinh.
Tôi sinh năm 1947, thuở bé nhiều lần nghe cha kể lại cảnh giặc tàn phá quê hương, cảnh nhà tan cửa nát dưới gót giầy quân xâm lược, khi lớn lên bản thân ngày càng thấm thía thế nào là thảm cảnh của một người dân mất nước. Lời của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Không có gì quý hơn độc lập tự do”, “Thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ” đã đi vào tâm khảm, vào trái tim tôi.
Năm 1965, khi mà cuộc chiến tranh của đế quốc Mỹ bắt đầu bước vào giai đoạn ác liệt, nghe theo tiếng gọi thiêng liêng của Người, tôi viết đơn tình nguyện lên đường nhập ngũ. Chúng tôi chiến đấu dưới ngọn cờ Tổ quốc, một Tổ quốc Việt Nam mới do chính Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo toàn dân tộc chiến đấu với giặc ngoại bang mà giành lại được. Nhân dân gọi chúng tôi bằng hình tượng “Anh bộ đội *****” là hoàn toàn chính đáng và cũng rất đỗi thân thương.
Thượng tướng, Viện sĩ, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Nguyễn Huy Hiệu – vị tướng trận mạc, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng.
Trong hơn 60 năm đời binh nghiệp của mình, chắc hẳn ông có nhiều kỷ niệm về Chủ tịch Hồ Chính Minh, thưa Thượng tướng?
- Trong cuộc đời binh nghiệp của tôi, có rất nhiều cái Tết. Song, những cái Tết của những năm Chủ tịch Hồ Chí Minh còn bình sinh thì bao giờ cũng gây cho tôi và đồng đội một niềm cảm xúc dâng trào, ấn tượng đặc biệt không thể nào quên.
Cho dù đóng quân ngoài vùng giải phóng hay trong vùng có địch chiếm đóng, chúng tôi vẫn luôn háo hức, mong đợi đến thời khắc giao thừa để được nghe lời chúc Tết, nghe thơ của Người. Những lần như thế, lòng yêu nước và niềm tin sắt đá vào Đảng, vào Cách mạng của chúng tôi lại nhân lên bội phần.
Đặc biệt, sau Tết Mậu Thân 1968, Quân Giải phóng gặp rất nhiều khó khăn. Lương thực không đủ ăn. Quân trang không đủ mặc. Đơn vị chúng tôi khi ấy ở chiến trường B5, được giao nhiệm vụ vừa phải cùng với các đơn vị bộ đội và du kích địa phương đánh địch giữ chiến trường, vừa phải chuẩn bị cho các chiến dịch tiếp theo. Năm 1969, khi bài thơ chúc Tết của Bác được đọc trên Đài Tiếng nói Việt Nam, thì Nhạc sĩ Huy Thục đã nhanh chóng phổ nhạc:
“Năm qua thắng lợi vẻ vang
Năm nay tiền tuyến chắc càng thắng to
Vì độc lập, vì tự do
Đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào
Tiến lên chiến sĩ đồng bào
Bắc – Nam sum họp xuân nào vui hơn”.
Bài hát phổ thơ của Người - như một lời hiệu triệu thúc giục chúng tôi vững tin bước vào những trận đánh mới. Thật tiếc thương, đúng năm đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra đi… Thoạt tiên, nghe Đài Phát thanh Giải phóng báo tin về sức khỏe không được tốt của Bác, cả đại đội tôi, mọi người thức suốt đêm, chỉ mong sao Bác khỏe lại để cùng với Trung ương lãnh đạo thành công cuộc kháng chiến.
Thậm chí, chúng tôi mong - giá như có một phép màu nhiệm, mình phải làm một việc gì đó đầy vất vả hy sinh để Bác được khỏe mạnh trở lại, chúng tôi cũng sẵn sàng. Nhưng rồi cuối cùng, chúng tôi đã phải lắng nghe tin buồn thông báo Bác đã ra đi…
Chúng tôi đứng xếp hàng nghiêm trang dưới những tán lá rừng theo dõi lễ tang qua chiếc đài bán dẫn. Trên đầu, máy bay trinh sát của địch vẫn vè vè nhòm ngó. Thi thoảng lại nghe thấy tiếng bom, tiếng đạn pháo nổ của địch. Có lúc, cả đơn vị như chìm xuống, chết lặng. Nhất là khi đồng chí Lê Duẩn, Bí thư Thứ nhất, thay mặt Trung ương Đảng đọc điếu văn với lời lẽ truyền cảm, thống thiết, khi đó, cả đơn vị không ai cầm nổi nước mắt…
Ngày hôm sau, cấp trên cho mang xuống đơn vị một tờ báo Quân Giải phóng. Chúng tôi chuyền tay nhau đọc lời di chúc của Bác. Rồi chúng tôi phát động toàn đơn vị biến đau thương thành hành động, quyết tâm thực hiện di chúc của Người. Từ đó, đơn vị chúng tôi liên tiếp thực hiện những trận đánh, lập nhiều chiến công dâng lên vong linh Người.
Tôi rất tiếc là chỉ được biết Chủ tịch Hồ Chí Minh qua phim ảnh và nghe giọng nói của Người trên sóng phát thanh bởi tôi liên tục chiến đấu trong chiến trường miền Nam. Khi tôi ra Bắc thì Bác đã đi xa. Giờ đây, tuy đã ở tuổi 78 tôi vẫn rèn luyện, học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, không chỉ bằng sách vở, mà còn bằng những việc làm cụ thể như thực hiện trách nhiệm nêu gương, tu dưỡng, rèn luyện tư tưởng, phẩm chất, đạo đức, tác phong, lối sống và các hoạt động trong lĩnh vực khoa học, môi trường, đền ơn đáp nghĩa…
Được biết, ông từng có một “nhiệm vụ với Bác Hồ”, ông có thể chia sẻ?
- Đó là vào mùa Xuân năm 1996 và đã để lại trong lòng tôi những kỷ niệm khó quên. Khi đó, tôi đang giữ chức vụ Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam thì được phân công vào Ban chỉ đạo Bộ Tư lệnh lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, cùng Bộ trưởng Bộ Y tế lúc đó là ông Đỗ Nguyên Phương và các nhà khoa học Nga trong công tác bảo quản thi hài của Bác Hồ.
Đây là công việc không chỉ cần sự cẩn trọng tuyệt đối mà còn cần sự cẩn mật cao. Những nhà khoa học Nga, với công nghệ tiên tiến và kinh nghiệm quý báu, đã chuyển giao công nghệ ướp thi hài cho Việt Nam. Lúc này tôi cùng với tập thể các nhà khoa học quân sự Việt Nam, đã tiếp nhận công nghệ này. Chúng tôi cũng được huấn luyện trực tiếp bởi các chuyên gia Nga, đảm bảo rằng thi hài của Bác Hồ có thể được bảo quản trong trạng thái tốt nhất, thậm chí trong cả ngàn năm.
Ngoài ra, trong thời gian này, tôi còn được phân công tham gia Ban chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ xử lý việc thay cỏ sân Ba Đình – một phần công trình quan trọng của Bộ Quốc phòng trong việc bảo đảm hệ sinh thái lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Loại cỏ tốt nhất từ Nhật Bản đã được đưa về Việt Nam để trồng tại sân Ba Đình, không chỉ tạo nên một không gian xanh mát mà còn thể hiện sự tôn trọng tối đa dành cho Người.
Tôi cũng chịu trách nhiệm trong việc xây dựng, cải tạo và bảo tồn khu K9 Đá Chông – nơi Bác Hồ từng sơ tán, biến nó thành khu du lịch mang đầy ý nghĩa lịch sử. Trong dự án này, tôi đã cùng ông Bảy Dũng đưa 2 cây bồ đề từ Ấn Độ về Việt Nam, trồng ở K9. Hai cây này hiện nay phát triển rất tốt, tỏa bóng mát trong khuôn viên.
Có thể nói, những ký ức về Bác Hồ của cá nhân tôi không chỉ dừng lại ở những công việc chính thức. Mỗi dịp Xuân về, những ký ức ấy lại trỗi dậy trong tôi, như một nguồn cảm hứng bất tận và niềm tự hào dân tộc. Tôi luôn nhớ về sự quan tâm, sự chia sẻ kiến thức và công nghệ của các nhà khoa học Nga cũng như sự hỗ trợ của Chính phủ Nga, những điều đã giúp tôi và đồng đội hoàn thành sứ mệnh ý nghĩa, gìn giữ di sản vô giá của dân tộc.
Có lẽ, những ký ức ấy, giờ đây, không chỉ là của riêng tôi mà còn là của cả dân tộc Việt Nam, như một minh chứng sống động cho tình cảm và lòng kính trọng mà chúng ta dành cho Bác - người đã cống hiến trọn đời cho độc lập và tự do của Tổ quốc.
Chính trị là nền tảng giữ vững phẩm chất tốt đẹp “Bộ đội *****”
Thưa Thượng tướng, sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh từng khẳng định “quân sự mà không có chính trị như cây không có gốc, vô dụng lại có hại”. Người lấy xây dựng chính trị làm cơ sở trong quá trình trưởng thành của QĐND Việt Nam. Ông có thể phân tích rõ hơn điều này?
- Những chiến thắng vang dội của QĐND Việt Nam qua hơn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành đã khẳng định tính đúng đắn của việc xây dựng Quân đội vững mạnh về chính trị. Chính trị được xác định không chỉ là nền tảng, mà còn là “linh hồn” của Quân đội cách mạng Việt Nam.
Chủ tịch Hồ Chí Minh từng khẳng định: “Quân sự mà không có chính trị như cây không có gốc, vô dụng lại có hại”. Người lấy xây dựng chính trị làm cơ sở trong quá trình trưởng thành của QĐND Việt Nam. Cách đây hơn 80 năm, ngày 22/12/1944, thực hiện chỉ thị của Người, đội quân chủ lực đầu tiên của QĐND Việt Nam được thành lập có tên Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân. Đồng thời, chi bộ Đảng đầu tiên đã ra đời và sau một tuần, Ban công tác chính trị cũng được thành lập, đánh dấu sự ra đời lần đầu tiên của cơ quan chính trị trong Quân đội ta.
Ngay từ khi thành lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh 3 chức năng của Quân đội, đó là đội quân chiến đấu, đội quân công tác và đội quân lao động sản xuất. Đồng thời Người xác định tính chất, nhiệm vụ của đội là “chính trị trọng hơn quân sự”, “tuyên truyền trọng hơn tác chiến”, “người trước, súng sau”....
Có thể nói, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất chú trọng đến chính trị, chính là chức năng thứ hai – đội quân công tác. Đây là đội quân đi vận động quần chúng, xây dựng thế trận trong lòng dân và có quan hệ máu thịt với Nhân dân. Khi đã xây dựng được niềm tin trong Nhân dân thì không thế lực nào có thể đánh bại được Quân đội này.
Bên cạnh đó, quá trình xây dựng, chiến đấu và trưởng thành trong hơn 80 năm qua đã chứng minh, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, Quân đội đã sát cánh cùng Nhân dân trong mọi hoàn cảnh, trở thành một đội quân của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân, chiến đấu vì mục tiêu, lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, vì hạnh phúc của Nhân dân.
Đối với các nước trên thế giới, Quân đội chỉ có một nhiệm vụ, đó là đội quân chiến đấu, đội quân nhà nghề. Còn với Việt Nam, ngoài việc là đội quân chiến đấu thì Quân đội còn là đội quân công tác, chính là đội quân làm nhiệm vụ chính trị. Đây cũng chính là điểm then chốt, thể hiện sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, sức mạnh của lòng dân và là thế trận chính trong Nhân dân mà các quân đội khác trên thế giới không có.
Lịch sử dân tộc Việt Nam đã chứng kiến những kẻ thù xâm lược có tiềm lực vượt trội về kinh tế, vũ khí, và trang bị quân sự như thực dân Pháp hay đế quốc Mỹ, nhưng đều thất bại khi xâm lược nước ta…bởi thua Việt Nam về mặt chính trị, thua một đội quân của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân.
QĐND Việt Nam vừa chiến đấu, vừa lao động để đảm bảo thực hiện nhiệm vụ. Đây cũng là chức năng mà quân đội các nước không có. Trong thời bình, nhiệm vụ của QĐND Việt Nam càng mở rộng. Quân đội không chỉ duy trì sẵn sàng chiến đấu mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân. Chính tinh thần “vừa chiến đấu, vừa lao động” này đã trở thành một truyền thống quý báu, biểu tượng cho sức mạnh và sự bền bỉ của QĐND Việt Nam.
Hiện nay, Việt Nam đang xây dựng Quân đội cách mạng chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, phấn đấu đến năm 2030 thành một đội quân chính quy, tinh nhuệ, hiện đại. Để làm được điều này, đòi hỏi thế hệ trẻ phải làm chủ khoa học công nghệ, tiếp thu chọn lọc những tinh hoa của thế giới và vận dụng sáng tạo để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Tại trường học, chương trình giáo dục đã được thiết kế bồi dưỡng tinh thần yêu nước và trách nhiệm với Tổ quốc cho thế hệ trẻ. Thanh niên khi thực hiện nghĩa vụ quân sự đã được giáo dục về truyền thống vẻ vang của “Bộ đội *****”, những giá trị văn hóa quân sự. Điều này không chỉ trang bị cho mỗi chiến sĩ nền tảng lý luận, thực tiễn vững chắc mà còn giúp rèn luyện bản lĩnh, ý chí và nghị lực vượt khó để hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ.
Trước xu thế hội nhập sâu rộng, có rất nhiều sự tác động vào đời sống, tâm tư, tình cảm của cán bộ, chiến sĩ. Công tác Đảng, công tác chính trị sẽ là nền tảng giúp người lính giữ vững phẩm chất “Bộ đội *****”, tuyệt đối trung thành với Tổ quốc trong mọi điều kiện, hoàn cảnh.
Thượng tướng, Viện sĩ, Tiến sĩ, Anh hùng LLVTND Nguyễn Huy Hiệu sinh ngày 27/7/1947, ở Hải Hậu, Nam Định. Ông nhập ngũ tháng 2/1965, chiến đấu ở chiến trường miền Nam, từng làm Tiểu đội trưởng, Trung đoàn trưởng Trung đoàn 812. Từ năm 1980 đến năm 1999, ông được bổ nhiệm là Sư đoàn trưởng Sư đoàn 390; Phó Tư lệnh thứ Nhất Quân đoàn 1; Tư lệnh Quân đoàn 1; Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam; Thứ trưởng Bộ Quốc phòng và nghỉ hưu năm 2011. Ông là Ủy viên Trung ương Đảng các khóa VIII, IX, X.
Trong đời binh nghiệp, Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu đã tham gia trực tiếp 67 trận đánh. Năm 26 tuổi, ông đã được phong tặng danh hiệu Anh hùng LLVTND và năm 40 tuổi được phong quân hàm Thiếu tướng. Đặc biệt, ông đã chiến đấu và tham gia bốn chiến dịch lớn: Chiến dịch Mậu Thân năm 1968; Chiến dịch Đường 9 Nam Lào; Chiến dịch Quảng Trị năm 1972; Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử tháng 4/1975.
Xin cảm ơn Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu!
Những ký ức ấy, giờ đây, không chỉ là của riêng ông mà còn là của cả dân tộc Việt Nam, như một minh chứng sống động cho tình cảm và lòng kính trọng mà chúng ta dành cho Bác Hồ - người đã cống hiến trọn đời cho độc lập và tự do của Tổ quốc.

Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm một đơn vị bộ đội tham gia Chiến dịch Biên giới, đóng quân ở huyện Phục Hòa, tỉnh Cao Bằng, tháng 3/1951. Ảnh: Tư liệu TTXVN
Nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025), phóng viên Báo điện tử Dân Việt đã có cuộc trò chuyện với Thượng tướng, Viện sĩ, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Nguyễn Huy Hiệu – vị tướng trận mạc, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng để thấy rõ nét hơn tình cảm sâu đậm của một người lính “Bộ đội *****” trong chiến trận cũng như trong hòa bình, độc lập, tự do ngày nay.
“Những lời dạy của Người đã đi vào trái tim tôi'
Thưa Thượng tướng, ông nghĩ sao khi nhân dân gọi những người lính của QĐND Việt Nam, trong đó có ông là “Anh bộ đội *****” ?
- Chúng tôi rất vinh dự và tự hào khi được nhân dân gọi như thế. Ngay từ thuở còn là một thanh niên ở quê hương Hải Hậu - Nam Định tôi đã ngưỡng mộ Chủ tịch Hồ Chí Minh. Với tôi, Người là một thần tượng, một tấm gương lớn về lòng yêu nước, đức hy sinh vì độc lập tự do cho Tổ quốc, về những giá trị nhân văn trong tư tưởng và tâm hồn của Người. Người rất xứng đáng là một Anh hùng dân tộc mà nhân dân ta cũng như bạn bè quốc tế tôn vinh.
Tôi sinh năm 1947, thuở bé nhiều lần nghe cha kể lại cảnh giặc tàn phá quê hương, cảnh nhà tan cửa nát dưới gót giầy quân xâm lược, khi lớn lên bản thân ngày càng thấm thía thế nào là thảm cảnh của một người dân mất nước. Lời của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Không có gì quý hơn độc lập tự do”, “Thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ” đã đi vào tâm khảm, vào trái tim tôi.
Năm 1965, khi mà cuộc chiến tranh của đế quốc Mỹ bắt đầu bước vào giai đoạn ác liệt, nghe theo tiếng gọi thiêng liêng của Người, tôi viết đơn tình nguyện lên đường nhập ngũ. Chúng tôi chiến đấu dưới ngọn cờ Tổ quốc, một Tổ quốc Việt Nam mới do chính Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo toàn dân tộc chiến đấu với giặc ngoại bang mà giành lại được. Nhân dân gọi chúng tôi bằng hình tượng “Anh bộ đội *****” là hoàn toàn chính đáng và cũng rất đỗi thân thương.

Thượng tướng, Viện sĩ, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Nguyễn Huy Hiệu – vị tướng trận mạc, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng.
Trong hơn 60 năm đời binh nghiệp của mình, chắc hẳn ông có nhiều kỷ niệm về Chủ tịch Hồ Chính Minh, thưa Thượng tướng?
- Trong cuộc đời binh nghiệp của tôi, có rất nhiều cái Tết. Song, những cái Tết của những năm Chủ tịch Hồ Chí Minh còn bình sinh thì bao giờ cũng gây cho tôi và đồng đội một niềm cảm xúc dâng trào, ấn tượng đặc biệt không thể nào quên.
Cho dù đóng quân ngoài vùng giải phóng hay trong vùng có địch chiếm đóng, chúng tôi vẫn luôn háo hức, mong đợi đến thời khắc giao thừa để được nghe lời chúc Tết, nghe thơ của Người. Những lần như thế, lòng yêu nước và niềm tin sắt đá vào Đảng, vào Cách mạng của chúng tôi lại nhân lên bội phần.
Đặc biệt, sau Tết Mậu Thân 1968, Quân Giải phóng gặp rất nhiều khó khăn. Lương thực không đủ ăn. Quân trang không đủ mặc. Đơn vị chúng tôi khi ấy ở chiến trường B5, được giao nhiệm vụ vừa phải cùng với các đơn vị bộ đội và du kích địa phương đánh địch giữ chiến trường, vừa phải chuẩn bị cho các chiến dịch tiếp theo. Năm 1969, khi bài thơ chúc Tết của Bác được đọc trên Đài Tiếng nói Việt Nam, thì Nhạc sĩ Huy Thục đã nhanh chóng phổ nhạc:
“Năm qua thắng lợi vẻ vang
Năm nay tiền tuyến chắc càng thắng to
Vì độc lập, vì tự do
Đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào
Tiến lên chiến sĩ đồng bào
Bắc – Nam sum họp xuân nào vui hơn”.
Bài hát phổ thơ của Người - như một lời hiệu triệu thúc giục chúng tôi vững tin bước vào những trận đánh mới. Thật tiếc thương, đúng năm đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra đi… Thoạt tiên, nghe Đài Phát thanh Giải phóng báo tin về sức khỏe không được tốt của Bác, cả đại đội tôi, mọi người thức suốt đêm, chỉ mong sao Bác khỏe lại để cùng với Trung ương lãnh đạo thành công cuộc kháng chiến.
Thậm chí, chúng tôi mong - giá như có một phép màu nhiệm, mình phải làm một việc gì đó đầy vất vả hy sinh để Bác được khỏe mạnh trở lại, chúng tôi cũng sẵn sàng. Nhưng rồi cuối cùng, chúng tôi đã phải lắng nghe tin buồn thông báo Bác đã ra đi…
Chúng tôi đứng xếp hàng nghiêm trang dưới những tán lá rừng theo dõi lễ tang qua chiếc đài bán dẫn. Trên đầu, máy bay trinh sát của địch vẫn vè vè nhòm ngó. Thi thoảng lại nghe thấy tiếng bom, tiếng đạn pháo nổ của địch. Có lúc, cả đơn vị như chìm xuống, chết lặng. Nhất là khi đồng chí Lê Duẩn, Bí thư Thứ nhất, thay mặt Trung ương Đảng đọc điếu văn với lời lẽ truyền cảm, thống thiết, khi đó, cả đơn vị không ai cầm nổi nước mắt…
Ngày hôm sau, cấp trên cho mang xuống đơn vị một tờ báo Quân Giải phóng. Chúng tôi chuyền tay nhau đọc lời di chúc của Bác. Rồi chúng tôi phát động toàn đơn vị biến đau thương thành hành động, quyết tâm thực hiện di chúc của Người. Từ đó, đơn vị chúng tôi liên tiếp thực hiện những trận đánh, lập nhiều chiến công dâng lên vong linh Người.
Tôi rất tiếc là chỉ được biết Chủ tịch Hồ Chí Minh qua phim ảnh và nghe giọng nói của Người trên sóng phát thanh bởi tôi liên tục chiến đấu trong chiến trường miền Nam. Khi tôi ra Bắc thì Bác đã đi xa. Giờ đây, tuy đã ở tuổi 78 tôi vẫn rèn luyện, học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, không chỉ bằng sách vở, mà còn bằng những việc làm cụ thể như thực hiện trách nhiệm nêu gương, tu dưỡng, rèn luyện tư tưởng, phẩm chất, đạo đức, tác phong, lối sống và các hoạt động trong lĩnh vực khoa học, môi trường, đền ơn đáp nghĩa…

Cán bộ và công nhân cảng Hải Phòng theo dõi thông báo về tình hình sức khỏe của Hồ Chủ tịch. Ảnh tư liệu
Được biết, ông từng có một “nhiệm vụ với Bác Hồ”, ông có thể chia sẻ?
- Đó là vào mùa Xuân năm 1996 và đã để lại trong lòng tôi những kỷ niệm khó quên. Khi đó, tôi đang giữ chức vụ Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam thì được phân công vào Ban chỉ đạo Bộ Tư lệnh lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, cùng Bộ trưởng Bộ Y tế lúc đó là ông Đỗ Nguyên Phương và các nhà khoa học Nga trong công tác bảo quản thi hài của Bác Hồ.
Đây là công việc không chỉ cần sự cẩn trọng tuyệt đối mà còn cần sự cẩn mật cao. Những nhà khoa học Nga, với công nghệ tiên tiến và kinh nghiệm quý báu, đã chuyển giao công nghệ ướp thi hài cho Việt Nam. Lúc này tôi cùng với tập thể các nhà khoa học quân sự Việt Nam, đã tiếp nhận công nghệ này. Chúng tôi cũng được huấn luyện trực tiếp bởi các chuyên gia Nga, đảm bảo rằng thi hài của Bác Hồ có thể được bảo quản trong trạng thái tốt nhất, thậm chí trong cả ngàn năm.
Ngoài ra, trong thời gian này, tôi còn được phân công tham gia Ban chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ xử lý việc thay cỏ sân Ba Đình – một phần công trình quan trọng của Bộ Quốc phòng trong việc bảo đảm hệ sinh thái lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Loại cỏ tốt nhất từ Nhật Bản đã được đưa về Việt Nam để trồng tại sân Ba Đình, không chỉ tạo nên một không gian xanh mát mà còn thể hiện sự tôn trọng tối đa dành cho Người.
Tôi cũng chịu trách nhiệm trong việc xây dựng, cải tạo và bảo tồn khu K9 Đá Chông – nơi Bác Hồ từng sơ tán, biến nó thành khu du lịch mang đầy ý nghĩa lịch sử. Trong dự án này, tôi đã cùng ông Bảy Dũng đưa 2 cây bồ đề từ Ấn Độ về Việt Nam, trồng ở K9. Hai cây này hiện nay phát triển rất tốt, tỏa bóng mát trong khuôn viên.

Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh ngày nay. Ảnh: Hoàng Anh.
Có thể nói, những ký ức về Bác Hồ của cá nhân tôi không chỉ dừng lại ở những công việc chính thức. Mỗi dịp Xuân về, những ký ức ấy lại trỗi dậy trong tôi, như một nguồn cảm hứng bất tận và niềm tự hào dân tộc. Tôi luôn nhớ về sự quan tâm, sự chia sẻ kiến thức và công nghệ của các nhà khoa học Nga cũng như sự hỗ trợ của Chính phủ Nga, những điều đã giúp tôi và đồng đội hoàn thành sứ mệnh ý nghĩa, gìn giữ di sản vô giá của dân tộc.
Có lẽ, những ký ức ấy, giờ đây, không chỉ là của riêng tôi mà còn là của cả dân tộc Việt Nam, như một minh chứng sống động cho tình cảm và lòng kính trọng mà chúng ta dành cho Bác - người đã cống hiến trọn đời cho độc lập và tự do của Tổ quốc.
Chính trị là nền tảng giữ vững phẩm chất tốt đẹp “Bộ đội *****”
Thưa Thượng tướng, sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh từng khẳng định “quân sự mà không có chính trị như cây không có gốc, vô dụng lại có hại”. Người lấy xây dựng chính trị làm cơ sở trong quá trình trưởng thành của QĐND Việt Nam. Ông có thể phân tích rõ hơn điều này?
- Những chiến thắng vang dội của QĐND Việt Nam qua hơn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành đã khẳng định tính đúng đắn của việc xây dựng Quân đội vững mạnh về chính trị. Chính trị được xác định không chỉ là nền tảng, mà còn là “linh hồn” của Quân đội cách mạng Việt Nam.
Chủ tịch Hồ Chí Minh từng khẳng định: “Quân sự mà không có chính trị như cây không có gốc, vô dụng lại có hại”. Người lấy xây dựng chính trị làm cơ sở trong quá trình trưởng thành của QĐND Việt Nam. Cách đây hơn 80 năm, ngày 22/12/1944, thực hiện chỉ thị của Người, đội quân chủ lực đầu tiên của QĐND Việt Nam được thành lập có tên Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân. Đồng thời, chi bộ Đảng đầu tiên đã ra đời và sau một tuần, Ban công tác chính trị cũng được thành lập, đánh dấu sự ra đời lần đầu tiên của cơ quan chính trị trong Quân đội ta.
Ngay từ khi thành lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh 3 chức năng của Quân đội, đó là đội quân chiến đấu, đội quân công tác và đội quân lao động sản xuất. Đồng thời Người xác định tính chất, nhiệm vụ của đội là “chính trị trọng hơn quân sự”, “tuyên truyền trọng hơn tác chiến”, “người trước, súng sau”....
Có thể nói, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất chú trọng đến chính trị, chính là chức năng thứ hai – đội quân công tác. Đây là đội quân đi vận động quần chúng, xây dựng thế trận trong lòng dân và có quan hệ máu thịt với Nhân dân. Khi đã xây dựng được niềm tin trong Nhân dân thì không thế lực nào có thể đánh bại được Quân đội này.
Bên cạnh đó, quá trình xây dựng, chiến đấu và trưởng thành trong hơn 80 năm qua đã chứng minh, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, Quân đội đã sát cánh cùng Nhân dân trong mọi hoàn cảnh, trở thành một đội quân của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân, chiến đấu vì mục tiêu, lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, vì hạnh phúc của Nhân dân.
Đối với các nước trên thế giới, Quân đội chỉ có một nhiệm vụ, đó là đội quân chiến đấu, đội quân nhà nghề. Còn với Việt Nam, ngoài việc là đội quân chiến đấu thì Quân đội còn là đội quân công tác, chính là đội quân làm nhiệm vụ chính trị. Đây cũng chính là điểm then chốt, thể hiện sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, sức mạnh của lòng dân và là thế trận chính trong Nhân dân mà các quân đội khác trên thế giới không có.
Lịch sử dân tộc Việt Nam đã chứng kiến những kẻ thù xâm lược có tiềm lực vượt trội về kinh tế, vũ khí, và trang bị quân sự như thực dân Pháp hay đế quốc Mỹ, nhưng đều thất bại khi xâm lược nước ta…bởi thua Việt Nam về mặt chính trị, thua một đội quân của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân.
QĐND Việt Nam vừa chiến đấu, vừa lao động để đảm bảo thực hiện nhiệm vụ. Đây cũng là chức năng mà quân đội các nước không có. Trong thời bình, nhiệm vụ của QĐND Việt Nam càng mở rộng. Quân đội không chỉ duy trì sẵn sàng chiến đấu mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân. Chính tinh thần “vừa chiến đấu, vừa lao động” này đã trở thành một truyền thống quý báu, biểu tượng cho sức mạnh và sự bền bỉ của QĐND Việt Nam.
Hiện nay, Việt Nam đang xây dựng Quân đội cách mạng chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, phấn đấu đến năm 2030 thành một đội quân chính quy, tinh nhuệ, hiện đại. Để làm được điều này, đòi hỏi thế hệ trẻ phải làm chủ khoa học công nghệ, tiếp thu chọn lọc những tinh hoa của thế giới và vận dụng sáng tạo để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Tại trường học, chương trình giáo dục đã được thiết kế bồi dưỡng tinh thần yêu nước và trách nhiệm với Tổ quốc cho thế hệ trẻ. Thanh niên khi thực hiện nghĩa vụ quân sự đã được giáo dục về truyền thống vẻ vang của “Bộ đội *****”, những giá trị văn hóa quân sự. Điều này không chỉ trang bị cho mỗi chiến sĩ nền tảng lý luận, thực tiễn vững chắc mà còn giúp rèn luyện bản lĩnh, ý chí và nghị lực vượt khó để hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ.
Trước xu thế hội nhập sâu rộng, có rất nhiều sự tác động vào đời sống, tâm tư, tình cảm của cán bộ, chiến sĩ. Công tác Đảng, công tác chính trị sẽ là nền tảng giúp người lính giữ vững phẩm chất “Bộ đội *****”, tuyệt đối trung thành với Tổ quốc trong mọi điều kiện, hoàn cảnh.
Thượng tướng, Viện sĩ, Tiến sĩ, Anh hùng LLVTND Nguyễn Huy Hiệu sinh ngày 27/7/1947, ở Hải Hậu, Nam Định. Ông nhập ngũ tháng 2/1965, chiến đấu ở chiến trường miền Nam, từng làm Tiểu đội trưởng, Trung đoàn trưởng Trung đoàn 812. Từ năm 1980 đến năm 1999, ông được bổ nhiệm là Sư đoàn trưởng Sư đoàn 390; Phó Tư lệnh thứ Nhất Quân đoàn 1; Tư lệnh Quân đoàn 1; Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam; Thứ trưởng Bộ Quốc phòng và nghỉ hưu năm 2011. Ông là Ủy viên Trung ương Đảng các khóa VIII, IX, X.
Trong đời binh nghiệp, Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu đã tham gia trực tiếp 67 trận đánh. Năm 26 tuổi, ông đã được phong tặng danh hiệu Anh hùng LLVTND và năm 40 tuổi được phong quân hàm Thiếu tướng. Đặc biệt, ông đã chiến đấu và tham gia bốn chiến dịch lớn: Chiến dịch Mậu Thân năm 1968; Chiến dịch Đường 9 Nam Lào; Chiến dịch Quảng Trị năm 1972; Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử tháng 4/1975.
Xin cảm ơn Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu!
Nguồn: Dân Việt