Một tài khoản mạng xã hội với hình ảnh người phụ nữ trung niên ly hôn, sống một mình, đang tìm kiếm sự chân thành – đã khiến hàng nghìn người đàn ông chủ động tiếp cận. Nhưng đằng sau lớp vỏ đó là một sự thật hoàn toàn khác. Câu chuyện đang khiến cả mạng xã hội "chấn động".
Mạng xã hội Trung Quốc những ngày gần đây xôn xao trước vụ việc một người đàn ông giả gái để tiếp cận và duy trì quan hệ tình cảm với ít nhất 1.691 người đàn ông khác nhau. Vụ việc nhanh chóng leo lên top tìm kiếm trên nền tảng Weibo, thu hút hơn một triệu lượt truy cập chỉ trong thời gian ngắn.
Người đàn ông này có biệt danh là “Hồng Tỷ”, hiện 38 tuổi, đang sinh sống tại quận Giang Ninh, Nam Kinh, Trung Quốc. Trước đó, thông tin lan truyền trên mạng xã hội cho rằng anh ta 60 tuổi và quê gốc ở Nam Kinh. Tuy nhiên, cảnh sát địa phương đã đính chính độ tuổi thật và khẳng định anh đến từ một tỉnh khác.
(Hồng Tỷ giả gái rất chuyên nghiệp.)
Sự việc bắt đầu thu hút sự chú ý khi loạt video ghi lại cảnh Hồng Tỷ gặp gỡ nhiều người đàn ông tại nhà riêng bị lan truyền trên mạng. Giới chức Trung Quốc đã lên tiếng cảnh báo hành vi phát tán các hình ảnh, video có hiển thị rõ khuôn mặt cá nhân là vi phạm quyền riêng tư và có thể bị xử lý theo pháp luật.
(Những người đàn ông đã đến tìm gặp Hồng Tỷ nhiều vô kể.)
Theo thông tin từ báo chí Trung Quốc, Hồng Tỷ xây dựng một tài khoản mạng xã hội giả mạo với ảnh đại diện đã qua chỉnh sửa và tiểu sử “đã ly hôn, sống một mình, tìm bạn đời chân thành”. Anh ta duy trì hình ảnh một người phụ nữ đảm đang bằng cách đăng các video đời sống, giả giọng nữ, đội tóc giả, trang điểm và ăn mặc như phụ nữ mỗi ngày từ 5 giờ sáng.
Quá trình tương tác trực tuyến sau đó được dẫn dắt khéo léo để đi đến các cuộc gặp trực tiếp tại nhà riêng. Hồng Tỷ không đưa ra yêu cầu tài chính cụ thể, nhưng khách đến nhà thường mang theo những món quà nhỏ như dầu ăn, giấy vệ sinh, hoặc sữa như một cách giữ phép lịch sự. Một số người phát hiện ra sự thật vẫn tiếp tục mối quan hệ, trong khi những người khác rút lui.
(Khi đến các anh chàng này thường mang theo quà.)
Câu hỏi về động cơ cũng được đặt ra khi người đàn ông này không hề trục lợi tài chính một cách rõ ràng. Tại cơ quan điều tra, anh ta cho biết bản thân hành động như vậy vì cảm thấy cô đơn sau khi mất vợ, con cái sống ở nước ngoài.
Vụ việc không chỉ gây sốc vì quy mô và sự tinh vi trong cách thức giả mạo, mà còn khiến dư luận tranh luận về ranh giới giữa giả danh và lừa dối cảm xúc. Một số nhà quan sát cho rằng đây là biểu hiện của sự tổn thương và cô lập trong đời sống hiện đại, trong khi nhiều ý kiến khác nhấn mạnh cần nhìn nhận đây là hành vi vi phạm lòng tin và xâm phạm đời sống riêng tư.
Hiện tại, vụ việc vẫn đang được cơ quan chức năng Trung Quốc tiếp tục điều tra và nhận được sự quan tâm lớn từ dư luận.
Mạng xã hội Trung Quốc những ngày gần đây xôn xao trước vụ việc một người đàn ông giả gái để tiếp cận và duy trì quan hệ tình cảm với ít nhất 1.691 người đàn ông khác nhau. Vụ việc nhanh chóng leo lên top tìm kiếm trên nền tảng Weibo, thu hút hơn một triệu lượt truy cập chỉ trong thời gian ngắn.
Người đàn ông này có biệt danh là “Hồng Tỷ”, hiện 38 tuổi, đang sinh sống tại quận Giang Ninh, Nam Kinh, Trung Quốc. Trước đó, thông tin lan truyền trên mạng xã hội cho rằng anh ta 60 tuổi và quê gốc ở Nam Kinh. Tuy nhiên, cảnh sát địa phương đã đính chính độ tuổi thật và khẳng định anh đến từ một tỉnh khác.

(Hồng Tỷ giả gái rất chuyên nghiệp.)
Sự việc bắt đầu thu hút sự chú ý khi loạt video ghi lại cảnh Hồng Tỷ gặp gỡ nhiều người đàn ông tại nhà riêng bị lan truyền trên mạng. Giới chức Trung Quốc đã lên tiếng cảnh báo hành vi phát tán các hình ảnh, video có hiển thị rõ khuôn mặt cá nhân là vi phạm quyền riêng tư và có thể bị xử lý theo pháp luật.

(Những người đàn ông đã đến tìm gặp Hồng Tỷ nhiều vô kể.)
Theo thông tin từ báo chí Trung Quốc, Hồng Tỷ xây dựng một tài khoản mạng xã hội giả mạo với ảnh đại diện đã qua chỉnh sửa và tiểu sử “đã ly hôn, sống một mình, tìm bạn đời chân thành”. Anh ta duy trì hình ảnh một người phụ nữ đảm đang bằng cách đăng các video đời sống, giả giọng nữ, đội tóc giả, trang điểm và ăn mặc như phụ nữ mỗi ngày từ 5 giờ sáng.
Quá trình tương tác trực tuyến sau đó được dẫn dắt khéo léo để đi đến các cuộc gặp trực tiếp tại nhà riêng. Hồng Tỷ không đưa ra yêu cầu tài chính cụ thể, nhưng khách đến nhà thường mang theo những món quà nhỏ như dầu ăn, giấy vệ sinh, hoặc sữa như một cách giữ phép lịch sự. Một số người phát hiện ra sự thật vẫn tiếp tục mối quan hệ, trong khi những người khác rút lui.

(Khi đến các anh chàng này thường mang theo quà.)
Câu hỏi về động cơ cũng được đặt ra khi người đàn ông này không hề trục lợi tài chính một cách rõ ràng. Tại cơ quan điều tra, anh ta cho biết bản thân hành động như vậy vì cảm thấy cô đơn sau khi mất vợ, con cái sống ở nước ngoài.
Vụ việc không chỉ gây sốc vì quy mô và sự tinh vi trong cách thức giả mạo, mà còn khiến dư luận tranh luận về ranh giới giữa giả danh và lừa dối cảm xúc. Một số nhà quan sát cho rằng đây là biểu hiện của sự tổn thương và cô lập trong đời sống hiện đại, trong khi nhiều ý kiến khác nhấn mạnh cần nhìn nhận đây là hành vi vi phạm lòng tin và xâm phạm đời sống riêng tư.
Hiện tại, vụ việc vẫn đang được cơ quan chức năng Trung Quốc tiếp tục điều tra và nhận được sự quan tâm lớn từ dư luận.