David Dũng
Thành viên nổi tiếng
“Tôi có cảm giác, đề xuất này được đưa ra mà chưa có nghiên cứu kĩ, không có điều tra tâm lý, dư luận của giáo viên - những người trực tiếp thụ hưởng và chịu tác động từ đề xuất này”- nhà nghiên cứu giáo dục Nguyễn Quốc Vương chia sẻ.
Nhà nghiên cứu giáo dục Nguyễn Quốc Vương
Tại cuộc họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày 8/10 cho ý kiến về Dự thảo Luật nhà giáo, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn đề xuất chính sách miễn học phí đối với con đẻ và con nuôi hợp pháp của nhà giáo đang công tác. Nếu chính sách có hiệu lực, dự kiến mức chi mỗi năm khoảng 9.200 tỷ đồng. Đề xuất vấp nhiều ý kiến trái chiều, trong đó có cả các nhà giáo đang dạy học; một số người cho rằng khó hiệu quả, không khả thi.
PV Tiền Phong đã có cuộc trao đổi với nhà nghiên cứu giáo dục Nguyễn Quốc Vương xung quanh vấn đề này.
“Chuyện ưu tiên miễn học phí cho con giáo viên này rất lạ”
Thưa ông, Bộ GD&ĐT vừa đề xuất miễn học phí cho con giáo viên, từ mầm non đến đại học, chi phí dự kiến khoảng 9.200 tỷ đồng mỗi năm. Ông có đồng tình với đề xuất này không?
Thú thật tôi cảm thấy rất bất ngờ khi biết đề xuất này. Ban đầu tôi còn tưởng tin giả.
Tôi không tán thành đề xuất này vì nhiều lẽ xét cả trên phương diện cảm nhận và lý trí.
Vậy tại sao ông lại không tán thành với đề xuất này, thưa ông ?
Tôi nghĩ bất cứ nghề lương thiện, hợp pháp cũng có giá trị riêng, sứ mệnh riêng. Nếu giáo viên được hưởng đặc quyền đặc lợi thì tại sao nghề khác lại không? Điều giáo viên cần là chế độ tiền lương, thưởng hợp lý và cơ chế tuyển dụng công khai minh bạch, cơ chế đánh giá cống hiến, lao động nghề giáo hợp lý, thuyết phục.
Tôi không tán thành đề xuất này vì nhiều lẽ.
Về mặt cảm tính, việc được ưu tiên vì nghề mình làm có cái gì đó giống như là mắc nợ hoặc làm cho cá nhân người làm nghề có lương tâm cảm thấy có lỗi với những người làm nghề khác. Nó làm cho một nhóm người làm một nghề nào đó trở nên xa cách hoặc có đặc quyền hơn những nhóm khác trong xã hội.
Về mặt lý trí thì tôi thấy chuyện ưu tiên miễn học phí cho con giáo viên này rất lạ thường. Tôi có tìm hiểu về giáo dục một số nước và chưa thấy họ từng làm điều đó. Cùng lắm thì chỉ có miễn học phí, cấp học bổng và bố trí việc làm cho sinh viên sư phạm mà thôi (Nhật Bản thời trước 1945 làm như vậy). Tôi có cảm giác, đề xuất này được đưa ra mà không có nghiên cứu kĩ, không có điều tra tâm lý, dư luận của giáo viên-những người trực tiếp thụ hưởng và chịu tác động từ đề xuất-chính sách này.
Khi thực hiện miễn học phí cho con giáo viên thì nghiễm nhiên biến giáo viên thành một tầng lớp đặc quyền đặc lợi, cái nhìn của toàn xã hội với giáo viên và gia đình họ sẽ thay đổi theo chiều hướng xấu. Ta phải nhớ rằng trong khoảng 20 năm trở lại đây khi “thị trường hóa” trở thành một xu hướng trong giáo dục kể cả giáo dục công, cái nhìn của xã hội đối với giáo viên đã rất khác.
Nhà nghiên cứu giáo dục Nguyễn Quốc Vương
Tại cuộc họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày 8/10 cho ý kiến về Dự thảo Luật nhà giáo, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn đề xuất chính sách miễn học phí đối với con đẻ và con nuôi hợp pháp của nhà giáo đang công tác. Nếu chính sách có hiệu lực, dự kiến mức chi mỗi năm khoảng 9.200 tỷ đồng. Đề xuất vấp nhiều ý kiến trái chiều, trong đó có cả các nhà giáo đang dạy học; một số người cho rằng khó hiệu quả, không khả thi.
PV Tiền Phong đã có cuộc trao đổi với nhà nghiên cứu giáo dục Nguyễn Quốc Vương xung quanh vấn đề này.
“Chuyện ưu tiên miễn học phí cho con giáo viên này rất lạ”
Thưa ông, Bộ GD&ĐT vừa đề xuất miễn học phí cho con giáo viên, từ mầm non đến đại học, chi phí dự kiến khoảng 9.200 tỷ đồng mỗi năm. Ông có đồng tình với đề xuất này không?
Thú thật tôi cảm thấy rất bất ngờ khi biết đề xuất này. Ban đầu tôi còn tưởng tin giả.
Tôi không tán thành đề xuất này vì nhiều lẽ xét cả trên phương diện cảm nhận và lý trí.
Vậy tại sao ông lại không tán thành với đề xuất này, thưa ông ?
Tôi nghĩ bất cứ nghề lương thiện, hợp pháp cũng có giá trị riêng, sứ mệnh riêng. Nếu giáo viên được hưởng đặc quyền đặc lợi thì tại sao nghề khác lại không? Điều giáo viên cần là chế độ tiền lương, thưởng hợp lý và cơ chế tuyển dụng công khai minh bạch, cơ chế đánh giá cống hiến, lao động nghề giáo hợp lý, thuyết phục.
Tôi không tán thành đề xuất này vì nhiều lẽ.
Về mặt cảm tính, việc được ưu tiên vì nghề mình làm có cái gì đó giống như là mắc nợ hoặc làm cho cá nhân người làm nghề có lương tâm cảm thấy có lỗi với những người làm nghề khác. Nó làm cho một nhóm người làm một nghề nào đó trở nên xa cách hoặc có đặc quyền hơn những nhóm khác trong xã hội.
Về mặt lý trí thì tôi thấy chuyện ưu tiên miễn học phí cho con giáo viên này rất lạ thường. Tôi có tìm hiểu về giáo dục một số nước và chưa thấy họ từng làm điều đó. Cùng lắm thì chỉ có miễn học phí, cấp học bổng và bố trí việc làm cho sinh viên sư phạm mà thôi (Nhật Bản thời trước 1945 làm như vậy). Tôi có cảm giác, đề xuất này được đưa ra mà không có nghiên cứu kĩ, không có điều tra tâm lý, dư luận của giáo viên-những người trực tiếp thụ hưởng và chịu tác động từ đề xuất-chính sách này.
Khi thực hiện miễn học phí cho con giáo viên thì nghiễm nhiên biến giáo viên thành một tầng lớp đặc quyền đặc lợi, cái nhìn của toàn xã hội với giáo viên và gia đình họ sẽ thay đổi theo chiều hướng xấu. Ta phải nhớ rằng trong khoảng 20 năm trở lại đây khi “thị trường hóa” trở thành một xu hướng trong giáo dục kể cả giáo dục công, cái nhìn của xã hội đối với giáo viên đã rất khác.
Về mặt lý trí thì tôi thấy chuyện ưu tiên miễn học phí cho con giáo viên này rất lạ thường. Tôi có tìm hiểu về giáo dục một số nước và chưa thấy họ từng làm điều đó. Cùng lắm thì chỉ có miễn học phí, cấp học bổng và bố trí việc làm cho sinh viên sư phạm mà thôi (Nhật Bản thời trước 1945 làm như vậy). Tôi có cảm giác, đề xuất này được đưa ra mà không có nghiên cứu kĩ, không có điều tra tâm lý, dư luận của giáo viên-những người trực tiếp thụ hưởng và chịu tác động từ đề xuất-chính sách này.
Khi thực hiện miễn học phí cho con giáo viên thì nghiễm nhiên biến giáo viên thành một tầng lớp đặc quyền đặc lợi, cái nhìn của toàn xã hội với giáo viên và gia đình họ sẽ thay đổi theo chiều hướng xấu. Ta phải nhớ rằng trong khoảng 20 năm trở lại đây khi “thị trường hóa” trở thành một xu hướng trong giáo dục kể cả giáo dục công, cái nhìn của xã hội đối với giáo viên đã rất khác.
Việc cần làm là nâng cao uy tín xã hội của giáo viên thông qua tạo ra môi trường tốt cho họ hành nghề và duy trì lương tâm, đạo đức chứ không phải là tạo ra cơ hội hưởng đặc quyền đặc lợi. Nhiều giáo viên trên mạng xã hội đã bày tỏ ý kiến từ chối “đặc quyền” này.
Thứ hai, việc thực hiện miễn học phí cho con giáo viên bao gồm cả con đẻ và con nuôi hợp pháp sẽ đặt ra rất nhiều rủi ro và vấn đề phức tạp, không dễ phòng chống hoặc giải quyết. Ví dụ liệu bộ giáo dục có lường trước chuyện người ta sẽ tìm mọi cách cho con nhận giáo viên làm bố mẹ nuôi để kiếm lợi không? Làm thế nào để giám sát chuyện này?
Đối với việc xác định thế nào là giáo viên cũng không phải đơn giản. Sẽ miễn học phí cho con của giáo viên trong biên chế, có hợp đồng dài hạn ở các trường công hay miễn học phí cho tất cả các giáo viên làm việc trong các cơ sở giáo dục kể cả trường tư thục và các trung tâm giáo dục? Nếu đầu năm khi miễn học phí, bố mẹ các em học sinh vẫn đang là giáo viên nhưng sau khi học một tháng, bố mẹ các em nghỉ việc thì có còn được miễn tiếp hay không?
Trong trường phổ thông và các cơ sở giáo dục, trường học thì cán bộ, công nhân viên làm việc trong trường học hoặc làm công tác giáo dục (ở nghĩa rộng) liệu họ có được thụ hưởng chính sách?
Đối với học sinh cũng nảy sinh nhiều vấn đề rắc rối. Nếu các em học ở trường tư thì có được miễn học phí không? Học phí trường tư thường rất lớn nên nếu miễn cả học phí trường tư thì lấy đâu ra tiền? Nếu không miễn thì có phải là bất công không? Nhà nước có sẵn sàng chi trả một khoản tiền tương đương với học phí trường công cho học sinh học trường tư để đảm bảo công bằng không?
Ngay cả khi có đủ tiền để thực hiện thì tôi nghĩ việc chứng nhận học phí của từng trường tư cho từng học sinh cũng không đơn giản. Làm thế nào để ngăn ngừa tiêu cực, lạm dụng, gian dối?
Phụ huynh khổ sở không phải vì chuyện đóng học phí
Nhiều đại biểu quốc hội cho rằng việc này chỉ áp dụng được trong các trường công lập, rất khó áp dụng với cơ sở tư thục. Do đó, cơ quan soạn thảo cần cân nhắc kỹ, thưa ông?
Đúng là như thế! Ngay cả ở các nước tiên tiến nhất về giáo dục và có nền kinh tế phát triển trên thế giới người ta cũng chưa thể làm điều này-tức là miễn học phí cho trường tư. Học phí trường tư rất cao vì trường tư được xây dựng, đầu tư để phục vụ các học sinh-phụ huynh có nhu cầu đặc biệt và khả năng tài chính tốt. Ở các nước tiên tiến nhà nước chỉ làm được việc là hỗ trợ một phần học phí cho học sinh trường tư bằng mức học phí họ phải nộp nếu học trường công.
Tôi biết ở nước ta học phí trường công là rất nhỏ nếu so với trường tư. Phụ huynh khổ sở không phải vì chuyện đóng học phí khi con học trường phổ thông công lập. Họ khổ sở và mệt mỏi, bức xúc vì các khoản lạm thu, các loại quỹ và tiền nộp cho các chương trình “bổ trợ”, học thêm được cài cắm khéo léo vào giờ học chính khóa hoặc được vận động kiểu bán cưỡng bức. Không cho con học thì sợ con bị trù dập, bị cô lập, bị bỏ rơi… Họ chọn cho con học, đóng tiền như là một phương cách ngoại giao với giáo viên chủ nhiệm, với nhà trường.
Vậy nên tôi cho rằng đề xuất miễn học phí cho con giáo viên không phải là đề xuất hợp lý, có tác dụng lớn thúc đẩy giáo dục mà ngược lại có thể gây ra xáo trộn lớn.
Ông có cho rằng, nên chăng việc này có thể để Chính phủ quy định, theo hướng hỗ trợ các nhà giáo khó khăn, chứ không ghi vào Luật?
Chuyện hỗ trợ giáo viên khi họ gặp khó khăn về đời sống là trách nhiệm của công đoàn giáo dục, nhà trường nơi giáo viên làm việc và chính quyền địa phương. Chỉ cần thực hiện tốt những quy định hiện hành một cách nghiêm túc là đã có hiệu quả tương đối.
Giáo viên rất cần nhiều yếu tố. Giáo viên cần môi trường dân chủ, an toàn, thân thiện để làm việc. Nghề làm thầy cần đến cảm xúc tích cực và môi trường lương thiện để nuôi dưỡng nhân phẩm, lương tâm vì thế nếu môi trường làm việc căng thẳng, quan hệ phức tạp, luôn bị quấy rối quyền lực, giáo viên sẽ mai một lòng yêu nghề và chán nản.
Một đề xuất mà dựa trên sự ưu đãi, chế độ đặc thù thì được nhưng đặc quyền, đặc lợi thì không nên? Ông có đồng tình như vậy không?
Tôi nghĩ bất cứ nghề lương thiện, hợp pháp cũng có giá trị riêng, sứ mệnh riêng. Nếu giáo viên được hưởng đặc quyền đặc lợi thì tại sao nghề khác lại không? Điều giáo viên cần là chế độ tiền lương, thưởng hợp lý và cơ chế tuyển dụng công khai minh bạch, cơ chế đánh giá cống hiến, lao động nghề giáo hợp lý, thuyết phục. Ai làm tốt thì được thưởng, được hưởng lương cao. Ai làm kém, làm không tốt phải bị đào thải. Không được cào bằng. Không được đánh giá dựa trên thành tích ảo hoặc đánh giá dựa vào “quan hệ” vào sự biết điều, vào sự phục tùng cấp trên vô điều kiện.
Ngay cả ở các nước tiên tiến nhất về giáo dục và có nền kinh tế phát triển trên thế giới người ta cũng chưa thể làm điều này-tức là miễn học phí cho trường tư.Theo ông, điều quan trọng với giáo viên lúc này là gì?
Như tôi đã nói ở trên giáo viên cần mấy thứ.
Một là môi trường làm việc an toàn, dân chủ, thân thiện, khuyến khích và đảm bảo sự sáng tạo. Hai là cơ chế tiền lương đảm bảo cho giáo viên sống mức sống trung bình mà không cần phải dạy thêm hay làm thêm việc gì.
Ba là cơ chế đánh giá công việc hợp lý, minh bạch hạn chế tối đa sự trù dập hay ưu ái kiểu thân hữu, bè cánh, lợi ích nhóm và ở mặt kia là dễ dàng trù dập người có cá tính, trung thực, ham mê sáng tạo nhưng không biết…quan hệ.
Bốn là cơ chế tuyển dụng giáo viên công khai, minh bạch, phát hiện, khuyến khích và nâng đỡ được người có tài năng, tâm huyết, yêu nghề.
Nếu trưng cầu ý kiến giáo viên tôi nghĩ rất nhiều người sẽ chọn bốn điều trên thay vì chọn đề xuất miễn học phí cho con họ.
Mong muốn của tôi và tôi nghĩ nó cũng hợp lòng dân nhất lúc này là miễn học phí cho toàn bộ học sinh từ tiểu học đến THPT trong trường công. Đối với học sinh trường tư thì nhà nước trả cho gia đình số tiền đúng bằng mức học phí nếu học trường công. Đồng thời nhà nước cũng mua sách giáo khoa phát cho học sinh dựa trên kết quả đã lựa chọn. Làm như vậy khỏi lo lãng phí số tiền bỏ ra mua sách giáo khoa và các cơ quan quản lý sgk sẽ có trách nhiệm cao hơn trong giải trình trước nhân dân.
Nhà nghiên cứu Nguyễn Quốc Vương (sinh năm 1982, ở Bắc Giang) từng có 8 năm du học tại Nhật Bản về giáo dục; từng là giáo viên Trường THCS - THPT Nguyễn Tất Thành, giảng viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Anh Vương đã dịch, viết gần 100 cuốn sách.