Trường hợp sáp nhập 4 đơn vị hành chính cấp xã trở lên thành 1 xã, phường mới thì không phải đánh giá tiêu chuẩn về diện tích tự nhiên và quy mô dân số theo quy định.
Dự thảo Nghị quyết về việc sắp xếp đơn vị hành chính của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đang được Bộ Tư pháp thẩm định nêu rõ, UBND tỉnh phải lấy ý kiến nhân dân là cử tri đại diện hộ gia đình ở những đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp xã chịu ảnh hưởng trực tiếp.
Tiêu chuẩn và số lượng xã, phường sau sắp xếp
Về tiêu chuẩn ĐVHC xã, phường sau sắp xếp, dự thảo quy định xã mới phải có diện tích tự nhiên và quy mô dân số đồng thời đạt từ 300% trở lên tiêu chuẩn của cấp xã theo quy định hiện hành.
Riêng đối với xã miền núi, vùng cao hoặc có đường biên giới quốc gia trên đất liền có từ 30% dân số là người dân tộc thiểu số thì dân số của xã đó tối thiểu phải là 7.500 người.
TP Thái Nguyên. Ảnh: Hoàng Hà
Phường mới sau sắp xếp có đồng thời diện tích tự nhiên từ 35km2 trở lên, quy mô dân số phải từ 50.000 người trở lên. Riêng phường ở miền núi, vùng cao có quy mô dân số phải đạt từ 35.000 người trở lên.
Trường hợp sắp xếp từ 4 đơn vị hành chính cấp xã trở lên thành 1 xã, phường mới thì không phải đánh giá tiêu chuẩn về diện tích tự nhiên và quy mô dân số theo quy định.
Sau sắp xếp, số lượng ĐVHC cấp xã phải giảm 70-75% so với số lượng hiện hành để có thể tính toán tổ chức lại chính quyền địa phương theo mô hình 2 cấp (không còn cấp huyện).
Quy mô dân số của ĐVHC được xác định là dân số thường trú do cơ quan Công an có thẩm quyền cung cấp, xác nhận. Số liệu về diện tích tự nhiên và quy mô dân số được tính đến thời điểm ngày 31/12/2024.
Lấy ý kiến từng hộ gia đình khi sắp xếp ĐVHC cấp xã
Về trình tự, thủ tục xây dựng đề án sắp xếp ĐVHC cấp xã, dự thảo yêu cầu UBND tỉnh lấy ý kiến nhân dân là cử tri đại diện hộ gia đình ở những ĐVHC cấp xã chịu ảnh hưởng trực tiếp.
UBND tỉnh tự quyết định nội dung và hình thức lấy ý kiến phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương. Trong vòng 5 ngày làm việc kể từ ngày hoàn thành việc lấy ý kiến, UBND tỉnh phải tổng hợp và báo cáo kết quả.
Sau khi có kết quả lấy ý kiến nhân dân, UBND cấp tỉnh có trách nhiệm tổ chức hoàn thiện đề án, gửi HĐND cùng cấp xem xét, biểu quyết.
Bộ Nội vụ sẽ thẩm định đề án của từng địa phương trước khi trình Chính phủ, xây dựng đề án của Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Dự thảo Nghị quyết về việc sắp xếp đơn vị hành chính của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đang được Bộ Tư pháp thẩm định nêu rõ, UBND tỉnh phải lấy ý kiến nhân dân là cử tri đại diện hộ gia đình ở những đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp xã chịu ảnh hưởng trực tiếp.
Tiêu chuẩn và số lượng xã, phường sau sắp xếp
Về tiêu chuẩn ĐVHC xã, phường sau sắp xếp, dự thảo quy định xã mới phải có diện tích tự nhiên và quy mô dân số đồng thời đạt từ 300% trở lên tiêu chuẩn của cấp xã theo quy định hiện hành.
Riêng đối với xã miền núi, vùng cao hoặc có đường biên giới quốc gia trên đất liền có từ 30% dân số là người dân tộc thiểu số thì dân số của xã đó tối thiểu phải là 7.500 người.

TP Thái Nguyên. Ảnh: Hoàng Hà
Phường mới sau sắp xếp có đồng thời diện tích tự nhiên từ 35km2 trở lên, quy mô dân số phải từ 50.000 người trở lên. Riêng phường ở miền núi, vùng cao có quy mô dân số phải đạt từ 35.000 người trở lên.
Trường hợp sắp xếp từ 4 đơn vị hành chính cấp xã trở lên thành 1 xã, phường mới thì không phải đánh giá tiêu chuẩn về diện tích tự nhiên và quy mô dân số theo quy định.
Sau sắp xếp, số lượng ĐVHC cấp xã phải giảm 70-75% so với số lượng hiện hành để có thể tính toán tổ chức lại chính quyền địa phương theo mô hình 2 cấp (không còn cấp huyện).
Quy mô dân số của ĐVHC được xác định là dân số thường trú do cơ quan Công an có thẩm quyền cung cấp, xác nhận. Số liệu về diện tích tự nhiên và quy mô dân số được tính đến thời điểm ngày 31/12/2024.
Lấy ý kiến từng hộ gia đình khi sắp xếp ĐVHC cấp xã
Về trình tự, thủ tục xây dựng đề án sắp xếp ĐVHC cấp xã, dự thảo yêu cầu UBND tỉnh lấy ý kiến nhân dân là cử tri đại diện hộ gia đình ở những ĐVHC cấp xã chịu ảnh hưởng trực tiếp.
UBND tỉnh tự quyết định nội dung và hình thức lấy ý kiến phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương. Trong vòng 5 ngày làm việc kể từ ngày hoàn thành việc lấy ý kiến, UBND tỉnh phải tổng hợp và báo cáo kết quả.
Sau khi có kết quả lấy ý kiến nhân dân, UBND cấp tỉnh có trách nhiệm tổ chức hoàn thiện đề án, gửi HĐND cùng cấp xem xét, biểu quyết.
Bộ Nội vụ sẽ thẩm định đề án của từng địa phương trước khi trình Chính phủ, xây dựng đề án của Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Nguồn: Vietnamnet