Lê Nhã Linh
Thành viên nổi tiếng
Theo Đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp, 2 tỉnh Thái Nguyên và Bắc Kạn sẽ sáp nhập, lấy tên tỉnh mới là Thái Nguyên. Tỉnh Thái Nguyên mới có nhiều tiềm năng phát triển khi sở hữu nhiều tài nguyên khoáng sản quý như các mỏ vàng, sắt, chì, kẽm..., cùng nhiều di tích lịch sử nổi tiếng.
Dự kiến sau sắp xếp, tỉnh Thái Nguyên sẽ giảm khoảng 68% đơn vị hành chính cấp xã, từ 172 xuống còn 55 xã, phường. Đối với tỉnh Bắc Kạn, dự kiến sau sắp xếp sẽ còn 41 đơn vị hành chính cấp xã, phường.
Trước đó, năm 1890, chính quyền Pháp chia tỉnh Thái Nguyên thời nhà Nguyễn thành hai tỉnh Thái Nguyên và Bắc Kạn. Vào năm 1965, chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã sáp nhập hai tỉnh Thái Nguyên và Bắc Kạn thành tỉnh Bắc Thái. Tỉnh Bắc Thái cuối cùng lại tách thành hai tỉnh Thái Nguyên và Bắc Kạn vào năm 1997.
Thời kháng chiến chống Pháp, khu vực này thuộc an toàn khu, là nơi nuôi dưỡng, nơi làm việc của Bác Hồ, Bộ Chính trị, Trung ương Đảng, Nhà nước… với vùng trung tâm là ATK Định Hóa (Thái Nguyên); ATK Chợ Đồn (Bắc Kạn). Thời kháng chiến chống Mỹ, Bắc Kạn với Thái Nguyên được sáp nhập để làm hậu phương số 1 cho Cao Bằng, tạo nên vành đai chi viện cho tuyến biên giới phía Bắc.
Còn trong bối cảnh hiện nay, việc sáp nhập Thái Nguyên và Bắc Kạn sẽ tạo thêm không gian phát triển mạnh mẽ cho cả hai phía, khai thác hiệu quả tiềm năng bởi Thái Nguyên đã trở nên "chật chội" so với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, trong khi Bắc Kạn thì còn nhiều tiềm năng chưa được "đánh thức".
Thái Nguyên, Bắc Kạn - 2 tỉnh có nhiều mỏ kim loại quý và nhiều mỏ vàng nhất Việt Nam
Từng được coi là tỉnh nghèo và chậm phát triển nhất tại Việt Nam, Thái Nguyên đã nhanh chóng vươn lên trở thành tỉnh duy nhất trong khu vực trung du miền núi phía Bắc lọt top 18 tỉnh thành phố tự cân đối thu chi ngân sách và cũng là tỉnh thu ngân sách đứng đầu vùng, nhờ đầu tư phát triển công nghiệp vô cùng hiệu quả.
Nhắc tới Thái Nguyên, nhiều người đều nghĩ ngay tới khu công nghiệp Gang Thép Thái Nguyên, thành lập từ năm 1959 (nay là Công ty Cổ phần Gang thép Thái Nguyên - TISCO). Đây cũng là nơi đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam có dây chuyền sản xuất liên hợp khép kín từ khai thác quặng sắt đến sản xuất gang, phôi thép và cán thép.
Cùng với mỏ quặng sắt trữ lượng khoảng 50 triệu tấn, vùng đất này còn sở hữu nhiều loại khoáng sản khác và có trữ lượng lớn, là một lợi thế cạnh tranh quan trọng để Thái Nguyên phát triển các ngành công nghiệp như luyện kim và khai khoáng. Trong đó, tỉnh có trữ lượng than lớn thứ hai cả nước khoảng 90 triệu tấn; vonfram đa kim, trữ lượng khoảng 110 triệu tấn, lớn thứ hai thế giới. Ngoài ra còn có nhiều kim loại màu như thiếc, chì, kẽm, đồng, niken và thủy ngân.
Riêng với loại khoáng sản đắt giá nhất hiện nay là vàng, Thái Nguyên có mỏ vàng ở khu vực Thần Sa - Khắc Kiệm (huyện Võ Nhai) với trữ lượng thuộc diện lớn nhất nhì Việt Nam và mỏ vàng ở khu vực Trại Cau – Bồ Cu (Đồng Hỷ), trữ lượng khoảng 2.500kg.
Điều đặc biệt là theo điều tra mới đây của Cục Địa chất và Khoáng sản (Bộ Công Thương), trên địa bàn Bắc Kạn có tới 8 mỏ vàng. Trong đó, mỏ vàng ở Tân An, Lương Thượng (Bắc Kạn) thuộc loại quy mô lớn với trữ lượng trên 1 tấn.
Tính chung trên toàn địa bàn tỉnh Bắc Kạn có 273 mỏ và điểm khoáng sản, điểm khoáng hóa thuộc 24 loại khoáng sản; có 3 nhà máy sản xuất kim loại chì, kẽm với tổng công suất trên 16.500 tấn/năm đang hoạt động; 3 dự án chế biến sâu khoáng sản cơ bản triển khai xây dựng hoàn thiện giai đoạn 1 và chạy thử với tổng công suất trên 50.000 tấn kim loại chì, kẽm/năm; 60.000 tấn feromangan/năm.
Tuy nhiên, việc khai thác tiềm năng khoáng sản, chế biến sâu tại Bắc Kạn đang còn gặp khó khăn, các nhà máy luyện chì, kẽm luôn bị thiếu nguyên liệu do việc khai thác ở các mỏ, điểm mỏ không đáp ứng được nhu cầu; điều kiện khai thác xuống sâu ngày càng khó khăn do địa chất phức tạp...
Do đó, khi sáp nhập 2 tỉnh Thái Nguyên và Bắc Kạn sẽ tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp, nhà máy liên kết với nhau, đầu tư mạnh về dây chuyền công nghệ để biến khu vực này trở thành trung tâm chế biến khoáng sản hiện đại, tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động.
Sức hút từ cái nôi cách mạng Thái Nguyên - Bắc Kạn
Bên cạnh sức hút từ nguồn tài nguyên khoáng sản dồi dào, trữ lượng lớn thì Thái Nguyên - Bắc Kạn hợp nhất với nhau sẽ tạo ra đòn bẩy phát triển du lịch sinh thái, du lịch trải nghiệm gắn với bảo tồn các di tích lịch sử nổi tiếng.
Về tiềm năng du lịch của Thái Nguyên, hiện tỉnh này có tới hơn 1.000 di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh được đưa vào danh mục kiểm kê. Trong đó có 1 di tích được xếp hạng cấp quốc gia đặc biệt là An toàn khu Định Hóa với 13 điểm di tích; 52 di tích được xếp hạng cấp quốc gia và 221 di tích xếp hạng cấp tỉnh; 19 di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.
Bên cạnh đó, Thái Nguyên có danh thắng hồ Núi Cốc rất nổi tiếng với cảnh quan thiên nhiên hữu tình, gắn với huyền thoại chuyện tình nàng Công và chàng Cốc. Thật ra đây là hồ nước nhân tạo hình thành sau khi đập ngăn sông Công được xây dựng trong các năm 1973 đến 1982. Hồ có độ sâu 35 m, diện tích mặt hồ rộng 25 km².
Hồ Núi Cốc gồm một đập chính dài 480m và 7 đập phụ. Mặt hồ rộng mênh mông với hơn 89 hòn đảo lớn nhỏ: đảo rừng xanh, đảo cư trú của những đàn cò, có đảo là quê hương của loài dê, đảo núi Cái nơi trưng bày các cổ vật từ ngàn xưa để lại và đảo đền thờ bà Chúa Thượng Ngàn.
Ngoài ra, Thái Nguyên từ lâu đã nổi tiếng là đất “vàng” của ngành chè, với diện tích khoảng hơn 22.300ha - lớn nhất cả nước. Cùng với thu nhập cao từ thu hoạch và chế biến các sản phẩm chè, những năm gần đây người dân Thái Nguyên còn "hái" thêm bộn tiền từ dịch vụ du lịch trải nghiệm đồi chè.
Theo đó, du khách có thể tự tay hái chè, tham gia chế biến lá chè tươi thành trà thành phẩm, học pha chế trà đạo truyền thống, thưởng thức trà cùng các món ăn địa phương, và thậm chí ngủ lại trong các homestay giữa những đồi chè xanh mướt.
Thái Nguyên nổi tiếng có những vùng trồng chè rộng lớn, trải đều tăm tắp, thu hút nhiều du khách đến trải nghiệm và chụp ảnh. Trong ảnh: Thành viên của HTX chè Hảo Đạt, xã Tân Cương (TP Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên) đang chăm sóc chè. Ảnh: Bình Minh
Trong khi đó, du lịch ở Bắc Kạn thì nổi bật nhất chính là Vườn Quốc gia Ba Bể với trung tâm là hồ Ba Bể. Toàn bộ khu vực này có tính đa dạng sinh học và cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp, hấp dẫn với những hệ thống sông, hồ, hang động phong phú.
Hồ Ba Bể lọt top 100 hồ nước ngọt lớn nhất thế giới; được công nhận là vườn Di sản ASEAN. Ngoài ra, hồ Ba Bể còn là Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt. Đây là hồ tự nhiên trên núi duy nhất và có hệ thống rừng đặc dụng được bảo vệ độc đáo ở Việt Nam. Khu Ramsar hồ Ba Bể là một hệ sinh thái đầm, hồ, đất, đá, núi và có hệ sinh vật đa dạng bậc nhất Việt Nam hiện nay.
Theo một số tài liệu, mặt hồ trải dài 8km, rộng từ 200m đến 1.000m, độ sâu trung bình 17 - 23m, nơi sâu nhất đạt 29m. Nhiều nghiên cứu cho thấy, lòng hồ Ba Bể có vô vàn loài cá, trong đó không ít loài quý hiếm như cá lăng, anh vũ... Các hoạt động du lịch tại đây chủ yếu bao gồm tham quan bằng thuyền trên hồ Ba Bể, sông Năng, tham quan thác Đầu Đẳng, ao Tiên, động Puông, động hua Mạ, đảo An Mạ, đảo Bà Góa...
Trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn còn có 120 di tích, trong đó có 2 di tích quốc gia đặc biệt, 7 di tích quốc gia, 55 di tích cấp tỉnh và 56 di tích nằm trong danh mục kiểm kê. Cùng với đó là hệ thống di sản văn hóa phi vật thể với 291 di sản đã được kiểm kê, nhận diện, trong đó có 20 di sản đã được đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, 1 di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Đây là nguồn tài nguyên văn hóa phong phú, đa dạng, tạo nên sự hấp dẫn đối với du khách khi đến Bắc Kạn, nhất là khách du lịch quốc tế. Với tiềm năng du lịch đa dạng, Bắc Kạn đang phấn đấu thu hút 1,3 triệu lượt khách du lịch trong năm 2025 và đưa du lịch trở thành nền kinh tế mũi nhọn của tỉnh.
Nơi lưu giữ, bảo tồn và phát triển vô số dược liệu quý hiếm
Đặc biệt, với tổng diện tích rừng tự nhiên hơn 102.000ha tại Thái Nguyên và 271.804,94ha ở Bắc Kạn, khu vực này trở thành nơi lưu giữ, bảo tồn vô số loài dược liệu quý hiếm, có tác dụng tốt cho sức khỏe, được ví như "thần dược".
Ông Triệu Văn Đồng, dân tộc Dao, xã Hợp Tiến, huyện Đồng Hỷ (tỉnh Thái Nguyên) đã cùng một số anh em lên rừng tìm kiếm cây trà hoa vàng về trồng nhằm bảo tồn loài cây quý, đồng thời mở ra hướng phát triển kinh tế mới. Ảnh: Hà Thanh-Kiều Hải
Qua điều tra, khảo sát Sở Y tế Thái Nguyên tại sườn dãy núi Tam Đảo, núi Hồng (huyện Đại Từ); khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa, Phượng Hoàng (huyện Võ Nhai); ATK Định Hóa (huyện Định Hóa)..., có hàng trăm vị thuốc được tìm thấy. Trong đó có nhiều loài dược liệu quý mọc tự nhiên trong rừng như trà hoa vàng, ba kích, sa nhân, sạ đen, khôi nhung, sâm cát, đàn hương, hà thủ ô, dổi xanh...
Tương tự, trên những diện tích rừng phòng hộ ở huyện Ba Bể, người dân và ngành chức năng đã phát hiện 190 loài dược liệu khác nhau, trong đó có loài sâm bản địa. Loài sâm mới phát hiện này được gọi là Co Sâm Phja Boóc (theo tiếng dân tộc Tày nghĩa là cây sâm Phja Boóc), có hàm lượng saponin cao và chứa Saponin Rg1, Rb1 đặc trưng tương tự sâm Ngọc Linh.
Trên nền thế mạnh về nguồn tài nguyên dược liệu, cộng đồng dân tộc tại khu vực này đã tích lũy được những kinh nghiệm truyền thống lâu đời trong sử dụng các loại cây con làm thuốc theo từng vùng miền, từng dân tộc. Đáng chú ý, bà con đã phát triển nhiều mô hình trồng cây dược liệu dưới tán rừng, không chỉ đem lại hiệu quả cao về giá trị kinh tế mà còn góp phần bảo vệ các diện tích rừng tự nhiên.
Riêng trên địa bàn Bắc Kạn, người dân đã trồng được hơn 400ha cây dược liệu. Một số cây dược liệu được trồng nhiều như hà thủ ô, trà hoa vàng, cà gai leo, mướp đắng rừng, quế, hồi, giảo cổ lam, khôi nhung tía… Hầu hết các loại cây dược liệu đã được chế biến thành sản phẩm có giá trị kinh tế cao như curcumin gừng, nghệ; tinh bột nghệ nếp đỏ, cao cà gai leo, trà mướp đắng rừng, trà hoa vàng, trà giảo cổ lam, dầu hồi, dầu quế…
Dự kiến sau sắp xếp, tỉnh Thái Nguyên sẽ giảm khoảng 68% đơn vị hành chính cấp xã, từ 172 xuống còn 55 xã, phường. Đối với tỉnh Bắc Kạn, dự kiến sau sắp xếp sẽ còn 41 đơn vị hành chính cấp xã, phường.
Trước đó, năm 1890, chính quyền Pháp chia tỉnh Thái Nguyên thời nhà Nguyễn thành hai tỉnh Thái Nguyên và Bắc Kạn. Vào năm 1965, chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã sáp nhập hai tỉnh Thái Nguyên và Bắc Kạn thành tỉnh Bắc Thái. Tỉnh Bắc Thái cuối cùng lại tách thành hai tỉnh Thái Nguyên và Bắc Kạn vào năm 1997.
Thời kháng chiến chống Pháp, khu vực này thuộc an toàn khu, là nơi nuôi dưỡng, nơi làm việc của Bác Hồ, Bộ Chính trị, Trung ương Đảng, Nhà nước… với vùng trung tâm là ATK Định Hóa (Thái Nguyên); ATK Chợ Đồn (Bắc Kạn). Thời kháng chiến chống Mỹ, Bắc Kạn với Thái Nguyên được sáp nhập để làm hậu phương số 1 cho Cao Bằng, tạo nên vành đai chi viện cho tuyến biên giới phía Bắc.
Còn trong bối cảnh hiện nay, việc sáp nhập Thái Nguyên và Bắc Kạn sẽ tạo thêm không gian phát triển mạnh mẽ cho cả hai phía, khai thác hiệu quả tiềm năng bởi Thái Nguyên đã trở nên "chật chội" so với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, trong khi Bắc Kạn thì còn nhiều tiềm năng chưa được "đánh thức".
Thái Nguyên, Bắc Kạn - 2 tỉnh có nhiều mỏ kim loại quý và nhiều mỏ vàng nhất Việt Nam

Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm Lò cao, Khu Gang thép Thái Nguyên ngày 01/01/1964 - Ảnh: Tư liệu
Từng được coi là tỉnh nghèo và chậm phát triển nhất tại Việt Nam, Thái Nguyên đã nhanh chóng vươn lên trở thành tỉnh duy nhất trong khu vực trung du miền núi phía Bắc lọt top 18 tỉnh thành phố tự cân đối thu chi ngân sách và cũng là tỉnh thu ngân sách đứng đầu vùng, nhờ đầu tư phát triển công nghiệp vô cùng hiệu quả.
Nhắc tới Thái Nguyên, nhiều người đều nghĩ ngay tới khu công nghiệp Gang Thép Thái Nguyên, thành lập từ năm 1959 (nay là Công ty Cổ phần Gang thép Thái Nguyên - TISCO). Đây cũng là nơi đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam có dây chuyền sản xuất liên hợp khép kín từ khai thác quặng sắt đến sản xuất gang, phôi thép và cán thép.
Cùng với mỏ quặng sắt trữ lượng khoảng 50 triệu tấn, vùng đất này còn sở hữu nhiều loại khoáng sản khác và có trữ lượng lớn, là một lợi thế cạnh tranh quan trọng để Thái Nguyên phát triển các ngành công nghiệp như luyện kim và khai khoáng. Trong đó, tỉnh có trữ lượng than lớn thứ hai cả nước khoảng 90 triệu tấn; vonfram đa kim, trữ lượng khoảng 110 triệu tấn, lớn thứ hai thế giới. Ngoài ra còn có nhiều kim loại màu như thiếc, chì, kẽm, đồng, niken và thủy ngân.
Riêng với loại khoáng sản đắt giá nhất hiện nay là vàng, Thái Nguyên có mỏ vàng ở khu vực Thần Sa - Khắc Kiệm (huyện Võ Nhai) với trữ lượng thuộc diện lớn nhất nhì Việt Nam và mỏ vàng ở khu vực Trại Cau – Bồ Cu (Đồng Hỷ), trữ lượng khoảng 2.500kg.
Điều đặc biệt là theo điều tra mới đây của Cục Địa chất và Khoáng sản (Bộ Công Thương), trên địa bàn Bắc Kạn có tới 8 mỏ vàng. Trong đó, mỏ vàng ở Tân An, Lương Thượng (Bắc Kạn) thuộc loại quy mô lớn với trữ lượng trên 1 tấn.

Hình ảnh vàng được phát hiện trong quá trình thực hiện Đề án Tây Bắc. Ảnh: Cục Địa chất và Khoáng sản cung cấp.
Tính chung trên toàn địa bàn tỉnh Bắc Kạn có 273 mỏ và điểm khoáng sản, điểm khoáng hóa thuộc 24 loại khoáng sản; có 3 nhà máy sản xuất kim loại chì, kẽm với tổng công suất trên 16.500 tấn/năm đang hoạt động; 3 dự án chế biến sâu khoáng sản cơ bản triển khai xây dựng hoàn thiện giai đoạn 1 và chạy thử với tổng công suất trên 50.000 tấn kim loại chì, kẽm/năm; 60.000 tấn feromangan/năm.
Tuy nhiên, việc khai thác tiềm năng khoáng sản, chế biến sâu tại Bắc Kạn đang còn gặp khó khăn, các nhà máy luyện chì, kẽm luôn bị thiếu nguyên liệu do việc khai thác ở các mỏ, điểm mỏ không đáp ứng được nhu cầu; điều kiện khai thác xuống sâu ngày càng khó khăn do địa chất phức tạp...
Do đó, khi sáp nhập 2 tỉnh Thái Nguyên và Bắc Kạn sẽ tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp, nhà máy liên kết với nhau, đầu tư mạnh về dây chuyền công nghệ để biến khu vực này trở thành trung tâm chế biến khoáng sản hiện đại, tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động.
Sức hút từ cái nôi cách mạng Thái Nguyên - Bắc Kạn
Bên cạnh sức hút từ nguồn tài nguyên khoáng sản dồi dào, trữ lượng lớn thì Thái Nguyên - Bắc Kạn hợp nhất với nhau sẽ tạo ra đòn bẩy phát triển du lịch sinh thái, du lịch trải nghiệm gắn với bảo tồn các di tích lịch sử nổi tiếng.
Về tiềm năng du lịch của Thái Nguyên, hiện tỉnh này có tới hơn 1.000 di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh được đưa vào danh mục kiểm kê. Trong đó có 1 di tích được xếp hạng cấp quốc gia đặc biệt là An toàn khu Định Hóa với 13 điểm di tích; 52 di tích được xếp hạng cấp quốc gia và 221 di tích xếp hạng cấp tỉnh; 19 di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.
Bên cạnh đó, Thái Nguyên có danh thắng hồ Núi Cốc rất nổi tiếng với cảnh quan thiên nhiên hữu tình, gắn với huyền thoại chuyện tình nàng Công và chàng Cốc. Thật ra đây là hồ nước nhân tạo hình thành sau khi đập ngăn sông Công được xây dựng trong các năm 1973 đến 1982. Hồ có độ sâu 35 m, diện tích mặt hồ rộng 25 km².
Hồ Núi Cốc gồm một đập chính dài 480m và 7 đập phụ. Mặt hồ rộng mênh mông với hơn 89 hòn đảo lớn nhỏ: đảo rừng xanh, đảo cư trú của những đàn cò, có đảo là quê hương của loài dê, đảo núi Cái nơi trưng bày các cổ vật từ ngàn xưa để lại và đảo đền thờ bà Chúa Thượng Ngàn.
Ngoài ra, Thái Nguyên từ lâu đã nổi tiếng là đất “vàng” của ngành chè, với diện tích khoảng hơn 22.300ha - lớn nhất cả nước. Cùng với thu nhập cao từ thu hoạch và chế biến các sản phẩm chè, những năm gần đây người dân Thái Nguyên còn "hái" thêm bộn tiền từ dịch vụ du lịch trải nghiệm đồi chè.
Theo đó, du khách có thể tự tay hái chè, tham gia chế biến lá chè tươi thành trà thành phẩm, học pha chế trà đạo truyền thống, thưởng thức trà cùng các món ăn địa phương, và thậm chí ngủ lại trong các homestay giữa những đồi chè xanh mướt.

Thái Nguyên nổi tiếng có những vùng trồng chè rộng lớn, trải đều tăm tắp, thu hút nhiều du khách đến trải nghiệm và chụp ảnh. Trong ảnh: Thành viên của HTX chè Hảo Đạt, xã Tân Cương (TP Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên) đang chăm sóc chè. Ảnh: Bình Minh
Trong khi đó, du lịch ở Bắc Kạn thì nổi bật nhất chính là Vườn Quốc gia Ba Bể với trung tâm là hồ Ba Bể. Toàn bộ khu vực này có tính đa dạng sinh học và cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp, hấp dẫn với những hệ thống sông, hồ, hang động phong phú.
Hồ Ba Bể lọt top 100 hồ nước ngọt lớn nhất thế giới; được công nhận là vườn Di sản ASEAN. Ngoài ra, hồ Ba Bể còn là Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt. Đây là hồ tự nhiên trên núi duy nhất và có hệ thống rừng đặc dụng được bảo vệ độc đáo ở Việt Nam. Khu Ramsar hồ Ba Bể là một hệ sinh thái đầm, hồ, đất, đá, núi và có hệ sinh vật đa dạng bậc nhất Việt Nam hiện nay.

Pò Giả Mải (đảo Bà Góa) tại xã Nam Mẫu, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn, nơi gắn với sự tích hình thành hồ Ba Bể. Ảnh: Đại Lượng
Theo một số tài liệu, mặt hồ trải dài 8km, rộng từ 200m đến 1.000m, độ sâu trung bình 17 - 23m, nơi sâu nhất đạt 29m. Nhiều nghiên cứu cho thấy, lòng hồ Ba Bể có vô vàn loài cá, trong đó không ít loài quý hiếm như cá lăng, anh vũ... Các hoạt động du lịch tại đây chủ yếu bao gồm tham quan bằng thuyền trên hồ Ba Bể, sông Năng, tham quan thác Đầu Đẳng, ao Tiên, động Puông, động hua Mạ, đảo An Mạ, đảo Bà Góa...
Trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn còn có 120 di tích, trong đó có 2 di tích quốc gia đặc biệt, 7 di tích quốc gia, 55 di tích cấp tỉnh và 56 di tích nằm trong danh mục kiểm kê. Cùng với đó là hệ thống di sản văn hóa phi vật thể với 291 di sản đã được kiểm kê, nhận diện, trong đó có 20 di sản đã được đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, 1 di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Đây là nguồn tài nguyên văn hóa phong phú, đa dạng, tạo nên sự hấp dẫn đối với du khách khi đến Bắc Kạn, nhất là khách du lịch quốc tế. Với tiềm năng du lịch đa dạng, Bắc Kạn đang phấn đấu thu hút 1,3 triệu lượt khách du lịch trong năm 2025 và đưa du lịch trở thành nền kinh tế mũi nhọn của tỉnh.
Nơi lưu giữ, bảo tồn và phát triển vô số dược liệu quý hiếm
Đặc biệt, với tổng diện tích rừng tự nhiên hơn 102.000ha tại Thái Nguyên và 271.804,94ha ở Bắc Kạn, khu vực này trở thành nơi lưu giữ, bảo tồn vô số loài dược liệu quý hiếm, có tác dụng tốt cho sức khỏe, được ví như "thần dược".
Ông Triệu Văn Đồng, dân tộc Dao, xã Hợp Tiến, huyện Đồng Hỷ (tỉnh Thái Nguyên) đã cùng một số anh em lên rừng tìm kiếm cây trà hoa vàng về trồng nhằm bảo tồn loài cây quý, đồng thời mở ra hướng phát triển kinh tế mới. Ảnh: Hà Thanh-Kiều Hải
Qua điều tra, khảo sát Sở Y tế Thái Nguyên tại sườn dãy núi Tam Đảo, núi Hồng (huyện Đại Từ); khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa, Phượng Hoàng (huyện Võ Nhai); ATK Định Hóa (huyện Định Hóa)..., có hàng trăm vị thuốc được tìm thấy. Trong đó có nhiều loài dược liệu quý mọc tự nhiên trong rừng như trà hoa vàng, ba kích, sa nhân, sạ đen, khôi nhung, sâm cát, đàn hương, hà thủ ô, dổi xanh...
Tương tự, trên những diện tích rừng phòng hộ ở huyện Ba Bể, người dân và ngành chức năng đã phát hiện 190 loài dược liệu khác nhau, trong đó có loài sâm bản địa. Loài sâm mới phát hiện này được gọi là Co Sâm Phja Boóc (theo tiếng dân tộc Tày nghĩa là cây sâm Phja Boóc), có hàm lượng saponin cao và chứa Saponin Rg1, Rb1 đặc trưng tương tự sâm Ngọc Linh.
Trên nền thế mạnh về nguồn tài nguyên dược liệu, cộng đồng dân tộc tại khu vực này đã tích lũy được những kinh nghiệm truyền thống lâu đời trong sử dụng các loại cây con làm thuốc theo từng vùng miền, từng dân tộc. Đáng chú ý, bà con đã phát triển nhiều mô hình trồng cây dược liệu dưới tán rừng, không chỉ đem lại hiệu quả cao về giá trị kinh tế mà còn góp phần bảo vệ các diện tích rừng tự nhiên.
Riêng trên địa bàn Bắc Kạn, người dân đã trồng được hơn 400ha cây dược liệu. Một số cây dược liệu được trồng nhiều như hà thủ ô, trà hoa vàng, cà gai leo, mướp đắng rừng, quế, hồi, giảo cổ lam, khôi nhung tía… Hầu hết các loại cây dược liệu đã được chế biến thành sản phẩm có giá trị kinh tế cao như curcumin gừng, nghệ; tinh bột nghệ nếp đỏ, cao cà gai leo, trà mướp đắng rừng, trà hoa vàng, trà giảo cổ lam, dầu hồi, dầu quế…
Nguồn: Dân Việt