Hue Hoang
Thành viên nổi tiếng
Làng trên xóm dưới, mạng xã hội từ Facebook tới xó chợ, ai nấy đều đang bàn tán về một nam thanh niên ở Hà Nội – người đã tìm “dịch vụ gái gọi” qua Telegram để bị lwqaf 3,5 tỷ, rồi ê mặt lên công an trình báo vì… bị lừa.
Vâng, bạn không đọc nhầm đâu: 3 tỷ rưỡi, không phải 350 ngàn, để đổi lấy cái gọi là "kích hoạt thẻ thành viên" và "nhận hoa hồng" sau khi được dụ gọi gái trên mạng. Dù ai cũng biết Telegram giờ là hang ổ của đủ thứ hội nhóm mờ ám, nhưng anh M – nhân vật chính của bi kịch này – vẫn hồ hởi làm theo hướng dẫn “nạp lần 1, nạp lần 2, nạp đến lần 18 vẫn không rút được tiền” và vẫn... nạp tiếp.
Cư dân mạng thì không cần công an phân tích. Họ đã tóm gọn sự việc bằng hai chữ giản dị mà đầy sức nặng: vừa tham vừa ngu. Một cú lừa mà trẻ trâu còn cười khẩy, thế mà anh M – một công dân thời đại số, vào Telegram tìm ***** thì rành, cảnh giác tối thiểu thì lại thiếu – lại lao vào như thiêu thân gặp lửa. Mạng thì có đầy cảnh báo kiểu “gái gọi online chỉ gọi được nợ”, nhưng anh M vẫn nghĩ mình là ngoại lệ được vũ trụ ưu ái: vừa có gái, vừa có hoa hồng!
Giờ thì tiền không cánh mà bay, danh dự bị cư dân mạng lôi ra châm biếm từng câu một. Có người bảo “Cứ tưởng chỉ người già mới bị lừa, ai ngờ thanh niên cũng có thể tốn tiền vì dại gái online”, kẻ khác thì nói: “Đừng dạy người giàu tiêu tiền nữa, họ tiêu bằng cách mà dân nghèo chỉ dám mơ trong ác mộng”.
Còn công an Hà Nội – vẫn nghiêm túc trong mọi hoàn cảnh – phải ra hẳn khuyến cáo dài hơn cả đơn ly hôn: tránh xa web đồi trụy, đừng tin giao dịch không rõ ràng, đừng tải app lạ, và tôi nghĩ họ không bao giờ muốn nói ra điều quan trọng nhất này– đừng ngu.
Nói cho cùng, anh M chỉ là đại diện tiêu biểu cho một thế hệ sống trong thời đại thông tin nhưng lại bị lừa bởi những trò cũ rích như cơn mưa tháng 7. Mạng thì nhanh, tay thì lẹ, lòng lại tham – và não thì... để ở đâu không rõ.
Vâng, vụ án này khép lại không chỉ bằng một bản tin, mà bằng một tiếng thở dài của cả cộng đồng mạng: 3,5 tỷ đồng, bài học quá đắt cho một cú click chuột vào chốn không nên vào.
Vâng, bạn không đọc nhầm đâu: 3 tỷ rưỡi, không phải 350 ngàn, để đổi lấy cái gọi là "kích hoạt thẻ thành viên" và "nhận hoa hồng" sau khi được dụ gọi gái trên mạng. Dù ai cũng biết Telegram giờ là hang ổ của đủ thứ hội nhóm mờ ám, nhưng anh M – nhân vật chính của bi kịch này – vẫn hồ hởi làm theo hướng dẫn “nạp lần 1, nạp lần 2, nạp đến lần 18 vẫn không rút được tiền” và vẫn... nạp tiếp.
Cư dân mạng thì không cần công an phân tích. Họ đã tóm gọn sự việc bằng hai chữ giản dị mà đầy sức nặng: vừa tham vừa ngu. Một cú lừa mà trẻ trâu còn cười khẩy, thế mà anh M – một công dân thời đại số, vào Telegram tìm ***** thì rành, cảnh giác tối thiểu thì lại thiếu – lại lao vào như thiêu thân gặp lửa. Mạng thì có đầy cảnh báo kiểu “gái gọi online chỉ gọi được nợ”, nhưng anh M vẫn nghĩ mình là ngoại lệ được vũ trụ ưu ái: vừa có gái, vừa có hoa hồng!
Giờ thì tiền không cánh mà bay, danh dự bị cư dân mạng lôi ra châm biếm từng câu một. Có người bảo “Cứ tưởng chỉ người già mới bị lừa, ai ngờ thanh niên cũng có thể tốn tiền vì dại gái online”, kẻ khác thì nói: “Đừng dạy người giàu tiêu tiền nữa, họ tiêu bằng cách mà dân nghèo chỉ dám mơ trong ác mộng”.
Còn công an Hà Nội – vẫn nghiêm túc trong mọi hoàn cảnh – phải ra hẳn khuyến cáo dài hơn cả đơn ly hôn: tránh xa web đồi trụy, đừng tin giao dịch không rõ ràng, đừng tải app lạ, và tôi nghĩ họ không bao giờ muốn nói ra điều quan trọng nhất này– đừng ngu.
Nói cho cùng, anh M chỉ là đại diện tiêu biểu cho một thế hệ sống trong thời đại thông tin nhưng lại bị lừa bởi những trò cũ rích như cơn mưa tháng 7. Mạng thì nhanh, tay thì lẹ, lòng lại tham – và não thì... để ở đâu không rõ.
Vâng, vụ án này khép lại không chỉ bằng một bản tin, mà bằng một tiếng thở dài của cả cộng đồng mạng: 3,5 tỷ đồng, bài học quá đắt cho một cú click chuột vào chốn không nên vào.
