Diễn biến này báo hiệu nguy cơ đổ vỡ trong chuỗi cung ứng hàng không giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Theo Reuters, chiếc Boeing 737 MAX thứ hai, dự kiến bàn giao cho một hãng hàng không Trung Quốc, đã rời trung tâm hoàn thiện của Boeing ở Trung Quốc và bay trở lại Mỹ vào ngày 21/4. Dữ liệu theo dõi chuyến bay cho thấy điều này.
Đây có thể là nạn nhân mới nhất của cuộc chiến thuế quan ăn miếng trả miếng giữa Washington và Bắc Kinh.
Chiếc máy bay đã hạ cánh tại đảo Guam – vùng lãnh thổ của Mỹ ở Thái Bình Dương – trên hành trình hơn 8.000 km từ thành phố Chu Sơn (Trung Quốc) về nhà máy sản xuất chính của Boeing ở thành phố Seattle (Mỹ).
Trước đó, ngày 19/4, một chiếc Boeing 737 MAX khác sơn màu nhận diện của hãng hàng không Hạ Môn (Xiamen Airlines) cũng thực hiện hành trình tương tự, từ thành phố Chu Sơn quay lại sân bay Boeing Field tại thành phố Seattle.
Theo Reuters, hiện chưa rõ bên nào – phía Trung Quốc hay Boeing – quyết định đưa các máy bay này quay trở lại Mỹ. Boeing cũng chưa bình luận gì về sự việc.
Diễn biến này xảy ra trong bối cảnh căng thẳng thương mại Mỹ-Trung gia tăng mạnh trở lại. Tổng thống Mỹ Donald Trump trong tháng này đã nâng thuế nhập khẩu đối với một số hàng hóa Trung Quốc lên mức 145%.
Đáp lại, Bắc Kinh áp thuế lên tới 125% với hàng hóa từ Mỹ. Với mức thuế này, việc một hãng hàng không Trung Quốc tiếp nhận máy bay trị giá khoảng 55 triệu USD như Boeing 737 MAX sẽ gần như không khả thi về mặt tài chính.
Chiếc máy bay vừa quay đầu ngày 21/4 từng bay từ thành phố Seattle đến thành phố Chu Sơn chưa đầy một tháng trước, theo dữ liệu theo dõi. Cơ sở ở Chu Sơn là nơi Boeing hoàn thiện khâu lắp ráp cuối cùng và bàn giao cho các khách hàng Trung Quốc.
Theo Reuters, hãng hàng không Malaysia Airlines được cho là đang đàm phán với Boeing để mua lại các máy bay sẵn có, trong trường hợp các hãng Trung Quốc ngừng nhận bàn giao.
Việc các máy bay của Boeing phải rời Trung Quốc về Mỹ là dấu hiệu mới nhất cho thấy chuỗi cung ứng hàng không đang bị gián đoạn, sau nhiều thập kỷ hoạt động trong môi trường thương mại phi thuế quan.
Giới phân tích cảnh báo, sự bất ổn về thuế quan có thể khiến nhiều hãng hàng không trì hoãn nhận máy bay mới, thay vì phải trả mức thuế cao bất thường.
Boeing hiện vẫn đang phục hồi sau 5 năm bị cấm xuất khẩu 737 MAX sang Trung Quốc, cộng thêm các vòng căng thẳng thương mại trước đó. Việc các máy bay quay đầu cho thấy tình hình giao thương ngành hàng không giữa hai nước tiếp tục bất ổn và khó lường.

Một chiếc Boeing 737 MAX. Ảnh: Boeing
Theo Reuters, chiếc Boeing 737 MAX thứ hai, dự kiến bàn giao cho một hãng hàng không Trung Quốc, đã rời trung tâm hoàn thiện của Boeing ở Trung Quốc và bay trở lại Mỹ vào ngày 21/4. Dữ liệu theo dõi chuyến bay cho thấy điều này.
Đây có thể là nạn nhân mới nhất của cuộc chiến thuế quan ăn miếng trả miếng giữa Washington và Bắc Kinh.
Chiếc máy bay đã hạ cánh tại đảo Guam – vùng lãnh thổ của Mỹ ở Thái Bình Dương – trên hành trình hơn 8.000 km từ thành phố Chu Sơn (Trung Quốc) về nhà máy sản xuất chính của Boeing ở thành phố Seattle (Mỹ).
Trước đó, ngày 19/4, một chiếc Boeing 737 MAX khác sơn màu nhận diện của hãng hàng không Hạ Môn (Xiamen Airlines) cũng thực hiện hành trình tương tự, từ thành phố Chu Sơn quay lại sân bay Boeing Field tại thành phố Seattle.
Theo Reuters, hiện chưa rõ bên nào – phía Trung Quốc hay Boeing – quyết định đưa các máy bay này quay trở lại Mỹ. Boeing cũng chưa bình luận gì về sự việc.
Diễn biến này xảy ra trong bối cảnh căng thẳng thương mại Mỹ-Trung gia tăng mạnh trở lại. Tổng thống Mỹ Donald Trump trong tháng này đã nâng thuế nhập khẩu đối với một số hàng hóa Trung Quốc lên mức 145%.
Đáp lại, Bắc Kinh áp thuế lên tới 125% với hàng hóa từ Mỹ. Với mức thuế này, việc một hãng hàng không Trung Quốc tiếp nhận máy bay trị giá khoảng 55 triệu USD như Boeing 737 MAX sẽ gần như không khả thi về mặt tài chính.
Chiếc máy bay vừa quay đầu ngày 21/4 từng bay từ thành phố Seattle đến thành phố Chu Sơn chưa đầy một tháng trước, theo dữ liệu theo dõi. Cơ sở ở Chu Sơn là nơi Boeing hoàn thiện khâu lắp ráp cuối cùng và bàn giao cho các khách hàng Trung Quốc.
Theo Reuters, hãng hàng không Malaysia Airlines được cho là đang đàm phán với Boeing để mua lại các máy bay sẵn có, trong trường hợp các hãng Trung Quốc ngừng nhận bàn giao.
Việc các máy bay của Boeing phải rời Trung Quốc về Mỹ là dấu hiệu mới nhất cho thấy chuỗi cung ứng hàng không đang bị gián đoạn, sau nhiều thập kỷ hoạt động trong môi trường thương mại phi thuế quan.
Giới phân tích cảnh báo, sự bất ổn về thuế quan có thể khiến nhiều hãng hàng không trì hoãn nhận máy bay mới, thay vì phải trả mức thuế cao bất thường.
Boeing hiện vẫn đang phục hồi sau 5 năm bị cấm xuất khẩu 737 MAX sang Trung Quốc, cộng thêm các vòng căng thẳng thương mại trước đó. Việc các máy bay quay đầu cho thấy tình hình giao thương ngành hàng không giữa hai nước tiếp tục bất ổn và khó lường.
Nguồn: nguoiduatin.vn