david.tuongpham
Thành viên nổi tiếng
Trước bối cảnh Hoa Kỳ áp thuế đối ứng lên hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam, nhiều doanh nghiệp và hiệp hội ngành hàng đã lên tiếng lo ngại và đề xuất các giải pháp hỗ trợ cụ thể tại Hội nghị do Bộ Công Thương tổ chức ngày 17/4/2025.
Theo Cổng thông tin điện tử Bộ Công thương, đại diện các ngành như dệt may, da giày, gỗ, điện tử cho biết mức thuế mới từ Hoa Kỳ sẽ khiến hàng Việt khó cạnh tranh hơn, nguy cơ giảm đơn hàng, tăng tồn kho và mất thị phần là rất rõ ràng. Các doanh nghiệp đề nghị Chính phủ sớm có giải pháp đàm phán với Hoa Kỳ, đồng thời hỗ trợ doanh nghiệp về tài chính, mở rộng thị trường mới, chuyển đổi sản xuất và giảm chi phí logistics. Cụ thể:
Hiệp hội Dệt may kiến nghị hỗ trợ xúc tiến thương mại và cải thiện tiếp cận vốn.
Hiệp hội Da – Giày – Túi xách mong muốn có các chính sách thuế ưu đãi trong nước.
Hiệp hội Gỗ đề xuất được hỗ trợ nâng chất lượng sản phẩm và đa dạng thị trường.
Vingroup và Intel lo ngại ảnh hưởng đến chiến lược xuất khẩu và chuỗi cung ứng, đề nghị Chính phủ hỗ trợ về đàm phán và ổn định môi trường đầu tư.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì hội nghị
Về phía Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên khẳng định đã thành lập Đoàn đàm phán Chính phủ với Hoa Kỳ để tìm giải pháp thương mại cân bằng, hai bên cùng có lợi. Bộ cũng đang gấp rút xây dựng phương án đàm phán và gửi công hàm chính thức đến phía Hoa Kỳ.
Bên cạnh đó, Bộ trưởng đề xuất 22 nhóm nhiệm vụ, giải pháp chia theo từng đối tượng là hiệp hội, doanh nghiệp và các bộ ngành. Mục tiêu là giúp doanh nghiệp chủ động thích ứng, duy trì sản xuất và xuất khẩu trong điều kiện mới.
#Thuếcóđicólại

Theo Cổng thông tin điện tử Bộ Công thương, đại diện các ngành như dệt may, da giày, gỗ, điện tử cho biết mức thuế mới từ Hoa Kỳ sẽ khiến hàng Việt khó cạnh tranh hơn, nguy cơ giảm đơn hàng, tăng tồn kho và mất thị phần là rất rõ ràng. Các doanh nghiệp đề nghị Chính phủ sớm có giải pháp đàm phán với Hoa Kỳ, đồng thời hỗ trợ doanh nghiệp về tài chính, mở rộng thị trường mới, chuyển đổi sản xuất và giảm chi phí logistics. Cụ thể:
Hiệp hội Dệt may kiến nghị hỗ trợ xúc tiến thương mại và cải thiện tiếp cận vốn.
Hiệp hội Da – Giày – Túi xách mong muốn có các chính sách thuế ưu đãi trong nước.
Hiệp hội Gỗ đề xuất được hỗ trợ nâng chất lượng sản phẩm và đa dạng thị trường.
Vingroup và Intel lo ngại ảnh hưởng đến chiến lược xuất khẩu và chuỗi cung ứng, đề nghị Chính phủ hỗ trợ về đàm phán và ổn định môi trường đầu tư.

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì hội nghị
Về phía Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên khẳng định đã thành lập Đoàn đàm phán Chính phủ với Hoa Kỳ để tìm giải pháp thương mại cân bằng, hai bên cùng có lợi. Bộ cũng đang gấp rút xây dựng phương án đàm phán và gửi công hàm chính thức đến phía Hoa Kỳ.
Bên cạnh đó, Bộ trưởng đề xuất 22 nhóm nhiệm vụ, giải pháp chia theo từng đối tượng là hiệp hội, doanh nghiệp và các bộ ngành. Mục tiêu là giúp doanh nghiệp chủ động thích ứng, duy trì sản xuất và xuất khẩu trong điều kiện mới.
#Thuếcóđicólại