Thương hiệu thời trang Prada bị tố chiếm đoạt văn hóa Ấn Độ

Phan Hiền
Phan Hiền
Phản hồi: 1

Phan Hiền

Thành viên nổi tiếng
ẤN ĐỘ - Một đôi dép, tưởng chừng đơn giản lại đang khiến làng mốt quốc tế “dậy sóng”. Prada, ông lớn thời trang xa xỉ của Ý, bị cộng đồng Ấn Độ cáo buộc chiếm đoạt văn hóa khi tung mẫu sandals giống hệt dép Kolhapuri – biểu tượng thủ công hàng thế kỷ của đất nước Nam Á.

1751519267607.png

(Show Xuân Hè 2026 dành cho nam của Prada, trong đó các người mẫu catwalk với dép xỏ ngón giống Kolhapuri.)

Theo Guardian, cuối tháng 6, Harish Kurade - nghệ nhân ở miền nam bang Maharashtra - đã phát hiện ra mẫu dép của Prada giống hệt Kolhapuri truyền thống của Ấn Độ. Thiết kế được giới thiệu trong show Xuân Hè 2026 của hãng ở Tuần thời trang Milan tháng 5, có phần quai chữ T mang phong cách cổ điển. Sản phẩm được định giá khoảng 800 USD (20,9 triệu đồng) một đôi.

Vấn đề nằm ở chỗ Prada không hề nhắc đến nguồn gốc Ấn Độ, khiến giới nghệ nhân bản địa và quan chức chính phủ giận dữ. Chủ tịch Phòng Thương mại Maharashtra gọi đây là “hành động chiếm đoạt trắng trợn”, trong khi nhiều nghệ nhân bức xúc cho rằng thương hiệu xa xỉ đã “bán giá nghìn đô cho thứ chúng tôi làm bằng cả tâm huyết với giá 10 USD”

Trước làn sóng chỉ trích, Prada đã gửi thư lên giới chức Maharashtra, thừa nhận đôi dép có cảm hứng từ Kolhapuri và khẳng định “đang trong giai đoạn thiết kế”, sẵn sàng mở rộng hợp tác để tôn vinh văn hóa Ấn Độ. Tuy nhiên, phản hồi này chưa đủ xoa dịu dư luận. Từ mạng xã hội đến báo chí, từ nghệ nhân đến học giả, câu hỏi vẫn vang lên: Tại sao không nhắc đến Kolhapuri từ đầu?

1751519324684.png

(Dép Kolhapuri truyền thống của Ấn Độ. Ảnh: Pinterest.)
Đây không chỉ là chuyện thời trang. Đó là câu chuyện của danh tính văn hóa, lòng tự tôn dân tộc và sự công bằng trong thời đại toàn cầu hóa. Khi một thương hiệu lớn lấy cảm hứng từ sản phẩm truyền thống mà không ghi nhận đúng mức, người làm nghề bản địa dễ bị lãng quên, trong khi thị trường xa xỉ lại thu lợi khổng lồ.

Điều khiến vụ việc càng nóng là sự chênh lệch giá: một đôi Kolhapuri chính gốc tại Ấn Độ chỉ khoảng 300.000 đồng, trong khi dép Prada có thể được bán với giá hàng chục triệu đồng. Sự tương phản ấy khiến cộng đồng đặt câu hỏi: Liệu đây có phải là một hình thức bóc lột sáng tạo thời hiện đại?

Nếu Prada thật sự muốn tri ân văn hóa Ấn Độ, có lẽ điều cần làm không chỉ là phản hồi truyền thông, mà là chủ động hợp tác với nghệ nhân Kolhapuri, đưa họ bước lên cùng ánh đèn sân khấu – chứ không để họ đứng lặng phía sau mỗi cú “trend” toàn cầu.
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Back
Top