Tiền gửi vẫn ùn ùn, vì sao Ngân hàng Nhà nước lại vừa mới bơm tiền?

Duke
Duke
Phản hồi: 2

Duke

Thành viên nổi tiếng
Những ngày gần đây, tôi thấy có thông tin Ngân hàng Nhà nước vừa mới bơm ròng hơn 90.000 tỷ đồng trong một tuần. (link cuối bài). Trong lúc đó, số liệu thống kê cho thấy mặ dù lãi suất tiền gửi không cao nhưng lượng tiền gửi vào ngân hàng vẫn tiếp tục tăng khủng. Câu hỏi đặt ra là: Tiền gửi ngân hàng vẫn tăng đều, tại sao Ngân hàng Nhà nước (NHNN) lại phải bơm ròng tới hơn 90.000 tỷ đồng chỉ trong một tuần?.

Nghe có vẻ vô lý.
1751515492247.png
Người dân và doanh nghiệp vẫn đều đặn đổ tiền vào ngân hàng – con số gần 7,5 triệu tỷ đồng đến cuối tháng 3/2025 là mức cao kỷ lục. Vậy vì sao các ngân hàng lại thiếu tiền đến mức phải vay mượn nhau với lãi suất liên ngân hàng tăng vọt, buộc NHNN phải ra tay?

Câu trả lời nằm ở sự khác biệt giữa tiền “trên sổ sách” và thanh khoản thực tế.

Có tiền mà không tiêu được cũng là… thiếu tiền

Thật ra, hệ thống ngân hàng không thiếu tiền về tổng thể. Nhưng tiền không tự chảy đều đến đúng chỗ, đúng thời điểm. Tức là: có tiền nhưng không sẵn để dùng ngay. Nói ví dụ dễ hiểu: bạn có 10 triệu trong sổ tiết kiệm kỳ hạn 6 tháng thì ngân hàng vẫn có tiền bạn gửi đó, nhưng không thể tự tiện rút ra dùng cho việc khác.

Tình trạng này trở nên rõ rệt vào cuối tháng 6 vừa rồi. Khi đó, lãi suất vay mượn giữa các ngân hàng (thị trường liên ngân hàng) tăng chóng mặt: lãi suất qua đêm tăng từ 1,66% lên 6,45%/năm chỉ sau một tuần. Tăng mạnh như vậy là dấu hiệu rõ ràng cho thấy các ngân hàng đang khát vốn ngắn hạn.

Lý do? Cuối quý là thời điểm nhạy cảm - ngân hàng cần đảm bảo tỷ lệ dự trữ bắt buộc, giải ngân gấp cho các khoản vay lớn, đồng thời chốt sổ báo cáo bán niên. Chỉ cần vài ngân hàng thiếu hụt tạm thời là có thể khiến cả hệ thống “nóng lên”.
Trước áp lực đó, NHNN buộc phải bơm tiền qua kênh thị trường mở (OMO), một nghiệp vụ cho phép các ngân hàng vay tiền ngắn hạn có thế chấp. Chỉ trong vòng một tuần, NHNN đã bơm hơn 90.000 tỷ đồng, với mức lãi suất ưu đãi 4%. Đây là hành động cấp thời, không phải thay đổi chính sách.

Vì trước đó, NHNN vẫn đang trong xu hướng hút bớt tiền ra khỏi hệ thống (qua phát hành tín phiếu) để duy trì mặt bằng lãi suất thấp và kiềm chế lạm phát. Nhưng khi thấy thị trường khan vốn cục bộ, NHNN lập tức đảo chiều, bơm tiền để cân bằng.

Điều đáng nói ở đây là: NHNN không hành xử theo kiểu “siết hoặc nới” cứng nhắc, mà đang điều tiết rất linh hoạt, theo đúng “nhịp thở thị trường”.

Giữ ổn định là mục tiêu quan trọng nhất
Tôi cho rằng, mục tiêu lớn nhất của NHNN lúc này không đơn thuần là “bơm hay hút tiền”, mà là duy trì sự ổn định của hệ thống: tránh sốc thanh khoản, không làm gián đoạn tín dụng, và không để lãi suất huy động, cho vay trên thị trường dân cư bị đẩy lên quá cao.

Trong bối cảnh tỷ giá USD/VND cũng đang chịu áp lực, lãi suất VND tăng trên thị trường liên ngân hàng còn giúp thu hẹp chênh lệch lãi suất giữa VND và USD, từ đó giảm áp lực lên tỷ giá và giữ chân dòng vốn.

Cho nên, hiện tượng “tiền gửi tăng mà vẫn phải bơm tiền” cho thấy điều hành tiền tệ không đơn giản là nhìn vào tổng số dư tiền gửi rồi kết luận “thừa hay thiếu”. Quan trọng hơn là: tiền có đến đúng nơi, đúng lúc hay không.

Và trong trường hợp này, tôi cho rằng NHNN đã phản ứng nhanh, đúng và mềm dẻo. Không bơm tiền tràn lan, mà chỉ hỗ trợ khi thị trường thực sự cần. Đó là một cách điều hành thận trọng nhưng linh hoạt, thứ mà thị trường tài chính rất cần lúc này.

 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Back
Top