Minh Phương
Thành viên nổi tiếng
Trước việc 125.000 người hoạt động không chuyên trách cấp xã nghỉ việc từ 1/8 tới đây, đại biểu Quốc hội đề xuất tăng mức trợ cấp cho nhóm này gấp 3 so với quy định hiện hành.
Sinh kế với người nghỉ việc
Thảo luận về dự thảo Luật Cán bộ, công chức sửa đổi, đại biểu Thạch Phước Bình (Trà Vinh) cho biết, cả nước có trên 430.000 người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, thôn, tổ dân phố.
Các cán bộ không chuyên trách hiện giữ nhiều vị trí, gắn bó mật thiết với đời sống cơ sở, góp phần vào công tác dân vận, an ninh trật tự, phòng chống thiên tai, tiếp dân.
Tuy nhiên, theo đại biểu, khi thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính, tinh gọn bộ máy thì có 125.000 người đứng trước nguy cơ mất việc, chưa có sinh kế thay thế.
Trong khi đó, theo quy định hiện hành tại Nghị định 29 năm 2023 của Chính phủ, mức trợ cấp cho nhóm này dôi dư chỉ là 0,5 tháng phụ cấp đang hưởng cho mỗi tháng nghỉ trước so với thời điểm kết thúc lộ trình sắp xếp. Quy định này dẫn đến mức hỗ trợ quá thấp.
Để đảm bảo quyền lợi chính đáng, tạo điều kiện cho lực lượng cơ sở yên tâm, ổn định tư tưởng, tiếp tục đóng góp, ông Thạch Phước Bình kiến nghị Chính phủ, cơ quan soạn thảo Luật Cán bộ, công chức và các bộ, ngành có liên quan xem xét nâng mức hỗ trợ một lần lên ít nhất 2 tháng phụ cấp đang hưởng, tức gấp gần 3 lần quy định hiện hành.
Bên cạnh đó, đại biểu cũng đề nghị bổ sung chính sách hỗ trợ đào tạo lại, chuyển đổi nghề nghiệp cho người lao động không chuyên trách có nhu cầu làm việc ở khu vực ngoài nhà nước.
Đồng thời, đại biểu cũng đề xuất hỗ trợ các đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện hoặc có cơ chế bảo lưu thời gian tham gia để người lao động đóng nối tiếp khi có điều kiện.
"Chúng ta cũng có thể xem xét bố trí lại lực lượng này vào các tổ chức chính trị - xã hội, tổ dân phố, mặt trận, hợp tác xã, đơn vị sự nghiệp công lập tại địa phương nếu còn chỉ tiêu và nhu cầu thực tế", đại biểu kiến nghị.
Đề xuất tăng mức hỗ trợ
Cũng cho ý kiến liên quan đến nội dung này, đại biểu Tô Ái Vang (Sóc Trăng) đề cập, mặc dù người hoạt động không chuyên trách không nằm trong phạm vi đối tượng điều chỉnh trong dự thảo luật này. Tuy nhiên trong các lần tiếp xúc cử tri, đại biểu và đoàn đại biểu Quốc hội đã ghi nhận nhiều kiến nghị của người hoạt động không chuyên trách.
Vì vậy, đoàn đại biểu Quốc hội đã tổng hợp, kiến nghị đến Bộ Nội vụ. Bộ này đã có dự thảo đề xuất chính sách đối với người hoạt động không chuyên trách cấp xã.
Bà Vang đề cập việc Bộ Nội vụ đã có văn bản đề nghị địa phương đề xuất chính sách cho đối tượng này. Để chính sách được thực thi, cán bộ cả nước đang chờ nội dung hướng dẫn chính thức.
Từ đó, đại biểu đề xuất, người hoạt động không chuyên trách có thời gian công tác dưới 5 năm được hưởng trợ cấp một lần bằng số tháng công tác nhân với mức phụ cấp hiện hưởng; được hưởng trợ cấp tìm việc làm bằng 5 tháng phụ cấp hiện hưởng.
Với người hoạt động không chuyên trách, có thời gian công tác từ đủ 5 năm trở lên thì được hưởng trợ cấp một lần bằng 60 tháng phụ cấp hiện hưởng; được hưởng trợ cấp thâm niên. Từ năm thứ 6 trở đi, mỗi năm công tác được hưởng phụ cấp 1 tháng; hưởng trợ cấp tìm việc làm bằng 5 tháng phụ cấp hiện hưởng.
Mặt khác, bà Vang cũng đề nghị Trung ương bảo đảm nguồn kinh phí thực hiện chính sách đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã theo Kết luận 137 của Bộ Chính trị.
Sinh kế với người nghỉ việc
Thảo luận về dự thảo Luật Cán bộ, công chức sửa đổi, đại biểu Thạch Phước Bình (Trà Vinh) cho biết, cả nước có trên 430.000 người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, thôn, tổ dân phố.
Các cán bộ không chuyên trách hiện giữ nhiều vị trí, gắn bó mật thiết với đời sống cơ sở, góp phần vào công tác dân vận, an ninh trật tự, phòng chống thiên tai, tiếp dân.
Tuy nhiên, theo đại biểu, khi thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính, tinh gọn bộ máy thì có 125.000 người đứng trước nguy cơ mất việc, chưa có sinh kế thay thế.
Trong khi đó, theo quy định hiện hành tại Nghị định 29 năm 2023 của Chính phủ, mức trợ cấp cho nhóm này dôi dư chỉ là 0,5 tháng phụ cấp đang hưởng cho mỗi tháng nghỉ trước so với thời điểm kết thúc lộ trình sắp xếp. Quy định này dẫn đến mức hỗ trợ quá thấp.

Đại biểu Thạch Phước Bình (Ảnh: QH).
Để đảm bảo quyền lợi chính đáng, tạo điều kiện cho lực lượng cơ sở yên tâm, ổn định tư tưởng, tiếp tục đóng góp, ông Thạch Phước Bình kiến nghị Chính phủ, cơ quan soạn thảo Luật Cán bộ, công chức và các bộ, ngành có liên quan xem xét nâng mức hỗ trợ một lần lên ít nhất 2 tháng phụ cấp đang hưởng, tức gấp gần 3 lần quy định hiện hành.
Bên cạnh đó, đại biểu cũng đề nghị bổ sung chính sách hỗ trợ đào tạo lại, chuyển đổi nghề nghiệp cho người lao động không chuyên trách có nhu cầu làm việc ở khu vực ngoài nhà nước.
Đồng thời, đại biểu cũng đề xuất hỗ trợ các đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện hoặc có cơ chế bảo lưu thời gian tham gia để người lao động đóng nối tiếp khi có điều kiện.
"Chúng ta cũng có thể xem xét bố trí lại lực lượng này vào các tổ chức chính trị - xã hội, tổ dân phố, mặt trận, hợp tác xã, đơn vị sự nghiệp công lập tại địa phương nếu còn chỉ tiêu và nhu cầu thực tế", đại biểu kiến nghị.
Đề xuất tăng mức hỗ trợ
Cũng cho ý kiến liên quan đến nội dung này, đại biểu Tô Ái Vang (Sóc Trăng) đề cập, mặc dù người hoạt động không chuyên trách không nằm trong phạm vi đối tượng điều chỉnh trong dự thảo luật này. Tuy nhiên trong các lần tiếp xúc cử tri, đại biểu và đoàn đại biểu Quốc hội đã ghi nhận nhiều kiến nghị của người hoạt động không chuyên trách.
Vì vậy, đoàn đại biểu Quốc hội đã tổng hợp, kiến nghị đến Bộ Nội vụ. Bộ này đã có dự thảo đề xuất chính sách đối với người hoạt động không chuyên trách cấp xã.
Bà Vang đề cập việc Bộ Nội vụ đã có văn bản đề nghị địa phương đề xuất chính sách cho đối tượng này. Để chính sách được thực thi, cán bộ cả nước đang chờ nội dung hướng dẫn chính thức.
Từ đó, đại biểu đề xuất, người hoạt động không chuyên trách có thời gian công tác dưới 5 năm được hưởng trợ cấp một lần bằng số tháng công tác nhân với mức phụ cấp hiện hưởng; được hưởng trợ cấp tìm việc làm bằng 5 tháng phụ cấp hiện hưởng.
Với người hoạt động không chuyên trách, có thời gian công tác từ đủ 5 năm trở lên thì được hưởng trợ cấp một lần bằng 60 tháng phụ cấp hiện hưởng; được hưởng trợ cấp thâm niên. Từ năm thứ 6 trở đi, mỗi năm công tác được hưởng phụ cấp 1 tháng; hưởng trợ cấp tìm việc làm bằng 5 tháng phụ cấp hiện hưởng.
Mặt khác, bà Vang cũng đề nghị Trung ương bảo đảm nguồn kinh phí thực hiện chính sách đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã theo Kết luận 137 của Bộ Chính trị.
Nguồn: dantri