Nguyen Duc Thanh Nguyen
Thành viên nổi tiếng
Từ một cô bé say mê những cuộc thi Tin học không chuyên, Nguyễn Khánh Linh (SN 1991) đã vươn mình trở thành trưởng nhóm AI tại một tập đoàn công nghệ quốc tế. Gần đây, chị ghi dấu ấn khi trở thành người phụ nữ Việt đầu tiên được Google lựa chọn vào mạng lưới Google Developer Expert (GDE) – một cộng đồng tinh hoa quy tụ các chuyên gia công nghệ hàng đầu thế giới.
Trong cuộc trò chuyện cùng phóng viên Tiền Phong, Khánh Linh chia sẻ về hành trình theo đuổi đam mê công nghệ và khát vọng xây dựng cộng đồng phụ nữ công nghệ tại Việt Nam.
Luôn bứt phá khi bị dồn vào thế khó
Chị Linh, cảm xúc của chị ra sao khi trở thành nữ chuyên gia công nghệ được Google công nhận?
“Tôi rất vui, đó như một nguồn động lực lớn để tiếp tục cố gắng. Thực ra, tôi không quá bất ngờ vì bản thân luôn tin vào tương lai của công nghệ, cũng như tin rằng chỉ cần học hỏi và nỗ lực mỗi ngày, mình sẽ tiến bộ,” Linh bày tỏ.
Đâu là khoảnh khắc chị nhận ra mình muốn theo đuổi nghề kỹ sư công nghệ?
“Từ nhỏ tôi đã mê phim khoa học viễn tưởng, mê máy tính chỉ đơn giản vì nó thú vị. Nhưng khi bắt đầu lập trình năm lớp 8, tôi nhận ra công nghệ không chỉ để chơi mà có thể giải quyết những bài toán hấp dẫn, khơi gợi trí tò mò không giới hạn.”
Hơn 14 năm gắn bó với công nghệ, Khánh Linh từng thử sức từ lập trình phần mềm đến học máy, AI. “Mỗi lần gặp bài toán khó, tôi cảm giác như mình đang chơi giải đố. Càng áp lực, đầu tôi lại ‘nhảy số’ nhanh hơn,” chị cười chia sẻ.
Giỏi kỹ thuật thôi chưa đủ, cần cả chút “nổi loạn”
Theo chị, điều gì tạo nên một kỹ sư AI giỏi?
“Chắc chắn phải có nền tảng kỹ thuật tốt, kiến thức vững. Nhưng đôi khi, một chút nổi loạn và ham chơi lại mang đến sức sáng tạo bất ngờ,” Linh thẳng thắn.
Ngày còn đi học, chị không phải học sinh giỏi toàn diện, thậm chí chỉ đạt danh hiệu tiên tiến suốt ba năm cấp 3 vì mải mê… thi Tin học không chuyên. “Bố mẹ từng lo tôi không đủ điểm tốt nghiệp,” chị kể.
Thời ấy, tự học làm website, bán sản phẩm tự tay lập trình, niềm vui của Linh không đến từ điểm số mà từ khoảnh khắc chương trình chạy thành công, không báo lỗi.
Khi AI thách thức chính con người
Đã bao giờ AI khiến chị phải nhìn lại những giả định của mình?
“Trước đây, tôi nghĩ máy chỉ biết học thứ con người dạy. Nhưng khi làm việc với các mô hình AI hiện đại – những hệ thống tự học, tự chọn phương pháp – tôi buộc phải thay đổi quan điểm. Giờ đây, ranh giới giữa khả năng học của máy và vai trò dẫn dắt của con người ngày càng mờ nhạt. Điều đó đòi hỏi giới nghiên cứu AI luôn phải cập nhật kiến thức, điều chỉnh cả về mặt kỹ thuật lẫn đạo đức.”
Giữ lửa đam mê giữa nhịp sống tất bật
Với lịch làm việc dày đặc, chị nuôi dưỡng tâm hồn và mối quan hệ thế nào?
Nữ kỹ sư công nghệ Việt Nam có nhiều đóng góp cho lĩnh vực công nghệ về mặt học thuật.
“Gia đình tôi có truyền thống nghệ thuật, nên tôi được dạy cách nuôi dưỡng tâm hồn từ nhỏ. Tôi cố gắng duy trì những sở thích ngoài công nghệ để cân bằng, như đọc sách nghệ thuật, nghe nhạc, gặp gỡ bạn bè. Khi đọc sách – cả sách nghiên cứu lẫn văn học, nghệ thuật – tôi học được cách nhìn thế giới đa chiều, khơi gợi trí tưởng tượng và làm phong phú thêm góc nhìn của mình.”
Trong cuộc trò chuyện cùng phóng viên Tiền Phong, Khánh Linh chia sẻ về hành trình theo đuổi đam mê công nghệ và khát vọng xây dựng cộng đồng phụ nữ công nghệ tại Việt Nam.
Luôn bứt phá khi bị dồn vào thế khó
Chị Linh, cảm xúc của chị ra sao khi trở thành nữ chuyên gia công nghệ được Google công nhận?
“Tôi rất vui, đó như một nguồn động lực lớn để tiếp tục cố gắng. Thực ra, tôi không quá bất ngờ vì bản thân luôn tin vào tương lai của công nghệ, cũng như tin rằng chỉ cần học hỏi và nỗ lực mỗi ngày, mình sẽ tiến bộ,” Linh bày tỏ.
Đâu là khoảnh khắc chị nhận ra mình muốn theo đuổi nghề kỹ sư công nghệ?
“Từ nhỏ tôi đã mê phim khoa học viễn tưởng, mê máy tính chỉ đơn giản vì nó thú vị. Nhưng khi bắt đầu lập trình năm lớp 8, tôi nhận ra công nghệ không chỉ để chơi mà có thể giải quyết những bài toán hấp dẫn, khơi gợi trí tò mò không giới hạn.”
Hơn 14 năm gắn bó với công nghệ, Khánh Linh từng thử sức từ lập trình phần mềm đến học máy, AI. “Mỗi lần gặp bài toán khó, tôi cảm giác như mình đang chơi giải đố. Càng áp lực, đầu tôi lại ‘nhảy số’ nhanh hơn,” chị cười chia sẻ.
Giỏi kỹ thuật thôi chưa đủ, cần cả chút “nổi loạn”
Theo chị, điều gì tạo nên một kỹ sư AI giỏi?
“Chắc chắn phải có nền tảng kỹ thuật tốt, kiến thức vững. Nhưng đôi khi, một chút nổi loạn và ham chơi lại mang đến sức sáng tạo bất ngờ,” Linh thẳng thắn.
Ngày còn đi học, chị không phải học sinh giỏi toàn diện, thậm chí chỉ đạt danh hiệu tiên tiến suốt ba năm cấp 3 vì mải mê… thi Tin học không chuyên. “Bố mẹ từng lo tôi không đủ điểm tốt nghiệp,” chị kể.
Thời ấy, tự học làm website, bán sản phẩm tự tay lập trình, niềm vui của Linh không đến từ điểm số mà từ khoảnh khắc chương trình chạy thành công, không báo lỗi.
Khi AI thách thức chính con người
Đã bao giờ AI khiến chị phải nhìn lại những giả định của mình?
“Trước đây, tôi nghĩ máy chỉ biết học thứ con người dạy. Nhưng khi làm việc với các mô hình AI hiện đại – những hệ thống tự học, tự chọn phương pháp – tôi buộc phải thay đổi quan điểm. Giờ đây, ranh giới giữa khả năng học của máy và vai trò dẫn dắt của con người ngày càng mờ nhạt. Điều đó đòi hỏi giới nghiên cứu AI luôn phải cập nhật kiến thức, điều chỉnh cả về mặt kỹ thuật lẫn đạo đức.”
Giữ lửa đam mê giữa nhịp sống tất bật
Với lịch làm việc dày đặc, chị nuôi dưỡng tâm hồn và mối quan hệ thế nào?

Việc đào tạo AI một cách cẩn trọng, tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ của người khác, và luôn có “con người trong vòng lặp” (human in the loop) để kiểm soát những tình huống nhạy cảm chính là cách để chúng ta giữ vững ranh giới đó.Với tôi, ranh giới giữa sáng tạo và trách nhiệm nằm ở chỗ chúng ta tận dụng AI để phát huy khả năng tự động hóa và khai mở ý tưởng, nhưng vẫn cần nghiêm túc xem xét đạo đức và tính minh bạch trong quá trình phát triển.
Nếu được quyền đầu tư vào một hướng nghiên cứu AI phục vụ cộng đồng, chị sẽ chọn điều gì? Vì sao điều đó quan trọng với chị?
Tôi chắc chắn sẽ đầu tư vào hướng nghiên cứu AI Alignment (Căn chỉnh AI) và phát triển AI có trách nhiệm, bởi việc cải thiện cả Outer Alignment - Căn chỉnh ngoài (đảm bảo mục tiêu AI thực sự phù hợp với giá trị con người) lẫn Inner Alignment - Căn chỉnh bên trong (đảm bảo AI không lách luật hay tối ưu hóa mục tiêu sai cách) là nền tảng để AI phục vụ lợi ích chung một cách an toàn.
Chị có bao giờ nghĩ đến việc xây dựng một cộng đồng hoặc chương trình dành riêng cho phụ nữ yêu công nghệ ở Việt Nam không?
Nếu có thể tự tay xây dựng một cộng đồng mới tại Việt Nam, tôi muốn nó không chỉ dừng lại ở việc chia sẻ kiến thức hay kỹ năng lập trình. Thay vào đó, tôi muốn tập trung nhiều hơn vào khía cạnh phát triển con người một cách toàn diện, bao gồm cả kỹ năng mềm, sức khỏe tinh thần và hỗ trợ cá nhân hóa cho từng hội viên.
Và tôi tin rằng, khi chúng ta trao cơ hội, kiến thức và cả sự hỗ trợ tinh thần, phụ nữ Việt Nam có thể tự tin tỏa sáng, đóng góp tích cực vào sự phát triển chung của ngành công nghệ. Nguồn: Tiền Phong
“Gia đình tôi có truyền thống nghệ thuật, nên tôi được dạy cách nuôi dưỡng tâm hồn từ nhỏ. Tôi cố gắng duy trì những sở thích ngoài công nghệ để cân bằng, như đọc sách nghệ thuật, nghe nhạc, gặp gỡ bạn bè. Khi đọc sách – cả sách nghiên cứu lẫn văn học, nghệ thuật – tôi học được cách nhìn thế giới đa chiều, khơi gợi trí tưởng tượng và làm phong phú thêm góc nhìn của mình.”