Vì sao ông Putin không tham gia hòa đàm trực tiếp Nga - Ukraine?

M
AI Translator
Phản hồi: 3

AI Translator

Thành viên nổi tiếng
Tuy chủ động đề xuất hòa đàm trực tiếp với Ukraine, nhưng Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ không có mặt trong cuộc đàm phán tiềm năng giữa hai nước vào hôm nay 15/5.

1747289792352.png

Tổng thống Nga Vladimir Putin (Ảnh: Reuters).

Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký một sắc lệnh hành pháp đề cử các quan chức cấp cao của Nga tham gia đàm phán hòa bình với Ukraine tại Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ ngày 15/5.

Theo sắc lệnh, dẫn đầu phái đoàn đàm phán là Cố vấn của tổng thống, ông Vladimir Medinsky. Phái đoàn còn có Thứ trưởng Ngoại giao Mikhail Galuzin, Thứ trưởng Quốc phòng Aleksandr Fomin và người đứng đầu Cơ quan Tình báo quân sự Nga Igor Kostyukov.

Ngoài các nhà đàm phán, một nhóm chuyên gia của Nga đến từ Bộ Ngoại giao, Bộ Quốc phòng, Văn phòng Tổng thống cũng sẽ tham gia. Nhóm này bao gồm một số quan chức quân sự và dân sự cấp cao, cũng như các nhà ngoại giao.

Danh sách này nằm ngoài dự đoán của giới quan sát và cũng không đáp ứng kỳ vọng của Ukraine về cuộc đối thoại cấp nguyên thủ.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky trước đó đề xuất đàm phán trực tiếp với Tổng thống Putin. Ông nhấn mạnh, ông sẽ tham dự các cuộc đàm phán ở Istanbul, nhưng chỉ khi ông Putin cũng tham dự.

Với danh sách phái đoàn đàm phán mà Điện Kremlin công bố, một cuộc đàm phán giữa hai nhà lãnh đạo Nga, Ukraine ở thời điểm này sẽ không xảy ra.

Giới phân tích đã đưa ra một số lý do khiến ông Putin quyết định không tham gia đàm phán trực tiếp Nga - Ukraine hiện tại.

Một số quan chức giấu tên của Nga nói với báo Moscow Times rằng ông Putin không có kế hoạch gặp ông Zelensky ở giai đoạn đàm phán hiện tại vì chủ nhân Điện Kremlin không coi nhà lãnh đạo Ukraine ngang hàng và sẽ chỉ đồng ý gặp ông trong trường hợp ông Zelensky "đầu hàng công khai".

Nga nhiều lần cho rằng một trong những trở ngại chính của hòa đàm Nga - Ukraine là ông Zelensky đã ban hành sắc lệnh cấm đàm phán với chính quyền của ông Putin. Ngoài ra, Moscow cũng không công nhận tính chính danh của ông Zelensky sau khi nhiệm kỳ của ông kết thúc vào tháng 5/2024.

Theo các nhà phân tích, một lý do khác có thể khiến ông Putin quyết định không tham gia hội đàm trực tiếp tại Istanbul là bằng cách cử các quan chức cấp thấp hơn, Nga có thể đánh giá phản ứng quốc tế và xem xét các đề xuất gây tranh cãi mà không cần cam kết ngay lập tức của Tổng thống.

Trong khi đó, Viện Nghiên cứu Chiến tranh (ISW) có trụ sở tại Washington, Mỹ nhận định, Nga đang "cố gắng kéo dài các cuộc đàm phán để giành thêm nhượng bộ từ Ukraine, Mỹ và các nước châu Âu.

Moscow đã đưa ra một loạt yêu cầu nhằm chấm dứt xung đột trong đó có việc Ukraine phải công nhận các vùng lãnh thổ bị Nga kiểm soát thuộc chủ quyền của Nga, cam kết không gia nhập NATO, phương Tây phải ngừng cung cấp vũ khí cho Kiev và dỡ bỏ trừng phạt Nga.

Tuy nhiên, Ukraine và phương Tây không chấp nhận việc Kiev phải nhượng bộ quá nhiều.

Theo Moscow Times/Dân Trí
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Back
Top