Trần Dương
Thành viên nổi tiếng
Ấn Độ đã triển khai vũ khí của Nga và Israel, cũng như vũ khí do chính nước này phát triển để diệt tên lửa và UAV do Pakistan phóng vào các căn cứ Không quân và Lục quân Ấn Độ, tờ Hindustan Times đưa tin.
"Lực lượng Ấn Độ đã sử dụng hệ thống phòng không S-400 "Triumf" của Nga, tên lửa phòng không Akash nội địa, nhiều hệ thống chống máy bay không người lái và những biện pháp đối phó khác để phản kích lại mối đe dọa tiềm ẩn, các phương tiện vũ khó đó sẽ hoạt động nhanh chóng sau khi phát hiện và theo dõi bằng mạng lưới radar tích hợp cùng hệ thống chỉ huy và kiểm soát", ấn phẩm thông báo, dẫn nguồn từ các quan chức Ấn Độ giấu tên.
Nguồn tin của ấn phẩm này cũng lưu ý rằng để phá hủy hệ thống phòng không Pakistan, phía Ấn Độ đã sử dụng các loại đạn lảng vảng, kể cả UAV Harop mua của Israel.
S-400 Triumf, định danh NATO: SA-21 Growler, là hệ thống phòng thủ tên lửa đất đối không di động do tập đoàn Almaz-Antey của Nga phát triển. Được thiết kế với mục đích phòng chống nhiều mối đe dọa từ trên không, S-400 Triumf có thể tấn công mục tiêu ở phạm vi lên tới 400km và ở độ cao 30km. Các thành phần chính của hệ thống bao gồm một radar cảnh báo sớm đa nhiệm, một trung tâm chỉ huy và điều khiển, và các bệ phóng di động được trang bị nhiều loại tên lửa.
Phiên bản của Ấn Độ hiện sử dụng hỗn hợp các tên lửa đánh chặn như tên lửa tầm xa 40N6E, có khả năng tấn công mục tiêu ở khoảng cách lên đến 400km, tên lửa tầm trung 48N6E3, tối ưu hóa cho phạm vi tối đa 250km; và tên lửa 9M96E2 tầm ngắn hơn nhưng đem lại độ chính xác cao, chống lại các mục tiêu cơ động nhanh như máy bay không người lái và tên lửa hành trình. Radar mảng pha của hệ thống có thể theo dõi đồng thời tới 300 mục tiêu, khiến nó trở thành một công cụ đáng gờm trong các tình huống phức tạp, nhiều mối đe dọa.
Đêm rạng sáng ngày 7/5, Bộ Quốc phòng Ấn Độ đã phát động chiến dịch "Sindoor", giáng đòn tấn công vào 9 mục tiêu ở Pakistan và vùng Kashmir hiện do Pakistan kiểm soát, nơi có căn cứ của bọn khủng bố. Bộ Quốc phòng Ấn Độ lưu ý rằng trong khuôn khổ chiến dịch không tấn công một chủ thể quân sự nào của Pakistan. Về phần mình, chính quyền Pakistan tuyên bố rằng Ấn Độ đã tấn công 5 điểm dân cư ở Pakistan, khiến ít nhất 31 người thiệt mạng và 57 người bị thương. Bộ Ngoại giao Pakistan tuyên bố Islamabad có quyền đáp trả thích đáng.
Như thông báo từ Bộ Tư lệnh Phòng thủ chung của Ấn Độ, các căn cứ quân sự của Ấn Độ tại Jammu, Pathankot và Udhampur đã bị lực lượng Pakistan tấn công bằng tên lửa và máy bay không người lái vào tối thứ Năm, nhưng không có thương vong. Sáng thứ Sáu, quân đội Ấn Độ tuyên bố thành công đẩy lùi các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái và các loại vũ khí khác của Pakistan ở khu vực biên giới.
Căng thẳng giữa Ấn Độ và Pakistan đã bùng phát leo thang sau cuộc tấn công của bọn khủng bố ở gần thị trấn Pahalgam thuộc vùng Jammu và Kashmir của Ấn Độ vào ngày 22 tháng 4. Cuộc tấn công đã giết chết 25 người Ấn Độ và 1 công dân Nepal. Ấn Độ tuyên bố có đầy đủ bằng chứng về phần tham gia của Cơ quan Tình báo liên ngành Pakistan. Còn Thủ tướng Pakistan Shehbaz Sharif bác bỏ cáo buộc của Ấn Độ về chuyện Islamabad liên quan đến vụ tấn công khủng bố ở Kashmir. #căngthẳngấnđộpakistan

"Lực lượng Ấn Độ đã sử dụng hệ thống phòng không S-400 "Triumf" của Nga, tên lửa phòng không Akash nội địa, nhiều hệ thống chống máy bay không người lái và những biện pháp đối phó khác để phản kích lại mối đe dọa tiềm ẩn, các phương tiện vũ khó đó sẽ hoạt động nhanh chóng sau khi phát hiện và theo dõi bằng mạng lưới radar tích hợp cùng hệ thống chỉ huy và kiểm soát", ấn phẩm thông báo, dẫn nguồn từ các quan chức Ấn Độ giấu tên.
Nguồn tin của ấn phẩm này cũng lưu ý rằng để phá hủy hệ thống phòng không Pakistan, phía Ấn Độ đã sử dụng các loại đạn lảng vảng, kể cả UAV Harop mua của Israel.
S-400 Triumf, định danh NATO: SA-21 Growler, là hệ thống phòng thủ tên lửa đất đối không di động do tập đoàn Almaz-Antey của Nga phát triển. Được thiết kế với mục đích phòng chống nhiều mối đe dọa từ trên không, S-400 Triumf có thể tấn công mục tiêu ở phạm vi lên tới 400km và ở độ cao 30km. Các thành phần chính của hệ thống bao gồm một radar cảnh báo sớm đa nhiệm, một trung tâm chỉ huy và điều khiển, và các bệ phóng di động được trang bị nhiều loại tên lửa.
Phiên bản của Ấn Độ hiện sử dụng hỗn hợp các tên lửa đánh chặn như tên lửa tầm xa 40N6E, có khả năng tấn công mục tiêu ở khoảng cách lên đến 400km, tên lửa tầm trung 48N6E3, tối ưu hóa cho phạm vi tối đa 250km; và tên lửa 9M96E2 tầm ngắn hơn nhưng đem lại độ chính xác cao, chống lại các mục tiêu cơ động nhanh như máy bay không người lái và tên lửa hành trình. Radar mảng pha của hệ thống có thể theo dõi đồng thời tới 300 mục tiêu, khiến nó trở thành một công cụ đáng gờm trong các tình huống phức tạp, nhiều mối đe dọa.
Đêm rạng sáng ngày 7/5, Bộ Quốc phòng Ấn Độ đã phát động chiến dịch "Sindoor", giáng đòn tấn công vào 9 mục tiêu ở Pakistan và vùng Kashmir hiện do Pakistan kiểm soát, nơi có căn cứ của bọn khủng bố. Bộ Quốc phòng Ấn Độ lưu ý rằng trong khuôn khổ chiến dịch không tấn công một chủ thể quân sự nào của Pakistan. Về phần mình, chính quyền Pakistan tuyên bố rằng Ấn Độ đã tấn công 5 điểm dân cư ở Pakistan, khiến ít nhất 31 người thiệt mạng và 57 người bị thương. Bộ Ngoại giao Pakistan tuyên bố Islamabad có quyền đáp trả thích đáng.
Như thông báo từ Bộ Tư lệnh Phòng thủ chung của Ấn Độ, các căn cứ quân sự của Ấn Độ tại Jammu, Pathankot và Udhampur đã bị lực lượng Pakistan tấn công bằng tên lửa và máy bay không người lái vào tối thứ Năm, nhưng không có thương vong. Sáng thứ Sáu, quân đội Ấn Độ tuyên bố thành công đẩy lùi các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái và các loại vũ khí khác của Pakistan ở khu vực biên giới.
Căng thẳng giữa Ấn Độ và Pakistan đã bùng phát leo thang sau cuộc tấn công của bọn khủng bố ở gần thị trấn Pahalgam thuộc vùng Jammu và Kashmir của Ấn Độ vào ngày 22 tháng 4. Cuộc tấn công đã giết chết 25 người Ấn Độ và 1 công dân Nepal. Ấn Độ tuyên bố có đầy đủ bằng chứng về phần tham gia của Cơ quan Tình báo liên ngành Pakistan. Còn Thủ tướng Pakistan Shehbaz Sharif bác bỏ cáo buộc của Ấn Độ về chuyện Islamabad liên quan đến vụ tấn công khủng bố ở Kashmir. #căngthẳngấnđộpakistan