Nhiều phần mềm hiện chỉ cung cấp dưới dạng ứng dụng cho smartphone, cho thấy xu hướng mobile-first (ưu tiên di động) sang mobile-only (chỉ di động) dần trở nên rõ nét.
Mobile-only (chỉ di động) - là một trong năm xu hướng giao tiếp giữa thương hiệu và người tiêu dùng được hãng Rakuten Viber chia sẻ trong báo cáo vừa công bố. Theo bà Cristina Constandache, Giám đốc doanh thu của Viber, người tiêu dùng ngày nay "không chỉ kỳ vọng nhiều hơn mà còn yêu cầu trải nghiệm tốt nhất từ các thương hiệu trên ứng dụng di động".
Dẫn thống kê thị trường Việt Nam với hơn 100 triệu thuê bao dùng smartphone, đại diện Rakuten Viber đánh giá đây là một trong những yếu tố then chốt trong việc thay đổi xu hướng trải nghiệm người dùng. Một số thương hiệu tiên phong như Nike phát triển ứng dụng Nike Fit chỉ có trên di động, cho phép người dùng có sử dụng công nghệ thực tế ảo đo chân và gợi ý kích thước giày phù hợp thông qua camera điện thoại, tăng trải nghiệm mua sắm trực tuyến. Starbucks sử dụng chiến lược Digital Flywheel, cung cấp chính sách ưu đãi, thanh toán và đặt hàng, giúp người dùng có thể tiếp cận và sử dụng dịch vụ thông qua app.
Báo cáo của Rakuten Viber cũng dẫn một số thương hiệu trên thế giới như Asos về thời trang, Domino trong lĩnh vực dịch vụ ăn uống, cung cấp cho người dùng trải nghiệm chỉ có trên di động mà không có trên các nền tảng khác.
"Sự chuyển mình mạnh mẽ từ mô hình mobile-first sang mô hình mobile-only đang định hình nhu cầu của người dùng, đặc biệt thế hệ trẻ, cho trải nghiệm di động hoàn chỉnh với mọi tương tác, mua sắm, hỗ trợ khách hàng", bà Constandache đánh giá.
(Giao diện của một ứng dụng chat trên di động. Ảnh: Lưu Quý)
Công ty Mỹ Moloco hồi tháng 4 cũng đánh giá nền kinh tế ứng dụng di động đang phát triển mạnh, với 900 tỷ USD doanh thu được tạo ra trong năm 2024. Trung bình một người dùng di động sử dụng 26 app trong một tháng và 3,5 giờ mỗi ngày. Trong đó, Việt Nam là thị trường màu mỡ khi người Việt thực hiện ba tỷ lượt tải ứng dụng năm ngoái, đứng thứ 11 thế giới.
Từ xu hướng "chỉ cần di động", Rakuten Viber cũng dự báo các xu hướng khác như AI sẽ đóng vai trò then chốt trong việc cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng ở mọi khâu; giọng nói và video trở thành tương lai của mua sắm di động, các nền tảng tất cả trong một (all-in-one) là trung tâm kết nối thương hiệu và người tiêu dùng.
Các nhà phân tích cũng nhấn mạnh yếu tố quyền riêng tư và bảo mật sẽ được ưu tiên hàng đầu trong xu hướng mới, sau hàng loạt vụ rò rỉ thông tin qua ứng dụng khiến người dùng ngày càng trở nên thận trọng.
Tại Việt Nam, Rakuten Viber cho biết nhiều công nghệ bảo mật tiên tiến đã được các đơn vị triển khai để giải quyết vấn đề. Ví dụ, Data Masking che giấu thông tin nhạy cảm được áp dụng trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng; Zero-knowledge proofs (ZKP), công nghệ cho phép xác minh thông tin không cần tiết lộ dữ liệu gốc, cũng được nhiều doanh nghiệp quan tâm để người dùng chứng minh mình đủ độ tuổi mà không cần xuất trình giấy tờ. Với việc ứng dụng AI, các chuyên gia cũng lưu ý chỉ nên thu thập dữ liệu thực sự cần thiết và luôn minh bạch với khách hàng.
"Cần kết hợp khả năng sáng tạo với ý thức bảo mật để mang đến trải nghiệm người dùng đáng tin cậy. Đây không chỉ là mục tiêu mong muốn, mà còn là yêu cầu thiết yếu trong kỷ nguyên số", bà Constandache nhấn mạnh.
Mobile-only (chỉ di động) - là một trong năm xu hướng giao tiếp giữa thương hiệu và người tiêu dùng được hãng Rakuten Viber chia sẻ trong báo cáo vừa công bố. Theo bà Cristina Constandache, Giám đốc doanh thu của Viber, người tiêu dùng ngày nay "không chỉ kỳ vọng nhiều hơn mà còn yêu cầu trải nghiệm tốt nhất từ các thương hiệu trên ứng dụng di động".
Dẫn thống kê thị trường Việt Nam với hơn 100 triệu thuê bao dùng smartphone, đại diện Rakuten Viber đánh giá đây là một trong những yếu tố then chốt trong việc thay đổi xu hướng trải nghiệm người dùng. Một số thương hiệu tiên phong như Nike phát triển ứng dụng Nike Fit chỉ có trên di động, cho phép người dùng có sử dụng công nghệ thực tế ảo đo chân và gợi ý kích thước giày phù hợp thông qua camera điện thoại, tăng trải nghiệm mua sắm trực tuyến. Starbucks sử dụng chiến lược Digital Flywheel, cung cấp chính sách ưu đãi, thanh toán và đặt hàng, giúp người dùng có thể tiếp cận và sử dụng dịch vụ thông qua app.
Báo cáo của Rakuten Viber cũng dẫn một số thương hiệu trên thế giới như Asos về thời trang, Domino trong lĩnh vực dịch vụ ăn uống, cung cấp cho người dùng trải nghiệm chỉ có trên di động mà không có trên các nền tảng khác.
"Sự chuyển mình mạnh mẽ từ mô hình mobile-first sang mô hình mobile-only đang định hình nhu cầu của người dùng, đặc biệt thế hệ trẻ, cho trải nghiệm di động hoàn chỉnh với mọi tương tác, mua sắm, hỗ trợ khách hàng", bà Constandache đánh giá.

(Giao diện của một ứng dụng chat trên di động. Ảnh: Lưu Quý)
Công ty Mỹ Moloco hồi tháng 4 cũng đánh giá nền kinh tế ứng dụng di động đang phát triển mạnh, với 900 tỷ USD doanh thu được tạo ra trong năm 2024. Trung bình một người dùng di động sử dụng 26 app trong một tháng và 3,5 giờ mỗi ngày. Trong đó, Việt Nam là thị trường màu mỡ khi người Việt thực hiện ba tỷ lượt tải ứng dụng năm ngoái, đứng thứ 11 thế giới.
Từ xu hướng "chỉ cần di động", Rakuten Viber cũng dự báo các xu hướng khác như AI sẽ đóng vai trò then chốt trong việc cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng ở mọi khâu; giọng nói và video trở thành tương lai của mua sắm di động, các nền tảng tất cả trong một (all-in-one) là trung tâm kết nối thương hiệu và người tiêu dùng.
Các nhà phân tích cũng nhấn mạnh yếu tố quyền riêng tư và bảo mật sẽ được ưu tiên hàng đầu trong xu hướng mới, sau hàng loạt vụ rò rỉ thông tin qua ứng dụng khiến người dùng ngày càng trở nên thận trọng.
Tại Việt Nam, Rakuten Viber cho biết nhiều công nghệ bảo mật tiên tiến đã được các đơn vị triển khai để giải quyết vấn đề. Ví dụ, Data Masking che giấu thông tin nhạy cảm được áp dụng trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng; Zero-knowledge proofs (ZKP), công nghệ cho phép xác minh thông tin không cần tiết lộ dữ liệu gốc, cũng được nhiều doanh nghiệp quan tâm để người dùng chứng minh mình đủ độ tuổi mà không cần xuất trình giấy tờ. Với việc ứng dụng AI, các chuyên gia cũng lưu ý chỉ nên thu thập dữ liệu thực sự cần thiết và luôn minh bạch với khách hàng.
"Cần kết hợp khả năng sáng tạo với ý thức bảo mật để mang đến trải nghiệm người dùng đáng tin cậy. Đây không chỉ là mục tiêu mong muốn, mà còn là yêu cầu thiết yếu trong kỷ nguyên số", bà Constandache nhấn mạnh.
Trích nguồn tin: vnexpress.net