Bộ Quốc phòng đề xuất tăng hạn tuổi cao nhất của sĩ quan phục vụ tại ngũ

T
Kim Phát Tài
Phản hồi: 0

Kim Phát Tài

Thành viên tích cực
Theo dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan Quân đội Nhân Nhân dân Việt Nam, Bộ Quốc phòng đề xuất tăng hạn tuổi cao nhất của sĩ quan phục vụ tại ngũ.

1730081683008.png


Cụ thể, theo dự thảo Luật, sửa đổi, bổ sung Điều 13 Luật Sĩ quan Quân đội nhân Nhân dân Việt Nam số 16/1999/QH10, đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 3 Điều 1 Luật số 19/2008/QH12 và khoản 2 Điều 1 Luật số 72/2014/QH13 như sau:

Điều 13. Tuổi phục vụ tại ngũ của sĩ quan

1. Hạn tuổi cao nhất của sĩ quan phục vụ tại ngũ theo cấp bậc quân hàm:

Theo quy định hiện hành, tuổi nghỉ hưu của sĩ quan Quân đội được phân theo cấp bậc hàm. Theo đó, cấp úy là 46 tuổi; Thiếu tá là 48 tuổi; Trung tá là 51 tuổi; Thượng tá là 54 tuổi. Các độ tuổi nói trên áp dụng cho cả nam lẫn nữ.

Từ cấp Đại tá, hạn tuổi cao nhất đối với nam là 57 tuổi, còn nữ là 54 tuổi. Đối với cấp Tướng, nam là 60 tuổi, nữ là 55 tuổi.
  • Cấp úy: 50
  • Thiếu tá: 52
  • Trung tá: 54
  • Thượng tá: 56
  • Đại tá: 58
  • Cấp Tướng: 60
2. Khi quân đội có nhu cầu, sĩ quan có đủ phẩm chất về chính trị, đạo đức, giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ, sức khỏe tốt và tự nguyện thì có thể được kéo dài tuổi phục vụ tại ngũ quy định tại khoản 1 Điều này không quá 05 năm; sĩ quan là giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ chuyên khoa 2, dược sĩ chuyên khoa 2, tổng công trình sư, nhà khoa học đầu ngành, sĩ quan được đào tạo chuyên sâu, đặc thù hoặc trường hợp đặc biệt có thể kéo dài hơn theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.

3. Hạn tuổi cao nhất của sĩ quan giữ chức vụ chỉ huy, quản lý đơn vị quy định từ điểm h đến điểm r khoản 1 Điều 11 của Luật này do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định nhưng không vượt quá hạn tuổi cao nhất của sĩ quan quy định tại khoản 1 Điều này.

Điểm h đến điểm r khoản 1 Điều 11:

h) Phó Tư lệnh, Phó Chính ủy Binh chủng; Phó Tư lệnh, Phó Chính ủy Vùng Hải quân;

i) Sư đoàn trưởng, Chính ủy Sư đoàn; Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy quân sự tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là cấp tỉnh), Chính ủy Bộ chỉ huy quân sự cấp tỉnh; Chỉ huy trưởng, Chính ủy Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng cấp tỉnh;

k) Phó Sư đoàn trưởng, Phó Chính ủy Sư đoàn; Phó Chỉ huy trưởng, Phó Chính ủy Bộ chỉ huy quân sự cấp tỉnh; Phó Chỉ huy trưởng, Phó Chính ủy Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng cấp tỉnh; Lữ đoàn trưởng, Chính ủy Lữ đoàn;

l) Phó Lữ đoàn trưởng, Phó Chính ủy Lữ đoàn;

Trung đoàn trưởng, Chính ủy Trung đoàn; Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là cấp huyện), Chính trị viên Ban chỉ huy quân sự cấp huyện;

m) Phó Trung đoàn trưởng, Phó Chính ủy Trung đoàn; Phó Chỉ huy trưởng, Chính trị viên phó Ban chỉ huy quân sự cấp huyện;

n) Tiểu đoàn trưởng, Chính trị viên Tiểu đoàn;

o) Phó Tiểu đoàn trưởng, Chính trị viên phó Tiểu đoàn;

p) Đại đội trưởng, Chính trị viên Đại đội;

q) Phó Đại đội trưởng, Chính trị viên phó Đại đội;

r) Trung đội trưởng.

Nguồn: chinhphu.vn
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Back
Top